5. Kết cấu của khóa luận
2.1.6: Tình hình hoạt động của cơ quan trong 3-5 năm vừa qua
Hoạt động nghiên cứu khoa học và sản xuất kinh doanh thời kỳ 2017 – 2020: Viện đã thực hiện được 70 nhiệm vụ, trong đó:
- Nhiệm vụ cấp nhà nước: 03 (chương trình quĩ gen, công nghệ sinh học (CNSH))
- Dự án thuộc chương trình giống: 03 - Dự án khuyến nông trung ương: 09 - Đề tài cấp Bộ: 12 - Dự án sản xuất thử nghiệm: 06 - Nhiệm vụ phối hợp: 18 - Nhiệm vụ Hợp tác quốc tế: 18
2.2. Phân tích thực trạng sử dụng và thu hút nguồn viện trợ quốc tế của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc
Viện Khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc đã tham gia vào rất nhiều dự án của ACIAR, FAO… về sản xuất và tiếp thị nhiều ngành hàng bao gồm: cà phê, ngô, rau, cây ăn quả ôn đới và các hệ thống nông lâm kết hợp khác. Những dự án này có chung mục tiêu gia tăng sự tham gia của nông hộ vào các chuỗi giá trị cạnh tranh, mặt khác cũng hướng đến cải thiện thực hành quản lý đất canh tác và cây trồng, hướng tới mục tiêu phát triển hệ thống canh tác bên vững và đem lại nhiều lợi nhuận. Hiện nay Viện khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc cũng đang có những hợp tác cùng Trung tâm Nông nghiệp nhiệt đới quốc tế (CIAT) và Nhóm Tư vấn trong chương trình nghiên cứu nông nghiệp quốc tế của CGIAR về Cây có củ (RTB); nhiệt đới ẩm (HT); Chương trình Biến đổi khí hậu, nông nghiệp và an ninh lương thực (CCAFS). Viện có kinh nghiệm trong việc điều phối các dự án nghiên cứu phục vụ phát triển có sự tham gia của nhiều đối tác, đa ngành và đa lĩnh vực.
Bên cạnh đó, Viện cũng có quan hệ đối tác chặt chẽ với nhiều tổ chức vùng và quốc tế như FAO, IRRI, IFAD, ICRAF, CIMMYT, CIRAD và ACIAR. Viện tham gia tích cực vào mạng lưới nghiên cứu và phát triển nông lâm nghiệp như Mạng lưới giáo dục nông lâm kết hợp (NLKH) Đông Nam Á và Mạng lưới hành động vì khí hậu khu vực Đông Nam Á.
2.2.1: Tình hình tiếp nhận, sử dụng nguồn kinh phí HTQT, viện trợ quốc tế Bảng 2.1: Tổng hợp kinh phí hợp tác quốc tế giai đoạn 2018-2020 Bảng 2.1: Tổng hợp kinh phí hợp tác quốc tế giai đoạn 2018-2020
ĐVT: VNĐ
Năm 2018 2019 2020
Kinh phí được cấp trong năm
5.267.894.520 6.682.869.916 5.940.716.691
Tốc độ tăng (%) 26,86 -11, 1
Nguồn: Báo cáo tổng hợp nguồn kinh phí hợp tác quốc tế
Nhận xét:
Giai đoạn 2018-2019: Nguồn kinh phí HTQT năm 2019 được giao tăng 1.414.975.396 VNĐ tương đương 26, 86% so với năm 2018. Đây là quá trình hoàn thiện dự án Cây ăn quả ôn đới cũng như đồng thời được cấp thêm nguồn kinh phí để thực hiện 5 dự án khác. Nhiều hơn 2 dự án so với năm 2018, phòng Khoa học và HTQT chỉ đứng ra chỉ trì 3 dự án HTQT chính.
Giai đoạn 2019-2020: Nguồn kinh phí hợp tác quốc tế năm 2020 có xu hướng giảm do ảnh hưởng của Covid-19, phòng không thể tiếp tục các dự án còn dang dở tại nước ngoài (ví dụ: Dự án sắn tại Indonesia…) dẫn đến việc bị tạm dừng trợ cấp vốn từ nguồn viện trợ nước ngoài cũng như những khó khăn gặp phải trong việc di chuyển giữa các nước khiến một số dự án bị ngắt quãng do một số chuyên gia nước ngoài không thể sang hỗ trợ và hướng dẫn trực tiếp. Do đó, trong năm 2020, phòng Khoa học và HTQT chỉ chủ trì 3 dự án HTQT. Cụ thể là nguồn vốn đầu tư nước ngoài năm 2020 giảm 742.153.225 VNĐ, tương đương với giảm 11, 1% so với năm 2019.
Trong lĩnh vực tái cơ cấu ngành nông nghiệp và chuyển đổi cơ cấu cây trồng, với tài trợ của ACIAR, Viện đã hỗ trợ địa phương xây dựng trên 10 HTX và tổ hợp tác nông dân sản xuất rau an toàn theo chuỗi tại hai huyện Mộc Châu và Vân Hồ tỉnh Sơn La. Các HTX và tổ hợp tác trên đều sản xuất được nhiều chủng loại rau, nhất là trái vụ có chất lượng cao, kí kết được hợp đồng tiêu thụ sản phẩm tới các siêu thị như Mega, AEON, BigC và các cửa hàng rau an toàn khác tại Hà Nội và các địa phương lân cận, hàng năm có khoảng 600-700 tấn rau các loại được tiêu thụ qua các kênh này. Viện cũng tư vấn, hỗ trợ nhiều địa phương chuyển đổi sử dụng đất nông nghiệp kém hiệu quả sang trồng chè, cây ăn quả các loại, xây dựng mô hình trang trại VAC...
Các biện pháp kỹ thuật nâng cao hiệu quả canh tác trên đất dốc là lĩnh vực Viện đã phối hợp với nhiều tổ chức quốc tế cũng như các Viện, trường liên quan thực hiện nhiều nghiên cứu, qua đó đã xác định được một số biện pháp kỹ thuật trong canh tác cây lương thực trên đất dốc đạt hiệu quả cao, ngăn chặn xói mòn, rửa trôi đất, tạo sự bền vững trong canh tác và góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu, tiêu biểu như: quy trình canh tác ngô bền vững trên đất dốc, quy trình canh tác sắn bền vững đã được Bộ công nhận TBKT.
Đối với lĩnh vực Công nghệ sinh học và Bảo vệ thực vật, Viện đã hợp tác với các trường Đại học của Thái Lan phân lập được nhiều chủng vi sinh vật có ích từ đất trồng chè, cà phê và cao su tại vùng miền núi phía Bắc và Lâm Đồng, sản xuất được chế phẩm trừ bệnh thối rễ, tuyến trùng cho chè, cà phê chè và bệnh phấn trắng cho cao su, đó là chế phẩm CP2-VMNPB, CP1TT-VMNPB có hiệu lực trừ bệnh đạt >80%; Sản xuất chế phẩm phân bón vi sinh vật cho chè và cà phê (CP1PB- VMNPB), chế phẩm giúp phân hủy chất hữu cơ trên đồng ruộng, làm tăng năng suất cây trồng >10%, phù hợp cho sản xuất sản phẩm nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ.
Bên cạnh đó, Viện đã và đang thực hiện 30 dự án Hợp tác quốc tế sử dụng nguồn Viện trợ nước ngoài, cụ thể là tăng 230% so với cùng kỳ năm trước (30/13 DA).
Biểu đồ 2.1: Kinh phí phân theo lĩnh vực tài trợ
Hiện nay, Viện khoa học kỹ thuật nông lâm lâm nghiệp miền núi phía Bắc đang nhận tài trợ chủ yếu ở 3 lĩnh vực nghiên cứu là nghiên cứu giống, biến đổi khí hậu và trồng trọt. Trong đó, nguồn vốn được viện trợ chủ lực và được quan tâm nhiều nhất là lĩnh vực trồng trọt, đây là một lĩnh vực thế mạnh của Viện với đội ngũ cán bộ nghiên cứu, kỹ sư nông nghiệp giàu kinh nghiệm. Bên cạnh đó, Viện cũng tham gia nghiên cứu các dự án trong lĩnh vực biến đổi khí hậu và nghiên cứu giống. Tuy nhiên có thể thấy, nguồn vốn viện trợ cho lĩnh vực nghiên cứu giống là thấp nhất trong các lĩnh vực chủ lực của Viện.
2.2.2: Thống kê nhiệm vụ sử dụng nguồn vốn Viện trợ quốc tế
Trong thời gian từ năm 2018-2021, phòng Khoa học và Hợp tác quốc tế thực hiện 5 dự án sử dụng nguồn vốn viện trợ quốc tế của Viện Khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc: (Nội dung chi tiết ở bảng 2.2)
1. Phát triển liên kết chuỗi giá trị để cải thiện hệ thống sản xuất sắn qui mô nhỏ ở Việt Nam và Indonesia/Trung tâm Nghiên cứu Nông nghiệp Quốc tế Australia (ACIAR), Liên bang Úc
2. Thúc đẩy và mở rộng nông lâm kết hợp theo hướng thị trường và các giải pháp phục hồi rừng cho vùng Tây Bắc Việt Nam (AFLi)/Trung tâm
Nghiên cứu Nông nghiệp Quốc tế Australia (ACIAR) thông qua Trung tâm Nghiên cứu Nông Lâm Quốc tế (ICRAF).
3. Đánh giá và lựa chọn giống cà phê cho hệ thống nông lâm kết hợp/Ủy ban Châu Âu (EC) thông qua Trung tâm Hợp tác Quốc tế về Nghiên cứu Nông nghiệp vì sự phát triển (CIRAD).
4. Sinh kế bền vững và khả năng ứng phó biến đổi khí hậu thông qua các thực hành tốt về nông nghiệp thông minh với khí hậu (CSA) và nông lâm kết hợp (NLKH) tại khu vực miền núi Tây Bắc Việt Nam/Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực thế giới (FAO).
5. Chuyển đổi nông nghiệp sinh thái và hệ thống thực phẩm an toàn ở Việt Nam/Tổ chức nghiên cứu và chuyển giao công nghệ (GRET), Cộng hòa Pháp
Có thể thấy, trong năm 2020, Viện đã được giao dự án có tổng kinh phí viện trợ lớn nhất trong thời gian 3 năm (2018-2020). Dự án “Chuyển đổi nông nghiệp sinh thái và hệ thống thực phẩm an toàn ở Việt Nam” với tổng kinh phí là 500.000 USD, thời gian thực hiện dự án từ năm 2020-2026 và tính đến tháng 6 năm 2021, tổng kinh phí tài trợ đã cấp là 71.904 USD, chiếm 14,4% tổng kinh phí của dự án. Dự án “Thúc đẩy và mở rộng nông lâm kết hợp theo hướng thị trường và các giải pháp phục hồi rừng cho vùng Tây Bắc Việt Nam” với tổng kinh phí là 132.110 AUD, thời gian thực hiện từ 2018-2021 là dự án có kinh phí viện trợ thấp nhất trong 3 năm qua, kinh phí được cấp phát tính đến tháng 6 năm 2021 là 122.752 AUD, chiếm 92,9% tổng kinh phí của dự án. Bên cạnh đó, không chỉ có phòng Khoa học và Hợp tác quốc tế triển khai thực hiện các dự án Hợp tác quốc tế sử dụng nguồn viện trợ nước ngoài mà các bộ phân khác của Viện cũng tham gia vào quá trình triển khai cũng như chủ trì chính một số dự án như bộ môn Nông lâm kết hợp, Trung tâm Chè…
2.2.3: Kinh phí tài trợ của các tổ chức hỗ trợ nguồn Viện trợ quốc tế cho Viện khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc Viện khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc
Bảng 2.3: Tổng kinh phí tài trợ cho Viện khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc (đơn vị tính: USD)
Tên dự án
Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021 Tổng
Lần 1 Lần 2 Lần 1 Lần 2 Lần 1 Lần 2 Lần 1 Lần 2
Phát triển liên kết chuỗi giá trị để cải thiện hệ thống sản xuất sắn qui mô nhỏ ở Việt Nam và Indonesia
Thúc đẩy và mở rộng nông lâm kết hợp theo hướng thị trường và các giải pháp phục hồi rừng cho vùng Tây Bắc Việt Nam (AFLi) 18.915 15.178 15.915 17.894 7.022 8.415 7.391 90.730 Đánh giá và lựa chọn giống cà phê cho hệ thống nông lâm kết hợp 15.025 13.199 17.850 13.325 18.900 15.750 15.956 110.005 Sinh kế bền vững và khả năng ứng phó biến đổi khí hậu thông qua các thực hành tốt về nông nghiệp thông minh với khí hậu (CSA) và nông lâm kết hợp (NLKH) tại khu vực miền núi Tây Bắc Việt Nam
27.850 29.325 18.900 25.750 8.130 111.755
Chuyển đổi nông nghiệp sinh thái và hệ thống thực phẩm an toàn ở Việt Nam
30.149 35.668 6.087 71.904
Tổng cộng 53.059 43.846 77.745 75.828 92.101 106.151 54.999 503.729
Nguồn: Báo cáo tài chính phòng Khoa học và Hợp tác quốc tế 2.2.3.1: Dự án Phát triển liên kết chuỗi giá trị để cải thiện hệ thống sản xuất sắn qui mô nhỏ ở Việt Nam và Indonesia (AGB)
Dự án phù hợp với mục tiêu tài trợ của Úc, tập trung vào 2 mục tiêu phát triển: hỗ trợ phát triển khối tư nhân và tăng cường phát triển con người. Đặc biệt, dự án sẽ đóng góp cho 2 mục tiêu sau trong 10 mục tiêu chiến lược.
Hình 2.1: Sắn xen trong rừng bạch đàn mới trồng tại Yên Bái
Thông tin chung của dự án:
Mã số dự án AGB
Tên dự án Phát triển liên kết chuỗi giá trị để cải thiện hệ thống sản xuất sắn qui mô nhỏ ở Việt Nam và Indonesia Phạm vi chương trình
ACIAR
Kinh doanh nông nghiệp
Giai đoạn soạn thảo dự án Thuyết minh chi tiết của Dự án Tổ chức được ủy thác Trường Đại học Queensland Loại dự án Lớn (cho cả khu vực)
Khu vực địa lý Đông Nam Á
Quốc gia Việt Nam và Indonesia Thời gian thực hiện 4 năm
Thời gian dự kiến bắt đầu 01/01/2018 Thời gian dự kiến kết thúc 31/12/2021
Thời gian tác động Loại 1: (tác động trong vòng 5 năm sau khi dự án kết thúc)
Tóm tắt dự án:
Bối cảnh nghiên cứu - Ở Đông Nam Á, sắn (Manihot esculenta Crantz) là cây trồng quan trọng cho sinh kế nông thôn và phát triển kinh tế quốc gia và khu vực. Sản xuất sắn ở hầu hết các nước Đông Nam Á là một hoạt động thương mại chủ yếu, nhằm đáp ứng các nhu cầu đang tăng nhanh chóng trong khu vực về thức ăn gia súc, sản phẩm tinh bột, và nhiên liệu sinh học. Việt Nam có hơn 500.000 ha sắn, cho kim ngạch xuất khẩu đạt hơn 1 tỷ USD mỗi năm, đứng thứ 2 trên thế giới về xuất khẩu các sản phẩm từ sắn (tinh bột sắn và sắn lát khô). Bên cạnh đó, Indonesia có hơn 1,000,000 ha sắn nhưng vẫn là nước đứng thứ 2 trên thế giới về nhập khẩu tinh bột sắn.
Thách thức - Mặc dù hiện nay sắn đóng vai trò quan trọng về mặt kinh tế, tính bền vững của ngành sản xuất sắn đang phải gánh chịu áp lực từ hàng loạt các yếu tố nội sinh và ngoại sinh, bao gồm xói mòn đất, giảm độ phì của đất, sâu bệnh hại mới phát sinh và chi phí nhân công cao. Mặt khác, nhu cầu thị trường về sắn tuy cao nhưng lại luôn biến động nhiều, nguyên nhân là do biến động về các mối liên kết thị trường toàn cầu, và vì thế nông dân luôn phải đối mặt với nhiều rủi ro. Những khó khăn về cơ sở hạ tầng và thủ tục cũng ảnh hưởng tới ngành sản xuất, chế biến và kinh doanh sắn.
Cơ hội - Với sự dễ tính về mặt nông học, cây sắn phù hợp với nông dân vùng cao, thường là người dân tộc thiểu số, nghèo về nguồn lực và ít khả năng đầu tư. Sản xuất sắn là nguồn thu nhập quan trọng của các nông hộ vùng cao này và giúp họ đảm bảo an ninh lương thực và sinh kế. Mặc dù được trồng ở những nơi có điều kiện đất đai không thuận lợi, sắn vẫn cho hiệu quả tốt khi được quản lý theo các qui trình cải tiển; thực tế có sự chênh lệnh về năng suất trong và giữa các khu vực. Khi được quản lý bền vững và được kết nối với thị trường cho cả vật tư sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, canh tác sắn là cơ hội sinh kế có lợi nhuận cho nông dân.
Trong thập kỷ qua, nhiều công nghệ khác nhau đã được phát triển để giải quyết các vấn đề, bao gồm phát triển các giống sắn công nghiệp mới, quản lý phân bón, quản lý sâu bệnh hại tổng hợp, hệ thống xen canh, và sản xuất, sử dụng hom giống chất lượng, sạch bệnh. Tuy nhiên, việc ứng dụng các công nghệ này còn hạn chế và phụ thuộc nhiều yếu tố. Hiểu được những yếu tố thúc đẩy và những rào cản cản trở việc ứng dụng các kỹ thuật cải tiến là cần thiết để có thể phát triển một ngành sắn bền vững.
Dự án này được đề xuất dựa trên kết quả của một hoạt động nghiên cứu nhỏ (dự án AGB-2018-056) của ACIAR. Kết quả nghiên cứu của dự án AGB-2018-056 cho thấy mức độ ứng dụng kỹ thuật, công nghệ cải tiến trong các hệ thống sản xuất
và tiếp thị khác nhau là rất khác nhau. Trong bối cảnh sự đầu tư của nhà nước cho công tác khuyến nông còn rất hạn hẹp như hiện nay, mức độ ứng dụng phụ thuộc vào mức độ tham gia của các đối tác chuỗi vào việc phổ biến và chuyển giao kỹ thuật. Đề xuất dự án này nhằm xây dựng phương pháp tiếp cận mới, dựa trên kết quả nghiên cứu của dự án AGB-2018-056, nhằm hỗ trợ phát triển bền vững ngành sản xuất sắn. Việc phát triển các liên kết chuỗi giá trị cải tiến, phù hợp với điều kiện cụ thể tại mỗi địa phương là cần thiết để thúc đẩy ứng dụng các công nghệ mới bền vững và nhờ thế có thể cải thiện sinh kế cho các nông hộ nhỏ.
Ở cả Indonesia và Việt Nan đều có các cơ hội tăng năng suất, hiệu quả và