5. Kết cấu của khóa luận
2.2.1: Tình hình tiếp nhận, sử dụng nguồn kinh phí HTQT, viện trợ quốc tế
Bảng 2.1: Tổng hợp kinh phí hợp tác quốc tế giai đoạn 2018-2020
ĐVT: VNĐ
Năm 2018 2019 2020
Kinh phí được cấp trong năm
5.267.894.520 6.682.869.916 5.940.716.691
Tốc độ tăng (%) 26,86 -11, 1
Nguồn: Báo cáo tổng hợp nguồn kinh phí hợp tác quốc tế
Nhận xét:
Giai đoạn 2018-2019: Nguồn kinh phí HTQT năm 2019 được giao tăng 1.414.975.396 VNĐ tương đương 26, 86% so với năm 2018. Đây là quá trình hoàn thiện dự án Cây ăn quả ôn đới cũng như đồng thời được cấp thêm nguồn kinh phí để thực hiện 5 dự án khác. Nhiều hơn 2 dự án so với năm 2018, phòng Khoa học và HTQT chỉ đứng ra chỉ trì 3 dự án HTQT chính.
Giai đoạn 2019-2020: Nguồn kinh phí hợp tác quốc tế năm 2020 có xu hướng giảm do ảnh hưởng của Covid-19, phòng không thể tiếp tục các dự án còn dang dở tại nước ngoài (ví dụ: Dự án sắn tại Indonesia…) dẫn đến việc bị tạm dừng trợ cấp vốn từ nguồn viện trợ nước ngoài cũng như những khó khăn gặp phải trong việc di chuyển giữa các nước khiến một số dự án bị ngắt quãng do một số chuyên gia nước ngoài không thể sang hỗ trợ và hướng dẫn trực tiếp. Do đó, trong năm 2020, phòng Khoa học và HTQT chỉ chủ trì 3 dự án HTQT. Cụ thể là nguồn vốn đầu tư nước ngoài năm 2020 giảm 742.153.225 VNĐ, tương đương với giảm 11, 1% so với năm 2019.
Trong lĩnh vực tái cơ cấu ngành nông nghiệp và chuyển đổi cơ cấu cây trồng, với tài trợ của ACIAR, Viện đã hỗ trợ địa phương xây dựng trên 10 HTX và tổ hợp tác nông dân sản xuất rau an toàn theo chuỗi tại hai huyện Mộc Châu và Vân Hồ tỉnh Sơn La. Các HTX và tổ hợp tác trên đều sản xuất được nhiều chủng loại rau, nhất là trái vụ có chất lượng cao, kí kết được hợp đồng tiêu thụ sản phẩm tới các siêu thị như Mega, AEON, BigC và các cửa hàng rau an toàn khác tại Hà Nội và các địa phương lân cận, hàng năm có khoảng 600-700 tấn rau các loại được tiêu thụ qua các kênh này. Viện cũng tư vấn, hỗ trợ nhiều địa phương chuyển đổi sử dụng đất nông nghiệp kém hiệu quả sang trồng chè, cây ăn quả các loại, xây dựng mô hình trang trại VAC...
Các biện pháp kỹ thuật nâng cao hiệu quả canh tác trên đất dốc là lĩnh vực Viện đã phối hợp với nhiều tổ chức quốc tế cũng như các Viện, trường liên quan thực hiện nhiều nghiên cứu, qua đó đã xác định được một số biện pháp kỹ thuật trong canh tác cây lương thực trên đất dốc đạt hiệu quả cao, ngăn chặn xói mòn, rửa trôi đất, tạo sự bền vững trong canh tác và góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu, tiêu biểu như: quy trình canh tác ngô bền vững trên đất dốc, quy trình canh tác sắn bền vững đã được Bộ công nhận TBKT.
Đối với lĩnh vực Công nghệ sinh học và Bảo vệ thực vật, Viện đã hợp tác với các trường Đại học của Thái Lan phân lập được nhiều chủng vi sinh vật có ích từ đất trồng chè, cà phê và cao su tại vùng miền núi phía Bắc và Lâm Đồng, sản xuất được chế phẩm trừ bệnh thối rễ, tuyến trùng cho chè, cà phê chè và bệnh phấn trắng cho cao su, đó là chế phẩm CP2-VMNPB, CP1TT-VMNPB có hiệu lực trừ bệnh đạt >80%; Sản xuất chế phẩm phân bón vi sinh vật cho chè và cà phê (CP1PB- VMNPB), chế phẩm giúp phân hủy chất hữu cơ trên đồng ruộng, làm tăng năng suất cây trồng >10%, phù hợp cho sản xuất sản phẩm nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ.
Bên cạnh đó, Viện đã và đang thực hiện 30 dự án Hợp tác quốc tế sử dụng nguồn Viện trợ nước ngoài, cụ thể là tăng 230% so với cùng kỳ năm trước (30/13 DA).
Biểu đồ 2.1: Kinh phí phân theo lĩnh vực tài trợ
Hiện nay, Viện khoa học kỹ thuật nông lâm lâm nghiệp miền núi phía Bắc đang nhận tài trợ chủ yếu ở 3 lĩnh vực nghiên cứu là nghiên cứu giống, biến đổi khí hậu và trồng trọt. Trong đó, nguồn vốn được viện trợ chủ lực và được quan tâm nhiều nhất là lĩnh vực trồng trọt, đây là một lĩnh vực thế mạnh của Viện với đội ngũ cán bộ nghiên cứu, kỹ sư nông nghiệp giàu kinh nghiệm. Bên cạnh đó, Viện cũng tham gia nghiên cứu các dự án trong lĩnh vực biến đổi khí hậu và nghiên cứu giống. Tuy nhiên có thể thấy, nguồn vốn viện trợ cho lĩnh vực nghiên cứu giống là thấp nhất trong các lĩnh vực chủ lực của Viện.