Phân tích khả năng thanh toán trong ngắn hạn là để xem xét tài sản của Công ty có đủ trang trải các khoản nợ phải trả trong ngắn hạn không. Để phân tích chúng ta sử dụng các chỉ tiêu khă năng thanh toán ngắn hạn, khả năng thanh toán nhanh, khả năng thanh toán tức thời.
•Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn
Bảng 2.4. Chỉ tiêu khả năng thanh toán của Công ty trong giai đoạn 2018-2020
CHỈ TIÊU ĐVT Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020
1. Tài sản ngắn hạn VNĐ 2.668.685.828 2.930.918.861 3.024.078.671
2. Nợ ngắn hạn VNĐ 2.548.810.868 3.084.326.928 2.661.846.105
3. Hàng tồn kho VNĐ 47.568.325 65.856.444 74.842.356
4. Các khoản phải thu VNĐ 1.522.538.967 1.809.852.979 2.081.927.721 5. Tiền và các khoản tương đương
tiền VNĐ 956.822.411 878.461.759 674.883.152
6. EBIT VNĐ 980.626.164 1.183.351.729 1.173.387.931
7. Chi phí lãi vay VNĐ 293.564.270 424.368.774 352.664.872
8. Khả năng thanh toán ngắn hạn
(=(1)/(2)) lần 1,05 0,95 1,14
9. Khả năng thanh toán
nhanh(=(1)-(3)/(2)) lần 1,03 0,93 1,11
10. Khả năng thanh toán tức
thời(=(5)/(2)) lần 0,39 0,29 0,26
11. Khả năng thanh toán lãi vay
(=(6)/(7)) Lần 3,34 2,79 3,33
(Nguồn: BCTC của Công ty giai đoạn 2018-2020)
❖ Khả năng thanh toán ngắn hạn
Hệ số này cho thấy khả năng đáp ứng các khoản nợ ngắn hạn của công ty là cao hay thấp. Tổng tài sản lưu động là những tài sản có thể chuyển đổi thành tiền trong thời gian ngắn hạn dưới một năm, còn tổng nợ ngắn hạn là những khoản nợ có thời hạn dưới một năm.Vì vậy, dùng tài sản lưu động để trang trải các khoản nợ ngắn hạn là phù hợp. Dựa vào bảng 2.4 có thể thấy giai đoạn từ 2018 – 2019 khả năng thanh toán của công ty giảm từ 1,05 lần xuống còn 0,95 lần vào năm 2018. Nguyên nhân giảm là do tốc độ tăng của các khoản nợ ngắn hạn nhanh hơn so với tốc độ tăng của tài sản lưu động, cụ thể là trong năm 2019 tốc độ tăng của tài sản lưu động là 9,83%, còn tốc độ tăng của nợ ngắn hạn là 21,01%. Đến năm 2020 hệ số này tăng lên là 1,14 lần so với năm 2019. Như vây dựa vào kết quả trên thì trong năm 2020 cứ 1 đồng nợ ngắn hạn có 1,14 đồng
tài sản lưu động đảm bảo. Điều này chứng tỏ doanh nghiệp đầu tư quá mức vào tài sản lưu động, số tài sản lưu động dư thừa không tạo thêm doanh thu này sẽ tăng và như vậy doanh nghiệp sử dụng vốn chưa hiệu quả, nhưng mặt khác đây là dấu hiệu khả quan vì nó thể hiện khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của doanh nghiệp tăng, do đó mức độ rủi ro trong kinh doanh sẽ giảm lên.
❖ Khả năng thanh toán nhanh
Quan sát bảng 2.4 ta thấy:
Giai đoạn 2018 – 2019, khả năng thanh toán nhanh giảm, cụ thể là năm 2018 cứ 1 đồng nợ ngắn hạn thì 1,03 đồng tài sản có TSNH không bao gồm hàng tồn kho, năm 2019 cứ 1 đồng nợ ngắn hạn thì có 0,93 đồng tài sản có khả năng thanh khoản cao đảm bảo, tức là đã giảm 0,1 lần so với năm 2018. Vào năm 2020 có 1,11 đồng tài sản có khả năng thanh khoản cao đảm bảo cho nợ ngắn hạn, tăng 0,18 lần so với năm 2019. Nguyên nhân khả năng thanh khoản của doanh nghiệp bị giảm năm 2019 nên doanh nghiệp đã điều chỉnh tăng trong năm 2020, tuy nhiên hệ số thanh toán điều chỉnh như thế thì khá cao, thể hiện khả năng thanh toán của công ty trong năm 2020 ở tình trạng khá tốt. Cho thấy công ty chủ động trong việc chi trả các khoản nợ, tránh được tình trạng căng thẳng khi nợ đến hạn thanh toán.
❖ Khả năng thanh toán tức thời
Với hai hệ số trên, ta thừa nhận rằng khoản phải thu có khả năng chuyển nhanh thành tiền để trả nợ ngắn hạn, việc thu hồi các khoản này chỉ là vấn đề thời gian. Một thị trường (tài chính, tiền tệ) trôi trải sẽ giúp cho việc trao đổi mua bán các “khoản phải thu” này. Tuy nhiên trong nền kinh tế thị trường nói chung và thị trường tài chính nói riêng chưa được phát triển như hiện nay, hệ số thanh toán nhanh thích hợp hơn là hệ số khả năng thanh toán tức thời.
Nhìn vào bảng số liệu 2.4, ta thấy hệ số thanh toán bằng tiền của công ty liên tục giảm dần qua 3 năm. Cụ thể, năm 2018, hệ số này là 0,39 lần; năm 2019 là 0,29 lần giảm 0,1 lần so với năm 2018, sang năm 2020 là 0,26 lần giảm 0,03 lần so với Năm 2019. Điều này có nghĩa là tại một thời điểm, để thanh toán một đồng nợ ngắn hạn thì công ty có lần lượt 0,39 đồng; 0,29 đồng và 0,26 đồng tiền mặt. Hệ số này tốt nhất là 0,5:1 đây là tiêu chuẩn được đặt ra cho mức thanh toán bình thường tại các doanh nghiệp, vì nếu
dụng vốn. So với tiêu chuẩn được đặt ra thì ba năm, công ty không đủ tiền mặt để chi trả phân nửa các khoản nợ ngắn hạn. Vì vậy, Công ty cần phải xem lại mức dự trữ tiền mặt của mình để duy trì mọi hoạt.
❖ Khả năng thanh toán lãi vay
Tỷ số khả năng thanh toán trả lãi cho ta biết tỷ lệ lợi nhuận tạo ra có đủ để lấp vào phần chi phí lãi vay hay không, và nó gấp bao nhiêu lần.
Qua bảng 2.4, trong năm 2018 hệ số khả năng thanh toán lãi vay là 3,34 lần. Sang năm 2019 thì giảm không đáng kể 0,55 lần so với năm 2018 là 2,79 lần, do tốc độ tăng của EBIT so với tốc độ tăng của chi phí lãi vay năm 2019 giảm so với năm 2018. Vào năm 2020, hệ số khả năng thanh toán lãi vay tăng không nhiều 0,54 lần so với năm 2019 là 3,33 lần. Nguyên nhân là sự thay đổi của EBIT và chi phí lãi vay: Tốc độ tăng của EBIT so với tốc độ tăng của chi phí lãi vay năm 2020 tăng so với năm 2019. Như vậy qua ba năm ta nhận thấy khả năng thanh toán lãi vay của doanh nghiệp đều lớn hơn 2 và có chiều hướng ngày càng ổn định cho thấy khả năng thanh toán lãi vay ở mức độ tương đối tốt.
So sánh khả năng thanh toán của Công ty cổ phần HHB Việt Nam với doanh nghiệp cùng ngành và trung bình ngành
Bảng 2.5. So sánh các chỉ tiêu về khả năng thanh toán của công ty với doanh nghiệp cùng ngành và trung bình ngành năm 2020
Đơn vị: Lần Chỉ tiêu Công ty Cổ phần HHB Việt Nam Công ty TNHH Công nghiệp Ricon Việt Nam Công ty Cổ Phần Thương Mại Tổng Hợp Việt An Trung bình ngành Khả năng thanh toán hiện hành 1,14 1,03 1,17 2,63 Khả năng thanh toán nhanh 1,11 0,97 1,36 1,91 Khả năng thanh toán tức thời 0,26 0,065 0,035 1,72 (Nguồn: Tự tổng hợp)
Khi so sánh các chỉ tiêu khả năng thanh toán của công ty HHB Việt Nam với các doanh nghiệp cùng ngành hàng tiêu dùng thì hệ số này của công ty chưa tốt, thấp hơn trung bình ngành. Do đó công ty cần có những biện pháp để khắc phục tình trạng này trong thời gian tới.