Kết quả hoạt động kinh doanh

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng TMCP an bình chi nhánh bắc từ liêm (Trang 43)

5. Phạm vi nghiên cứu

2.1.1.5 Kết quả hoạt động kinh doanh

Bảng 2. 1: Tình hình huy động vốn của ABBAnk - chi nhánh Bắc Từ

Liêm giai đoạn 2018-2020.

(ĐVT: triệu đồng)

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của ABBANK - chi nhánh Bắc Từ Liêm giai đoạn 2018 – 2020)

Từ báo cáo kết quả kinh doanh trên, ta thấy nguồn vốn của Ngân hàng TMCP An Bình – chi nhánh Bắc Từ Liêm cùng với sự tăng trưởng kinh tế trong những năm gần đây cộng với uy tín của Ngân hàng, đội ngũ nhân viên trẻ, năng động, có tri thức và các sản phầm huy động đa dạng, tiện ích, phù hợp với nhu cầu của dân cư và các tổ chức kinh tế bằng cả nội tệ lẫn ngoại tệ, Ngân hàng TMCP An Bình - chi nhánh Bắc Từ Liêm đã thu hút ngày càng nhiều khách hàng đến giao dịch, mở tài khoản. Tổng nguồn vốn huy động trong ba năm chủ yếu là huy động từ Tổ chức kinh tế, năm 2018 đạt 1.362.154 triệu đồng, chiếm 58.5 % tổng vốn huy động. Năm 2019, đạt 1.324.858 triệu đồng, chiếm 46.4% tổng vốn huy động và giảm 2.73% so với năm 2018. Đây là phương thức huy động có hiệu quả cần được phát huy và áp dụng những biện pháp Marketing phù hợp nhằm thu hút thêm nguồn vốn kinh doanh cho Ngân hàng.

Một bộ phận nguồn vốn huy động không kém phần quan trọng và chiếm tỉ trọng cao đó chính là tiền gửi của dân cư. Năm 2018, tiền gửi của dân cư 812.244 triệu đồng, chiếm 35% tổng vốn huy động. Sang năm 2019, đạt 897.125 triệu đồng, tăng 10.45 % so với năm 2018 và đến năm 2020 thì con số này giảm xuống còn 542.847 triệu đồng, tương đương giảm -0.65 % so với năm

2019. Sở dĩ có tình trạng này là do đây là giai đoạn kinh tế khó khn, thu nhập của dân cư không ổn định, dẫn đến không có tiền để gửi ngân hàng.

2.1.1.5.2 Kết quả cho vay

Bảng 2. 2: Tình hình cho vay của ABBANK giai đoạn 2018 – 2020.

(ĐVT: Triệu đồng)

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của ABBANK - chi nhánh Bắc Từ Liêm giai đoạn 2018 – 2020)

Trong năm 2018, doanh số cho vay của chi nhánh đạt 2145.722 triệu đồng, năm 2019 là 2984.554 triệu đồng, ta thấy năm 2019 tăng 838.832 triệu đồng so với năm 2018 với tốc độ tăng là 39.09% cho thấy năm 2019 doanh số cho vay đã tăng lên đáng kể và khẳng định được vị trí và uy tín của Ngân hàng đã được nâng cao hơn. Sang năm 2020, doanh số cho vay là 3598.711 triệu đồng tăng lên 20.58% so với năm 2019 tương đương 614.157 triệu đồng, tuy nhiên doanh số cho vay này đã giảm xuống 19% so với năm 2019. Nguyên nhân là do giai đoạn này là do tình hình dịch Covid-19 khá căng thẳng, khiến cho các doanh nghiệp, các nhà đầu tư gặp khó khăn trong việc đầu tư, kinh doanh, dẫn đến thua lỗ, phá sản nên không có khả năng mở rộng quy mô kinh doanh.

Về dư nợ cuối kì: dư nợ cuối kì của chi nhánh, năm 2018 đạt 758.144 triệu đồng. Năm 2019, dư nợ giảm nhẹ và ở mức 730.108 triệu đồng, giảm 28.036 so với năm 2018, tương đương mức giảm 3.7%. Bước sang năm 2020, dư nợ cuối kì ở mức cao nhất trong ba năm, cụ thể tăng 10.96% so với năm 2019, tương đương mức tăng 80.001 triệu đồng.

Về nợ quá hạn và nợ xấu: Năm 2018 nợ quá hạn của chi nhánh là 235.545 triệu đồng, nợ xấu là 205.898 triệu đồng, đây là mức khá cao. Đến năm 2019 mức nợ xấu đã tăng lên 285.614 triệu đồng, tức là tăng lên 79.716 triệu đồng so với năm 2018. Đến nằm 2020 thì mức nợ xấu và nợ quá hạn đã tăng lên mạnh nhất trong thời gian 3 năm, cụ thể là: Nợ quá hạn đã tăng lên 253.114 triệu đồng tương đương tăng 71.89% so với năm 2019, mức nợ xấu cũng tăng lên 197.296 triệu đồng tương đương tăng 69.08%. Nguyên nhân dẫn đến mức tăng đột biến này phần lớn là do công tác theo dõi, đánh giá các khoản vay của các cán bộ ngân hàng chưa được thực hiên tốt, cùng với đó là do ảnh hưởng của dịch Covid-19 đã khiến cho tăng trưởng kinh tế bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Bảng 2. 3: Kết quả hoạt động kinh doanh của ABBANK chi nhánh

Bắc Từ Liêm giai đoạn 2018 – 2020

(ĐVT: Triệu đồng) Chỉ tiêu Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Chênh lệch 2019/2018 2020/2019 Số tiền Số tiền

Số tiền Số tiền TL (%) Số tiền TL (%) Thu nhập 189.324 224.365 233.001 35.041 18.5 8.635 3.8 Thu lãi 159.143 169.324 189.245 10.181 6.3 19.921 11.7 Thu dịch vụ 19.699 36.089 39.245 16.39 83.2 3.156 8.7 Thu khác 10.482 18.952 4.51 8.47 80.8 -14.442 -76.2 Chi phí 156.325 189.214 196.521 32.889 21.0 7.307 3.8 Trả lãi 111.231 136.521 142.325 25.29 22.7 5.804 4.2 Chi từ hoạt động dịch vụ 1.201 2.098 3.964 0.897 74.6 1.866 88.9 Chi hoạt động 12.698 19.867 19.028 7.169 56.4 -0.839 -4.2 Chi khác 31.195 30.728 31.204 -0.467 -1.49 0.476 1.5 Lợi nhuận 32.999 35.151 36.479 2.152 6.52 1.328 3.7

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của ABBANK - chi nhánh Bắc Từ Liêm giai đoạn 2018 – 2020)

Năm 2018, thu nhập của chi nhánh đạt 189.324 triệu đồng, bước sang năm 2019, con số này là 224.365 triệu đồng, tăng 18.5%, tương đương 35.041 triệu đồng. Và đến năm 2020, thu nhập của chi nhánh tăng nhẹ, cụ thể là 233.001 triệu đồng, tương đương 8.635 triệu đồng so với năm 2019. Trong đó, thu lãi

chiếm tỷ lệ lớn nhất, tiếp theo là thu dịch vụ và cuối cùng là thu từ các hoạt động khác.

Do phải đối mặt với nhiều khó khăn như áp lực cạnh tranh, nạn dịch covid, kinh tế khó khăn…nên chi phí của chi nhánh liên tục tăng. Tổng chi phí năm 2018 là 156.325 triệu đồng, đến năm 2019 là 189.214 triệu đồng, sang năm 2020 chi phí tiếp tục tăng nhẹ 3.86%, lên mức 196.521 triệu đồng. Trong đó, chi trả lãi chiếm tỷ lệ lớn nhất, tiếp theo là chi hoạt động và cuối cùng là chi từ hoạt động dịch vụ.

Lợi nhuận của chi nhánh trong ba năm biến động theo chiều hướng tích cực, năm 2018 là 32.999 triệu đồng. Sang năm 2019, lợi nhuận tăng nhẹ lên 35.151 tương đương 6.5%, con số này phản ánh hoạt động kinh doanh của Ngân hàng đang đi đúng hướng. Sang năm 2020, mặc dù kinh tế khó khăn do ảnh hưởng của dịch covid-19, doanh số cho vay tăng nhưng lợi nhuận của chi nhánh vẫn tiếp tục tăng, tuy chỉ tăng 3.77% so với năm 2019 nhưng đây vẫn là con số đáng khích lệ, một dấu hiệu đáng mừng trong nền kinh tế đang đối mặt nhiều khó khăn như hiện nay.

2.1.2 Tình hình hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ của ABBANK- CN Bắc Từ Liêm CN Bắc Từ Liêm

2.1.2.1 Những quy định pháp lý về cho vay tại ngân hàng ABBANK - chi nhánh Bắc Từ Liêm nhánh Bắc Từ Liêm

Cho vay là một trong hoạt động quan trọng và cũng là hoạt động đem về thu nhập chính cho Ngân hàng. Cho dù đối tượng đi vay là cá nhân hay tổ chức thì đều phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy tắc tín dụng Ngân hàng cũng như các quy định pháp lí về cho vay.

Quy định pháp lý về cho vay doanh nghiệp được áp dụng đối với chi nhánh là quyết định số 05/2006/QĐ – HĐQT – TD ngày 01/09/2006 về cho vay đối với khách hàng trong hệ thống Ngân hàng.

Đối tượng và điều kiện vay vốn: Ngân hàng sẵn sàng đáp ứng mọi nhu cầu vay vốn phục vụ nhu cầu sản xuất, kinh doanh, các dự án đầu tư, xuất nhập khẩu… trừ các đối tượng mà pháp luật cấm.

2.1.2.2 Quy trình cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ABBANK - CN Bắc Từ Liêm CN Bắc Từ Liêm

Quy trình cho vay là bảng tổng hợp mô tả những bước đi cụ thể từ khi tiếp nhận nhu cầu vay vốn của khách hàng cho đến khi ngân hàng ra quyết định cho vay, giản ngân và thanh lý hợp đồng tín dụng. Việc thiết lập và không ngừng hoàn thiện quy trình tín dụng có một ý nghĩa rất quan trọng đối với hoạt động tín dụng của ngân hàng. Về mặt hiệu quả, quy trình cho vay hợp lý góp phần nâng cao chất lượng và làm giảm thiểu rủi ro tín dụng. Về mặt quản trị thì quy trình cho vay có tác dụng như sau:

• Quy trình cho vay làm cơ sở cho việc phân định trách nhiệm và quyền hạn của từng bộ phận liên quan trong hoạt động cho vay.

• Quy trình cho vay làm cơ sở cho việc thiết lập các hồ sơ và thủ tục vay vốn về mặt hành chính.

• Quy trình cho vay chỉ rõ mối quan hệ giữa các bộ phận liên quan trong hoạt động tín dụng.

Quy trình cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ được thể hiệu cụ thể như sau:

Hình 2. 2: Quy trình cho vay đối với doanh nghiệp tại ABBANK-chi

nhánh Bắc Từ Liêm

(Nguồn : Phòng Giao dịch Nam Thăng Long - Chi nhánh Bắc Từ Liêm )

Quy trình tín dụng là bảng tổng hợp mô tả các bước đi cụ thể từ khi tiếp nhận hồ sơ đề nghị vay vốn của khách hàng cho đến khi ngân hàng ra quyết định cho vay, giải ngân và thanh lí hợp đồng tín dụng.

Hầu hết các NHTM đều tự thiết kế cho mình một quy trình tín dụng cụ thể, bao gồm từng bước đi khác nhau với kết quả cụ thể cho từng bước đi đó. Dưới đây là quy trình cho vay của Ngân hàng TMCP An Bình -chi nhánh Bắc Từ Liêm Khách hàng: + Giấy đề nghị vay vốn. + Hồ sơ pháp lý. + Phương án sản xuất kinh doanh. + Hồ sơ liên quan đến tài sản đảm bảo.

Chuyên viên quan hệ khách hàng thẩm định:

+ Hồ sơ pháp lý. + Tính khả thi của phương án sản xuất kinh doanh.

+ Nguồn trả nợ gốc và lãi.

+ Tính hợp pháp, hợp lệ của tài sản đảm bảo.

Từ chối cho vay Trả lại hồ sơ cho

khách hàng Trưởng phòng xét duyệt Bộ phận tái thẩm định Quyết định của giám đốc Ký hợp đồng thế chấp TSĐB Ký hợp đồng tín dụng Giải ngân

Kiểm tra sau cho vay

Thu nợ gốc và lãi theo định kì.

2.1.2.2.1. Tiếp nhận và hướng dẫn khách hàng về lập hồ sơ vay vốn

Đây là giai đoạn chuẩn bị những điều kiện cần thiết để thiết lập quan hệ tín dụng lành mạnh và cũng là giai đoạn hình thành đầy đủ các giấy tờ, văn bản chứng tỏ khách hàng thực sự có nhu cầu về vốn tín dụng cũng như chứng minh được tính hợp pháp về nhân cách khách hàng và tính tự nguyện đề nghị cho vay của khách hàng. Khi khách có đề nghị vay vốn, đối với khách hàng có quan hệ tín dụng lần đầu, chuyên viên quan hệ khách hàng thông báo cho khách hàng biết về chính sách cho vay mà Ngân hàng hiện đang áp dụng, tham vấn cho khách hàng lựa chọn loại hình cho phù hợp, thương thảo sơ bộ các điều kiện vay mà Ngân hàng có thể đáp ứng (lãi suất, thời hạn, hình thức đảm bảo, điều kiện ràng buộc…). Đối với khách hàng đã quan hệ tín dụng nhiều lần, chuyên viên quan hệ khách hàng hướng dẫn cho khách hàng hoàn thiện hồ sơ vay vốn. Các trường hợp từ chối khách hàng cần phải có ý kiến của trưởng/ phó phòng tín dụng hoặc giám đốc/ phó giám đốc chi nhánh.

2.1.2.2.2 Thẩm định các điều kiện vay vốn

Nhận và kiểm tra hồ sơ vay vốn: cán bộ Ngân hàng nhận hồ sơ đề nghị vay vốn của khách hàng, kiểm tra tính đầy đủ, hợp pháp và tính đúng đắn của bộ hồ sơ để tránh tình trạng phải giải trình, bổ sung hồ sơ và đi lại nhiều lần. Các loại giấy tờ trong hồ sơ vay vốn gồm có: hồ sơ pháp lý, hồ sơ kinh tế, hồ sơ vay vốn, hồ sơ đảm bảo tiền vay.

Bảng 2. 4: Danh mục hồ sơ cần cho hoạt động cho vay. TT DANH MỤC HỒ SƠ Bản chính Bản sao I Hồ sơ pháp lý khách hàng

1 Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh/ Giấy phép đầu tư. ✓ 2 Các giấy đăng kí kinh doanh tương ứng với từng lần thay

đổi vốn (nếu có).

3 Giấy phép/ Giấy chứng nhận/ Chứng chỉ hành nghề (naếu bắt buộc theo quy định).

4 Giấy đăng kí mẫu dấu. ✓

5 Giấy chứng nhận đăng kí mã số thuế/ xuất nhập khẩu (nếu có).

6 Quyết định bổ nhiệm người đại diện theo pháp luật. ✓ 7 Quyết định bổ nhiệm các chức danh quản lý, điều hành

như: Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc hoặc Giám đốc, Kế toán trưởng.

8 Điều lệ hoạt động của Doanh nghiệp (phù hợp với giấy đăng kí kinh doanh gần nhất).

9 Giấy chứng minh nhân dân/Passport + Hộ khẩu của

người đại diện theo pháp luật, người đại diện vay vốn và Kế toán trưởng.

10 Các hồ sơ giới thiệu về tổ chức, các hồ sơ khác (nếu có). ✓

II Hồ sơ pháp lý khoản vay

1 Giấy đề nghị vay vốn kiêm phương án trả nợ (mẫu ABBANK)

2 Biên bản họp Hội đồng quản trị/ Hội đồng thành viên về việc vay vốn và cử người đại diện doanh nghiệp để kí kết hợp đồng tín dụng, hợp đồng tài chính.

III Hồ sơ tình hình tài chính/ kinh doanh

1 Báo cáo tài chính quyết toán thuế 2 năm gần nhất (Báo cáo kết quả kinh doanh, Bảng cân đối kế toán, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, Thuyết minh báo cáo tài chính) và các tờ khai VAT tương ứng:

- Nếu nộp thuế trực tiếp: Các tờ khai phải có mục tiếp nhận của cơ quan thuế.

- Nếu nộp thuế qua mạng: Các tờ khai phải có kí hiệu chữ kí số (tax online).

2 Báo cáo tài chính kiểm toán/ nội bộ trong 2 năm (nếu có) và báo cáo quý gần nhất kèm theo tờ khai VAT.

3 Bảng cân đối số phát sinh: các khoản phải thu, hàng tồn kho, nợ vay, các khoản phải trả, tài sản dài hạn ứng với từng báo cáo tài chính.

4 Sao kê tài khoản giao dịch tiền gửi/ tiền vay tại các ngân hàng khác tối thiểu 6 tháng gần nhất (nếu có giao dịch).

5 Hợp đồng tín dụng tại các tổ chức tín dụng (nếu có vay). ✓ 6 Một số hợp đồng kinh tế đầu vào và đầu ra để thuyết

minh cho phương án kinh doanh.

7 Tài liệu giới thiệu công ty: các chi nhánh, sản phẩm, chứng từ chứng minh chất lượng sản phẩm, quản lý, lao động…

8 Các hồ sơ khác (nếu có).

IV Hồ sơ chứng minh mục đích vay

Theo quy định đối với từng sản phẩm cụ thể (trong sản phẩm quy định gồm những chứng từ gì thì đơn vị liệt kê cụ thể).

V Hồ sơ tài sản đảm bảo

2 Bất động sản

2.1 Giấy chứng nhận quyền sở hữu, tờ khai lệ phí trước bạ/ tờ khai nộp tiền sử dụng đất.

2.2 Các giấy tờ khác liên quan đến nguồn gốc (hợp đồng mua bán, chuyển nhượng,

2.3 Nếu tài sản đảm bảo của bên thứ ba thì cung cấp thêm Hồ sơ pháp lí của bên thứ ba tùy theo chủ sở hữu là thể nhân hay pháp nhân: chứng minh nhân dân, hộ khẩu, sổ đăng kí tạm trú của vợ/ chồng của bên thứ ba, giấy tờ pháp lí thể hiện tình trạng hôn nhân (còn hiệu lực), giấy tờ chứng minh mối quan hệ với bên vay.

3 Phương tiện vận tải (ngoại trừ tàu)

3.1 Giấy đăng kí phương tiện giao thông. ✓

3.2 Hợp đồng mua bán, hóa đơn giá trị gia tăng. ✓ 3.3 Đối với phương tiện vận tải nhập khẩu: Tờ khai hải quan,

tờ khai nguồn gốc xe ôtô nhập khẩu, giấy chứng nhận chất lượng an toàn kĩ thuật và BVMT xe cơ giới nhập khẩu.

3.4 Giấy chứng nhận bảo hiểm. ✓

3.5 Các giấy tờ khác liên quan (nếu có). 4 Hàng hóa, máy móc thiết bị

4.1 Hợp đồng mua bán, hóa đơn giá trị gia tăng. ✓ 4.2 Tờ khai nhập khẩu (đối với hàng hóa, máy móc mua từ

nước ngoài).

4.3 Chứng nhận chất lượng/ nguồn gốc máy móc thiết bị. ✓

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng TMCP an bình chi nhánh bắc từ liêm (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)