phương pháp quang phổ UV-Vis
Tiến hành đo độ hấp thụ quang của dãy dung dịch chuẩn TCZ trong methanol với các nồng độ trong khoảng 2 - 12 µg/ml theo phương pháp đã được mô tả ở mục 2.3.1. Xây dựng đồ thị thể hiện mối tương quan giữa độ hấp thụ và nồng độ TCZ. Kết quả được thể hiện ở bảng 3.1 và hình 3.2.
Bảng 3.1. Mối tương quan giữa độ hấp thụ và nồng độ tioconazol
Nồng độ (µg/ml) 2,02 4,04 6,06 8,08 10,10 12,12 Độ hấp thụ 0,180 0,289 0,423 0,563 0,697 0,830 0,000 0,100 0,200 0,300 0,400 0,500 0,600 0,700 0,800 210 230 250 270 290 310 330 350 370 390 Độ hấp thụ λ(nm)
27
Hình 3.2. Đồ thị biểu diễn mối tương quan giữa độ hấp thụ quang với nồng độ tioconazol trong methanol
Kết quả ở bảng 3.1 và hình 3.2 cho thấy trong khoảng nồng độ tioconazol từ 2,02 đến 12,12 µg/ml có sự tương quan tuyến tính giữa độ hấp thụ quang và nồng độ (R2 = 0,9989).
Vậy phương pháp có thể ứng dụng để định lượng tioconazol trong phương pháp xác định độ tan và xác định hàm lượng TCZ của các mẫu nghiên cứu.
Xây dựng công thức emulgel tioconazol
3.2.1.Xác định độ tan của tioconazol trong các dung môi
Tioconazol là một chất rất ít tan trong nước nên muốn hoà tan DC vào pha nước của emulgel thì cần sử dụng các dung môi đồng tan là ethanol và PG. Tiến hành thử độ tan của DC trong 2 dung môi trên để xác định lượng dung môi thích hợp dùng trong chế phẩm đủ hoà tan DC. Kết quả thử độ tan được thể hiện trong bảng 3.2 như sau:
Bảng 3.2. Độ tan của tioconazol trong các dung môi
Độ tan (g/g)
Độ tan trong dung môi ethanol 0,579 ± 0,0005 Độ tan trong dung môi propylen glycol 0,064 ± 0.0001
Kết quả ở bảng 3.2 cho thấy lượng dung môi ethanol và PG sử dụng trong công thức ở bảng 2.3 đủ để hoà tan hoàn toàn dược chất tioconazol trong pha nước của emulgel.
3.2.2.Khảo sát loại tá dược pha dầu
Đặc điểm của pha dầu có ý nghĩa quan trọng đối với chất lượng của emulgel. Các loại tá dược dầu khác nhau có thể làm thay đổi thể chất, độ đồng nhất và khả năng giải phóng dược chất của emulgel.
y = 0,0653x + 0,0352 R² = 0,9989 0 0,1 0,2 0,3 0,4 0,5 0,6 0,7 0,8 0,9 0 2 4 6 8 10 12 14 Đ ộ hấp th ụ λ (nm)
28
Emulgel được bào chế bằng phương pháp được mô tả trong mục 2.3 thành phần DC, pha nước, CDH và polyme được giữ nguyên như đã trình bày ở bảng 2.3 còn các thành phần tá dược dầu thay đổi được trình bày trong bảng 3.3. Lựa chọn loại và lượng các tá dược dầu sau khi tham khảo các tài liệu [3], [20], [28], [29].
Bảng 3.3. Các mẫu emulgel với thành phần pha dầu khác nhau
Thành phần Công thức (%kl/kl) F1 F2 F3 F4 Parafin 7 7 7 Miglyol 810 7 IPM 7 7 7 Acid oleic 7 Alcol cetostearylic 3 3 3 Acid stearic 3
Bảng 3.4. Hình thức và độ ổn định của các mẫu emulgel bào chế theo công thức F1, F2, F3, F4 sau bào chế và sau 7 ngày
Đặc điểm Vừa bào chế Sau 7 ngày
F1 F2 F3 F4 F1 F2 F3 F4
Sự đồng nhất + + + + + + - +
Màu sắc ✓ ✓ ✓ ✓ ✓ ✓ × ✓
Bọt khí - - - -
Ghi chú: (✓)-màu trắng; (×)-màu vàng; (-)-không; (+)-có Từ kết quả ở bảng 3.4 ta thấy:
– Các mẫu emulgel bào chế theo công thức công thức F1, F2 và F4 ngay khi bào chế và sau 7 ngày bào chế đều đạt yêu cầu về hình thức đã nêu ở mục 2.3.4.1.
– Mẫu emulgel bào chế theo công thức công thức F3 sau 1 tuần lưu trữ ở nhiệt độ phòng chuyển màu vàng và có hiện tượng tách pha.
Như vậy chế phẩm emulgel bào chế theo công thức F3 kém ổn định hơn các chế phẩm bào chế theo công thức F1, F2 và F4.
Để lựa chọn được tá dược dầu phù hợp nhất cho emulgel thì các chế phẩm được bào chế theo công thức F1, F2, F3, F4 cần được đánh giá khả năng giải phóng tioconazol qua màng da chuột, đây là chỉ tiêu có ý nghĩa quan trọng giúp phần nào hình dung được
29
về sinh khả dụng của chế phẩm đã bào chế. Kết quả đánh giá khả năng giải phóng dược chất của các emulgel được thể hiện trong hình 3.3.
Hình 3.3. Khả năng giải phóng dược chất của các mẫu emulgel bào chế theo công thức F1, F2, F3, F4
Từ hình 3.5 nhận thấy:
– Khả năng giải phóng tioconazol sau 24 giờ của emulgel bào chế theo công thức F1 (86,31%) cao hơn so với emulgel bào chế theo công thức F2 (75,38%) do sự khác nhau về thành phần lipid lỏng. Cả Parafin lỏng và Miglyol đều là tá dược thường dùng cho pha dầu nhưng sử dụng Parafin cho phần trăm dược chất được giải phóng lớn hơn. – Khả năng giải phóng tioconazol sau 24 giờ emulgel bào chế theo công thức F1 (86,31%) sử dụng IPM cao hơn so với emulgel bào chế theo công thức F3 (80,92%) sử dụng Acid oleic. Cả IPM và Acid oleic đều là chất tăng thấm bởi bản chất là acid/este của acid béo sẽ dễ dàng tan trong lipid trên da kéo dược chất đi qua khoảng gian bào giữa các tế bào sừng nhưng khả năng tăng thấm của IPM hơn Acid oleic[29] .
– Khả năng giải phóng tioconazol sau 24 giờ của emulgel bào chế theo công thức F1 (86,31%) sử dụng alcol cetostearylic tốt hơn emulgel bào chế theo công thức F4 (79,16%) sử dụng acid stearic. Acid stearic và alcol cetostearylic đều là chất tăng thấm nhưng mức độ thân nước của alcol cetostearylic cao hơn nên có khả năng hoạt động như một chất nhũ hoá trong cả nhũ tương nước trong dầu và nhũ tương dầu trong nước sẽ giúp emulgel càng ổn định cấu trúc, mức độ giải phóng dược chất cao hơn [29].
Như vậy, chế phẩm emulgel bào chế theo công thức F1 cho phần trăm giải phóng sau 24 giờ cao nhất. Tuy nhiên sự chênh lệch về phần trăm dược chất được giải phóng giữa các chế phẩm emulgel được bào chế theo công thức F1, F2, F3 và F4 không nhiều
0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 0 2 4 6 8 10 12 14 16 18 20 22 24 % dư ợc chất GP
Thời điểm (giờ)
F1 F2 F3 F4
30
cho thấy ảnh hưởng của loại tá dược dầu đến sự giải phóng của TCZ không lớn.
Từ các đánh giá về hình thức, độ ổn định và khả năng giải phóng dược chất qua màng da chuột sau 24 giờ, nghiên cứu quyết định chọn các tá dược dầu gồm parafin lỏng (7%), IPM (7%) và alcol cetostearylic (3%) để tiếp tục tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố khác.
3.2.3.Khảo sát tỉ lệ chất diện hoạt
Chất diện hoạt có vai trò quan trọng đối với sự hình thành và ổn định cấu trúc của emulgel, chúng là chất nhũ hoá thực sự. Chất diện hoạt còn được xếp vào nhóm chất tăng thấm giúp dược chất tăng khả năng được giải phóng qua da.
Emulgel được bào chế bằng phương pháp được mô tả trong mục 2.3 với thành phần tá dược pha dầu, pha nước và chất tạo gel giữ nguyên như đã trình bày ở bảng 2.3 còn lượng CDH thay đổi được trình bày trong bảng 3.5.
Bảng 3.5. Các mẫu emulgel với tỉ lệ CDH khác nhau
Thành phần Công thức (%kl/kl)
F1 F5 F6
Span 80 1 1 1
Tween 80 0,5 1 1,5
Tỉ lệ CDH khác nhau khiến khả năng tạo nhũ tương và độ ổn định của các mulgel khác nhau và được thể hiện qua đặc điểm về hình thức chế phẩm. Kết quả đánh giá hình thức và độ ổn định các emulgel bào chế theo các công thức F1, F5 và F6 được thể hiện ở bảng 3.6.
Bảng 3.6. Hình thức và độ ổn định của các mẫu emulgel bào chế theo công thức F1, F5, F6 sau bào chế và sau 7 ngày
Đặc điểm Vừa bào chế Sau 7 ngày
F1 F5 F6 F1 F5 F6
Sự đồng nhất + - + + - +
Màu sắc ✓ x ✓ ✓ × ✓
Bọt khí - - - -
Ghi chú: (✓)-màu trắng; (×)-màu vàng; (-)-không; (+)-có Kết quả bảng 3.6 cho thấy:
31
ngày bào chế đều đạt yêu cầu về hình thức đã nêu ở mục 2.3.4.1.
– Chế phẩm bào chế theo công thức F5 có màu sắc không đạt và bị phân lớp ngay sau khi bào chế. Nguyên nhân có thể do lượng CDH sử dụng quá ít (0,5% Tween 80 và 1 % Span 80) không đủ để nhũ hoá tạo nhũ tương.dầu trong nước.
CDH giúp tăng tính thấm của emulgel nên cần đánh giá mức độ giải phóng dược chất qua màng để thấy được mức độ ảnh hưởng của tỉ lệ CDH đến phần trăm TCZ thấm qua da từ đó lựa chọn được tỷ lệ CDH phù hợp. Kết quả đánh giá được thể hiện qua bảng 3.4.
Hình 3.4. Khả năng giải phóng dược chất của các mẫu emulgel bào chế theo công
thức F1 và F6
Từ hình 3.4 ta thấy: Phần trăm DC giải phóng được sau 8 và 24 giờ của emulgel bào chế theo công thức F6 (67,7% và 90,31%) cao hơn so với emulgel bào chế theo công thức F1 (63,02% và 86,31%). Nguyên nhân do công thức F6 có tỷ lệ CDH là 1,0% Span 80 và 1,5% Tween 80 cao hơn F1 dùng 1,0% Span 80 và 1,0% Tween 80. Việc tăng tỷ lệ chất diện hoạt sẽ làm giám sức căng bề mặt phân cách hai pha giúp nhũ tương càng thêm ổn định do đó khả năng giải phóng dược chất càng tăng. Tuy nhiên khả năng giải phóng DC của 2 chế phẩm emulgel cũng không chênh lệch quá lớn (chỉ khoảng 4- 5%) sau thời gian dài 8 và 24 giờ trong khi việc tăng tỷ lệ CDH có thể tăng nguy cơ gây kích ứng da và độc tính của chế phẩm mặc dù Span 80 và Tween 80 là CDH không ion hoá an toàn hơn CDH ion hoá nhưng vẫn có bản chất tổng hợp hoá học nên cần phải cân nhắc về nồng độ khi sử dụng.
Công thức emulgel bào chế được cần phải đạt yêu cầu về mặt hình thức, pH, hàm lượng dược chất, khả năng giải phóng dược chất và cả tính an toàn cho người sử dụng. Dựa trên kết quả đánh giá hình thức, độ ổn định và mức độ giải phóng dược chất đã trình
0 20 40 60 80 100 0 2 4 6 8 10 12 14 16 18 20 22 24 % dư ợc chất GP
Thời điểm (giờ)
F1 F6
32
bày, chọn tỉ lệ CDH 1% Tween 80 và 1% Span 80 cho chế phẩm emulgel tioconazol.
3.2.4.Khảo sát loại polyme tạo emulgel
Sự có mặt của polyme đã tạo ra những ưu thế rõ rệt của emulgel so với các dạng bào chế bôi trên da khác bao gồm khả năng kiểm soát giải phóng, khả năng bám dính và lưu giữ trên da. Các loại polyme với cấu trúc và đặc tính lý hoá khác nhau sẽ ảnh hưởng đến đặc điểm lưu biến và mức độ giải phóng dược chất của chế phẩm.
Emulgel được bào chế bằng phương pháp được mô tả trong mục 2.3 với thành phần tá dược pha dầu, pha nước, CDH giữ nguyên như đã trình bày ở bảng 2.3 còn loại polyme thay đổi được trình bày trong bảng 3.7. Chọn các loại polyme sau khi tham khảo các tài liệu [10], [16] và [28].
Bảng 3.7. Các mẫu emulgel với thành phần polyme khác nhau
Công thức Polyme %(kl/kl)
F1 Carbopol 934 1%
(dùng TEA điều chỉnh pH gel đến khoảng 6,0-6,5)
F9 HPMC K4M 1%
F10 NaCMC 1%
F11 HEC 1%
Khả năng tạo gel của các loại polyme khác nhau được thể hiện qua đặc điểm hình thấi và độ ổn định sau 7 ngày bào chế của các emulgel được bào chế theo các công thức F1, F9, F10 và F11. Kết quả khảo sát các chỉ tiêu này được thể hiện ở bảng 3.8.
Bảng 3.8. Hình thức và độ ổn định của các mẫu emulgel bào chế theo công thức F1, F9, F10 và F11 sau bào chế và sau 7 ngày
Đặc điểm Vừa bào chế Sau 7 ngày
F1 F9 F10 F11 F1 F9 F10 F11
Sự đồng nhất + + + + + - + +
Màu sắc ✓ ✓ ✓ ✓ ✓ ✓ ✓ ✓
Bọt khí - - - -
Ghi chú: (✓)-màu trắng; (×)-màu vàng; (-)-không; (+)-có Từ bảng 3.8 có thể thấy:
– Các chế phẩm được bào chế theo công thức F1, F10 và F11 ngay sau bào chế và sau 7 ngày bào chế.đạt yêu cầu về hình thức của emulgel đã nêu ở mục 2.3.4.1
33
– Chế phẩm được bào chế theo công thức F9 bị tách pha sau 1 tuần bào chế. Nguyên nhân có thể do lượng HPMC K4M sử dụng quá ít, nồng độ polyme thấp nên chế phẩm chỉ ở dạng nhũ tương thông thường thể tích pha nước lớn hơn các công thức khác dẫn đến lượng CDH đã sử dụng không đủ để tạo ra nhũ tương đồng nhất nên làm cho chế phẩm bị tách pha.
Như vậy chế phẩm emulgel bào chế theo công thức F9 kém ổn định hơn các chế phẩm bào chế theo công thức F1, F10 và F11.
Tiến hành đánh giá đặc tính lưu biến của các emulgel được bào chế theo công thức F1, F9, F10 và F11 thu được những kết quả thể hiện ở hình 3.5.
Hình 3.5. Đặc tính lưu biến của các mẫu emulgel được bào chế theo công thức (a)F1, (b)F9, (c)F10 và (d)F11
Từ kết quả khảo sát lưu biến trong hình 3.5 ta thấy:
– Khi tăng tốc độ trượt: Độ nhớt của chế phẩm được bào chế theo 2 công thức F1 dùng Carbopol (hình 3.5a) và F10 dùng NaCMC (hình 3.5c) có xu hướng giảm dần cho thấy emulgel có biến dạng chảy lỏng tương tự như một chất lỏng phi Newton, giúp chế phẩm dễ dàng được lấy khỏi bao bì và thuận lợi cho việc bôi trên da khi muốn sử dụng. Độ nhớt của chế phẩm được bào chế theo 2 công thức F9 dùng HPMC K4M (hình 3.5b) và F11 dùng HEC (hình 3.5d) biến thiên không theo quy luật.
– Khi giảm tốc độ trượt: cả 4 mẫu emulgel đều có xu hướng tăng độ nhớt để khôi phục trạng thái ban đầu. Đây chính là thuộc tính “thixotropic”. Mức độ phục hồi về độ
0,1 1 10 100 1000 0,1 1 10 100 Đ ộ nhớ t ( Pa.s) Tốc độ trượt (1/s) (a) giai đoạn 1 giai đoạn 2 0,1 1 10 100 1000 0,1 1 10 100 Đ ộ nh ớt ( P a.s) Tốc độ trượt (1/s) (b) giai đoạn 1 giai đoạn 2 0,1 1 10 100 1000 0,1 1 10 100 Đ ộ nhớ t ( Pa.s) Tốc độ trượt (1/s) (c) giai đoạn 1 giai đoạn 2 0,1 1 10 100 1000 0,1 1 10 100 Đ ộ nhở ( Pa.s) Tốc độ trượt (1/s) (d) giai đoạn 1 giai đoạn 2
34
nhớt ban đầu theo sự giảm tốc độ trượt của emulgel bào chế theo công thức F1 tốt hơn F10 và hơn F9, F11.
Quá trình khảo sát lưu biến khi thay đổi tốc độ trượt tương tự như quá trình sử dụng thuốc (lấy chế phẩm khỏi bao bì và bôi xoa trên da rồi dừng lại). Dựa vào hình 3.6 và bảng PL 2.2 có thể so sánh độ nhớt của các chế phẩm sau khi bôi trên da như sau F1 > F11 > F10 > F9.
Bên cạnh đặc tính lưu biến, các chế phẩm được bào chế từ công thức F1, F9, F10 và F11 còn được đánh giá khả năng giải phóng dược chất qua màng.
Kết quả khảo sát mức độ giải phóng dược chất của các emulgel được bào chế từ công thức F1, F9, F10 và F11 được thể hiện trong hình 3.6.
Hình 3.6. Khả năng giải phóng dược chất của các mẫu emulgel được bào chế theo công thức F1, F9, F10 và F11
Hình 3.6 cho thấy: Khả năng giải phóng DC của các emulgel bào chế theo công thức F1, F9, F10, F11 được sắp xếp giảm dần theo thứ tự như sau F9 (HPMC K4M) > F10 (NaCMC) > F11 (HEC( > F1 (Carbopol 934) với phần trăm dược chất được giải phóng sau 8 giờ lần lượt là 80,77%; 75,58%; 66,88%; 63,02% và sau 24 giờ lần lượt là 101,44%; 97,50%; 90,62% và 86,31%..
Mức độ giải phóng dược chất khác nhau là do đặc điểm khác nhau của các loại polyme tạo gel. Có thể giải thích điều này thông qua độ nhớt khác nhau của các polyme theo thứ tự tăng dần lần lượt là HPMC K4M, NaCMC, HEC và Carbopol 934. Độ nhớt càng cao thì thể chất gel càng đặc, mạng lưới phân tử polyme trong pha nước của emulgel càng chằng chịt tạo ra hàng rào ngăn cản dược chất giải phóng khiến dược chất bị giữ lại trong chế phẩm lâu hơn. Từ thời điểm 3 giờ mức độ giải phóng mới có sự
0 20 40 60 80 100 120 0 2 4 6 8 10 12 14 16 18 20 22 24 % dư ợc chất GP
Thời điểm (giờ)
F1 F9 F10 F11
35
chênh lệch rõ rệt giữa emulgel được bào chế theo công thức F9 và F1, F10 và F1, từ thời điểm 6 giờ mới có chênh lệch rõ rệt giữa emulgel được bào chế theo công thức F1 và