Kế hoạch cải tiến chất lượng:

Một phần của tài liệu Bao cao doan kiem tra KDCT muc do 1 nam 2017 (Trang 36 - 41)

- Các phòng học bộ môn chưa đúng theo quy định.

4. Kế hoạch cải tiến chất lượng:

Đề nghị viết lại:

- Phân công những giáo viên trẻ, có khả năng ứng dụng tốt công nghệ thông tin giúp đỡ những giáo viên lớn tuổi tiếp cận và sử dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy và biên soạn đề kiểm tra.

- Tổ chức các buổi tập huấn, hướng dẫn cán bộ, giáo viên sử dụng những phần mềm để soạn bài giảng, trộn đề kiểm tra.

5. Đánh giá tiêu chí:

- Trường tự đánh giá: Đạt - Đoàn đánh giá: Đạt

Tiêu chí 3. Thực hiện nhiệm vụ phổ cập giáo dục của địa phương.

a) Có kế hoạch và triển khai thực hiện công tác phổ cập giáo dục theo nhiệm vụ được chính quyền địa phương, cơ quan quản lý giáo dục cấp trên giao;

b) Kết quả thực hiện phổ cập giáo dục đáp ứng với nhiệm vụ được giao; c) Kiểm tra, đánh giá công tác phổ cập giáo dục theo định kỳ để có biện pháp cải tiến, nâng cao hiệu quả công tác.

Thống nhất với việc xác định điểm mạnh của nhà trường là:

- Có kế hoạch và triển khai thực hiện công tác phổ cập giáo dục theo nhiệm vụ được giao.

- Trường nằm trên địa bàn xã được công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục. Không thống nhất nội dung: Không

Đề nghị bổ sung: Không

2. Điểm yếu

Đề nghị viết lại: Trên địa bàn có nhiều học sinh dân tộc, có nguy cơ bỏ học cao nên việc thực hiện công tác phổ cập giáo dục còn khó khăn.

3. Kế hoạch cải tiến chất lượng

Đề nghị viết lại:

- Phối hợp với chính quyền địa phương, làm tốt công tác tuyên truyền giúp một số phụ huynh học sinh dân tộc nhận thức rõ vai trò của việc học đối với tương lai của các em học sinh.

- Quan tâm học sinh có hoàn cảnh khó khăn, đặc biệt, ưu tiên hỗ trợ cho các em một số phương tiện đi lại, dụng cụ học tập, quần áo; dồng thời phân công giáo viên, học sinh giúp đỡ các học sinh có học lực yếu kém để giảm tối đa học sinh bỏ học.

4. Những nội dung chưa rõ cần kiểm tra lại hoặc cần bổ sung minhchứng: Không chứng: Không

5. Đánh giá tiêu chí

- Trường tự đánh giá: Đạt - Đoàn đánh giá: Đạt

Tiêu chí 4. Thực hiện hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi, giúp đỡ học sinh

yếu, kém theo kế hoạch của nhà trường và theo quy định của các cấp quản lý giáo dục.

a) Khảo sát, phân loại học sinh giỏi, yếu, kém và có các biện pháp giúp đỡ học sinh vươn lên trong học tập từ đầu năm học;

b) Có các hình thức tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi, giúp đỡ học sinh yếu, kém phù hợp;

c) Rà soát, đánh giá để cải tiến hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi, giúp đỡ học sinh yếu, kém sau mỗi học kỳ.

1. Điểm mạnh

Thống nhất với việc xác định điểm mạnh của nhà trường là:

- Rà soát, phân loại HSG, học sinh yếu kém và có kế hoạch bồi dưỡng HSG, phụ đạo học sinh yếu kém ngay từ đầu năm học.

- Giáo viên trong trường luôn nhiệt tình phối hợp với các đoàn thể trong công tác phụ đạo, giúp đỡ học sinh yếu kém; sự cộng tác phối hợp của CMHS trong công tác bồi dưỡng HSG.

Đề nghị bổ sung: Không

2. Điểm yếu

Thống nhất với việc xác định điểm yếu của nhà trường là:

- Trong những học sinh yếu kém của trường, một số em ý thức học tập rất thấp, gia đình thiếu quan tâm nên công tác phụ đạo hiệu quả còn thấp so yêu cầu.

- Số tiết thực dạy của giáo viên ở một số bộ môn còn cao nên việc bố trí phụ đạo học sinh còn gặp khó khăn.

Không thống nhất nội dung: Không

Đề nghị bổ sung: Số tiết thực dạy của giáo viên ở bộ môn Ngữ văn còn cao (vượt chuẩn) do thiếu giáo viên nên việc bố trí giáo viên dạy phụ đạo ở bộ môn này còn gặp khó khăn.

3. Kế hoạch cải tiến chất lượng

Thống nhất kế hoạch cải tiến chất lượng giáo dục của trường là:

- Hàng năm, Hiệu trưởng chỉ đạo bộ phận chuyên môn quan tâm hơn đến việc bồi dưỡng, khen thưởng động viên những giáo viên dạy phụ đạo đạt kết quả tốt.

- Vào đầu các năm học, Hiệu trưởng chỉ đạo giáo viên cần tăng cường việc kèm cặp học sinh yếu kém, chú ý việc giáo dục ý thức học tập và động viên các em học tập.

- GVCN kết hợp với gia đình đôn đốc, rèn luyện để các em có nền nếp học tập tốt hơn.

Không thống nhất nội dung: Không

Đề nghị bổ sung: Tham mưu với PGD để tuyển thêm giáo viên dạy Ngữ văn.

4. Những nội dung chưa rõ cần kiểm tra lại hoặc cần bổ sung minhchứng: Không chứng: Không

5. Đánh giá tiêu chí

- Trường tự đánh giá: Đạt - Đoàn đánh giá: Đạt

Tiêu chí 5. Thực hiện nội dung giáo dục địa phương theo quy định của Bộ

Giáo dục và Đào tạo.

a) Thực hiện tốt nội dung giáo dục địa phương, góp phần thực hiện mục tiêu môn học và gắn lý luận với thực tiễn;

b) Thực hiện kiểm tra, đánh giá các nội dung giáo dục địa phương theo quy định;

c) Rà soát, đánh giá, cập nhật tài liệu, đề xuất điều chỉnh nội dung giáo dục địa phương hằng năm.

1. Điểm mạnh

Thống nhất với việc xác định điểm mạnh của nhà trường là:

- Học sinh được tiếp cận những vấn đề về địa phương rất thân thuộc, gắn bó như tham quan một số di tích lịch sử tại địa phương, phát huy được vốn hiểu biết của mình thông qua hoạt động giáo dục địa phương. Từ đó giáo dục các em lòng yêu quê hương, đất nước, lòng tự hào về truyền thống văn hóa, lịch sử, địa lý...của địa phương.

Không thống nhất nội dung: Không Đề nghị bổ sung: Không

2. Điểm yếu

Thống nhất với việc xác định điểm yếu của nhà trường là: Tài liệu về giáo dục địa phương ở một số môn học còn hạn chế. Nguyên nhân do các tài liệu về giáo dục địa phương được biên soạn còn ít. Các số liệu về kinh tế - xã hội của địa phương thường xuyên biến động, việc cặp nhật số liệu còn gặp nhiều khó khăn.

Không thống nhất nội dung: Không

Đề nghị bổ sung: Việc cập nhật số liệu vể tình hình Kinh tế - Văn hóa - Xã hội của xã Vĩnh Hậu còn chưa kịp thời.

3. Kế hoạch cải tiến chất lượng

Thống nhất kế hoạch cải tiến chất lượng giáo dục của trường là:

- Hiệu trưởng chỉ đạo những năm học tiếp theo tiếp tục thực hiện tốt các nội dung giáo dục địa phương.

- Hàng năm, các tổ chức Đoàn Đội tích cực tổ chức cho học sinh tham quan, học tập các vấn đề thực tế của địa phương thông qua các chương trình như: hành trình về nguồn, thăm các di tích lịch sử, văn hóa, giao lưu với các nhân chứng lịch sử ở quê hương giúp các em có thêm tầm nhìn và thắp sáng những ước mơ cao đẹp để các em tiếp nối truyền thống tốt đẹp của quê hương.

- Hàng năm, giáo viên sưu tầm bổ sung tư liệu giáo dục địa phương trong thư viện để giáo viên, học sinh có điều kiện đọc, tìm hiểu.

Không thống nhất nội dung: Không Đề nghị bổ sung:

- Phối hợp với UBND xã Vĩnh Hậu để cập nhật kịp thời các số liệu về tình hình Kinh tế - Văn hóa - Xã hội của xã Vĩnh Hậu, đưa vào các môn học có tích hợp chương trình giáo dục địa phương góp phần thực hiện mục tiêu môn học và gắn lý luận với thực tiễn.

- Hằng năm, tổ chức rà soát, đánh giá và đề xuất điều chỉnh nội dung giáo dục địa phương.

4. Những nội dung chưa rõ cần kiểm tra lại hoặc cần bổ sung minhchứng: Không chứng: Không

5. Đánh giá tiêu chí

- Trường tự đánh giá: Đạt - Đoàn đánh giá: Đạt

Tiêu chí 6. Tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao, khuyến khích

a) Phổ biến kiến thức về một số hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao, một số trò chơi dân gian cho học sinh;

b) Tổ chức một số hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao, trò chơi dân gian cho học sinh trong và ngoài trường;

c) Tham gia Hội khỏe Phù Đổng, hội thi văn nghệ, thể thao, các hoạt động lễ hội dân gian do các cơ quan có thẩm quyền tổ chức.

1. Điểm mạnh

Thống nhất với việc xác định điểm mạnh của nhà trường là:

- Có kế hoạch hoạt động cụ thể về văn hóa, văn nghệ, thể thao và trò chơi dân gian trong các ngày lễ lớn của năm học.

- Thường xuyên tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao, trò chơi dân gian cho học sinh qua các ngày lễ lớn. Tham gia Hội khỏe Phù Đổng cấp huyện, cấp tỉnh đạt kết quả cao.

Không thống nhất nội dung: Không Đề nghị bổ sung: Không

2. Điểm yếu

Đề nghị viết lại: Do học sinh học hai buổi trên ngày nên thời gian tham gia các hoạt động văn nghệ, thể thao, các hoạt động lễ hội dân gian còn khó khăn.

3. Kế hoạch cải tiến chất lượng

Đề nghị viết lại:

- Lên kế hoạch tồ chức và sắp xếp các hoạt động học tập và văn nghệ, thể thao, các hoạt động lễ hội dân gian đan xen một cách khoa học để học sinh tham gia thuận tiện hơn.

- Vận động xã hội hóa, tham mưu với PGD đầu tư thêm sân chơi, bãi tập, nhà chức năng để học sinh có điều kiện hoạt động tốt hơn các phong trào văn nghệ, thể thao.

4. Những nội dung chưa rõ cần kiểm tra lại hoặc cần bổ sung minhchứng: Không chứng: Không

5. Đánh giá tiêu chí

- Trường tự đánh giá: Đạt - Đoàn đánh giá: Đạt

Tiêu chí 7. Giáo dục, rèn luyện kỹ năng sống thông qua các hoạt động học tập, hoạt động tập thể và hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho học sinh.

a) Giáo dục các kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tự nhận thức, kỹ năng ra quyết định, suy xét và giải quyết vấn đề, kỹ năng đặt mục tiêu, kỹ năng ứng phó, kiềm chế, kỹ năng hợp tác và làm việc theo nhóm cho học sinh;

b) Giáo dục, rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh thông qua giáo dục ý thức chấp hành luật giao thông; cách tự phòng, chống tai nạn giao thông, đuối nước và các tai nạn thương tích khác; thông qua việc thực hiện các quy định về cách ứng xử có văn hóa, đoàn kết, thân ái, giúp đỡ lẫn nhau;

c) Giáo dục và tư vấn về sức khoẻ thể chất và tinh thần, giáo dục về giới tính, tình yêu, hôn nhân, gia đình phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi học sinh

1. Điểm mạnh

Thống nhất với việc xác định điểm mạnh của nhà trường là: Nhà trường quan tâm đến hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, chú trọng tích hợp giáo dục kỹ năng sống trong các hoạt động giáo dục của nhà trường được giáo viên, CMHS và học sinh hưởng ứng. Phần lớn học sinh có kỹ năng tham gia hoạt động nhóm, giao tiếp tự tin, ứng xử và các hành vi có văn hóa.

Không thống nhất nội dung: Không Đề nghị bổ sung: Không

2. Điểm yếu

Thống nhất với việc xác định điểm yếu của nhà trường là: Kết quả công tác giáo dục kĩ năng sống còn chưa đáp ứng đầy đủ theo yêu cầu.

Không thống nhất nội dung: Không Đề nghị bổ sung: Không

3. Kế hoạch cải tiến chất lượng:

Thống nhất kế hoạch cải tiến chất lượng giáo dục của trường là: Hàng năm, Hiệu trưởng chỉ đạo tổ chức Đoàn, Đội tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác giáo dục kĩ năng sống cho học sinh. Chú ý hình thành cho học sinh thói quen tự giác chấp hành Luật giao thông khi tham gia giao thông.

Không thống nhất nội dung: Không Đề nghị bổ sung: Không

4. Những nội dung chưa rõ cần kiểm tra lại hoặc cần bổ sung minhchứng: Không chứng: Không

5. Đánh giá tiêu chí

- Trường tự đánh giá: Đạt - Đoàn đánh giá: Đạt

Tiêu chí 8. Học sinh tham gia giữ gìn vệ sinh môi trường lớp học, nhà

trường.

a) Có kế hoạch và lịch phân công học sinh tham gia các hoạt động bảo vệ, chăm sóc, giữ gìn vệ sinh môi trường của nhà trường;

b) Kết quả tham gia hoạt động bảo vệ, chăm sóc, giữ gìn vệ sinh môi trường của học sinh đạt yêu cầu;

c) Hằng tuần, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện giữ gìn vệ sinh môi trường của nhà trường.

1. Điểm mạnh

Thống nhất với việc xác định điểm mạnh của nhà trường là:

Một phần của tài liệu Bao cao doan kiem tra KDCT muc do 1 nam 2017 (Trang 36 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(47 trang)
w