Biện pháp 4: Sử dụng hợp lý, có hiệu quả thiết bị và đồ dùng dạy học

Một phần của tài liệu SKKN một số biện pháp nâng cao chất lượng giải toán có lời văn cho HS lớp 1 (Trang 28 - 30)

* Mục tiêu:

- GV có kĩ năng sử dụng thiết bị và đồ dùng hiệu quả, biết sử dụng đúng lúc, đúng chỗ, đúng thời điểm.

- Tích cực làm và sử dụng đồ dùng dạy học thành thạo đảm bảo tính thẩm mĩ và tính sư phạm.

* Nội dung và cách thức tiến hành:

Tư duy của học sinh lớp 1 là tư duy cụ thể, để học sinh học tốt “Giải toán có lời văn” trong quá trình giảng dạy rất cần đồ dùng thiết bị dạy học để minh hoạ. Bởi, đồ dùng trực quan: Đem lại hứng thú cho học sinh; Lớp học thoải mái, vui vẻ; Giờ học đạt hiệu quả cao; Học sinh ham thích học toán. Lợi ích của việc sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học giải toán có lời văn cho HS lớp 1 là như vậy nhưng không phải vì thế mà giờ nào GV cũng nhất thiết phải sử dụng đồ dùng trực quan hay hướng dẫn HS giải bất kì bài toán nào GV cũng minh hoạ bằng đồ dùng trực quan. Đó là những tư tưởng sai lầm.

Vậy làm thế nào để sử dụng hợp lý và hiệu quả đồ dùng trực quan khi hướng dẫn HS lớp 1 giải các bài toán có lời văn?

Thứ nhất, chỉ nên sử dụng đồ dùng trực quan trong bài mới nhằm hình thành kiến thức cho HS.

Ví dụ: Bài Giải toán có lời văn (trang 117): “Nhà an có 5 con gà, mẹ mua thêm 4 con gà. Hỏi nhà An có tất cả mấy con gà?”. Đây là bài cung cấp kiến thức cho HS với dạng “Thêm một số đơn vị”. GV sử dụng đồ dùng trực quan có thể là tranh trong sách giáo khoa phóng to hay tranh động hoặc giáo viên có thể thiết kế

trên PowerPoint với hiệu ứng xuất hiện để giúp HS hiểu những khái niệm về các từ “thêm”, “có”, “tất cả” nghĩa là “gộp lại” khi làm phép tính giải ta chọn phép cộng.

Trước tiên GV đưa hình ảnh 5 con gà, sau đó đưa thêm 4 con gà nữa. Từ thao tác đó, HS hiểu được số gà được “gộp” lại. Từ đó các em biết tìm phép tính tương ứng.

Hay bài Giải toán có lời văn (trang 148): “Nhà An có 9 con gà, mẹ đem bán 3 con gà. Hỏi nhà An còn lại mấy con gà?”. Đối với dạng bài này GV sử dụng đồ dùng trực quan như tranh động hay thiết kế trên PowerPoint để giúp HS hiểu các từ “bán”, “bay đi”, “cho”, “còn lại”, …có nghĩa là “bớt đi một số đơn vị” khi làm phép tính giải thì chọn phép trừ.

Lúc đầu GV đưa ra hình ảnh 9 con gà, sau đó làm hiệu ứng mất đi 3 con (hay bỏ ra 3 con – đối với ảnh động). Từ thao tác đó, kết hợp vấn đáp HS biết cách tìm số gà còn lại là dùng phép tính trừ.

Trong sách học sinh, ở hầu hết các bài toán có lời văn nào cũng có hình ảnh minh hoạ, nhưng không phải vì thế mà khi hướng dẫn HS giải bất kì bài toán nào GV cũng phải dùng hình ảnh hay đồ dùng trực quan để hướng dẫn HS. GV chỉ nên dùng phần trải nghiệm, khám phá hình thành kiến thức mới và cũng chỉ nên sử dụng khoảng thời gian ngắn vừa đủ hướng dẫn HS tìm kiến thức mới. Sau khi tìm ra kiến thức mới, GV cất đồ dùng hoặc yêu cầu HS cất ngay đồ dùng vào chỗ quy định, tránh để HS phân tán sự tập trung hoặc lấy đồ dùng làm đồ chơi trong giờ học (Đối với những bài yêu cầu HS thao tác với đồ dùng).

Thứ ba, thao tác chính xác, rõ ràng, đúng trình tự, có dụng ý sư phạm xác định

Khi hướng dẫn HS lĩnh hội kiến thức thông qua đồ dùng trực quan, GV cần thao tác chính xác, và rõ ràng. Như ví dụ trên khi nói “Nhà An có 5 con gà” GV đưa hình ảnh 5 con gà ra, “Mẹ An mua thêm 4 con gà” – GV làm xuất hiện hình ảnh 4 con gà bên cạnh hình ảnh 5 con gà. Như vậy qua thao tác đó của GV, HS nhận thức được số gà lúc này bằng “gộp” số gà lúc đầu và lúc sau.

Một phần của tài liệu SKKN một số biện pháp nâng cao chất lượng giải toán có lời văn cho HS lớp 1 (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(48 trang)
w