Thực nghiệm sư phạm

Một phần của tài liệu SKKN một số biện pháp nâng cao chất lượng giải toán có lời văn cho HS lớp 1 (Trang 32 - 35)

4.1. Mục đích thực nghiệm sư phạm

Nhằm kiểm tra, đánh giá tính khả thi, hiệu quả và những khó khăn còn vướng mắc trong quá trình áp dụng các biện pháp của đề tài vào thực tế giảng dạy và kiểm định giả quyết khoa học của sáng kiến.

4.2. Nội dung thực nghiệm sư phạm

- Nội dung dạy thực nghiệm: Một số bài học trong chương trình toán lớp 1 hiện hành từ tuần 21 đến tuần 31.

- Thời gian dạy thực nghiệm: Từ tuần 21 đến tuần 31.

4.3. Tổ chức thực nghiệm sư phạm

Để kết quả thực nghiệm được chính xác, khách quan, tôi đã lựa chọn lớp 1B làm đối chứng.

Đăc điểm hai lớp: * Về HS:

- Có sĩ số và số HS nam, HS nữ tương đương nhau.

- Là HS cùng một thôn, có phong tục, tập quán và những thói quen tương tự nhau.

* Về GV:

- Trình độ chuyên môn nghiệp vụ như nhau: Cùng tốt nghiệp Đại học sư phạm. - Độ tuổi tương đương.

- Tay nghề: Được nhà trường đánh giá nhiều năm liền tương đương nhau.

Nhóm Lớp Sĩ số GV dạy

Thực nghiệm 1A 32

Đối chứng 1B 33

Trong thời gian thực nghiệm từ tuần 21 đến tuần 31, tôi chủ động dạy một số tiết trong chương trình và đề nghị GV dạy đối chứng cùng dạy, chúng tôi mời Ban giám hiệu, các thành viên trong tổ dự giờ để đánh giá hai tiết dạy. Tôi dạy theo Kế hoạch bài dạy được thiết kế ở (Phụ lục 1).

Thời gian thực nghiệm chúng tôi chia làm 2 đợt. Đợt 1 từ tuần 21 đến tuần 25. Đợt 2 từ tuần 26 đến tuần 31.

Cuối mỗi đợt thực nghiệm chúng tôi tổ chức cho 2 lớp làm bài kiểm tra, HS làm bài cá nhân, độc lập trên phiếu (Phụ lục 2). Tổ chức chấm tập trung. Kết quả như sau:

4.4. Đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm

* Thống kê kết quả kiểm tra 2 lớp: Đợt 1:

Lớp Điểm 9; 10 Điểm 7; 8 Điểm 5;6 Điểm dưới5

SL % SL % SL % SL %

1A (Thực nghiệm) 12 37.5 15 46.8 5 15.7

1B (Đối chứng) 12 36.3 14 42.4 7 21.3

Đợt 2:

Lớp Điểm 9; 10 Điểm 7; 8 Điểm 5;6 Điểm dưới5

SL % SL % SL % SL %

1A (Thực nghiệm) 19 59.4 10 31.2 3 9.4

1B (Đối chứng) 15 45.5 13 39.4 5 15.1

Nhận xét chung: * Về phía HS:

- Nhìn vào bảng thống kê và qua thực tế dự giờ và thực tế giảng dạy, bản thân tôi cũng như các thầy cô giáo trong ban giám hiệu và trong tổ chuyên môn đều nhận thấy: Chất lượng giải toán có lời văn của học sinh lớp 1A trội hơn lớp 1B. Hầu hết các em lớp 1A đã nắm chắc quy trình giải toán, các em biết cách tóm tắt và trình bày bài giải khoa học, các phép tính chính xác. Không những thế mà điều tôi nhận thấy rõ nhất là trong học tập học sinh tích cực hơn, chủ động hơn trong việc tiếp thu lĩnh hội kiến thức.

Kết quả đạt được ở trên cho thấy sự đúng đắn và tính khả thi của đề tài. Nó không những tháo gỡ bế tắc lâu nay của giáo viên đứng lớp, mà còn góp phần rèn luyện những chủ nhân tương lai của đất nước thành những con người năng động, tự tin và thấu đáo trong việc giải quyết mọi vấn đề, trên mọi lĩnh vực.

* Về phía GV:

+ Bản thân tôi đã tích luỹ được những kinh nghiệm khả thi trong giảng dạy. + Trình độ chuyên môn vững vàng hơn.

+ Tự tin hơn trước đồng nghiệp.

PHẦN III. KẾT LUẬN1. Một số nhận định chung: 1. Một số nhận định chung:

Tiểu học là bậc học góp phần quan trọng đặt nền móng cho việc hình thành và phát triển nhân cách học sinh. Cùng với các môn học khác, Toán học là môn học có vị trí vô cùng quan trọng, chiếm phần lớn thời gian trong chương trình học của trẻ. Nội dung toán học được xây dựng có hệ thống phù hợp với hoạt động nhận thức tự nhiên của con người, nó là một môn học có khả năng giáo dục rất to lớn về lý trí và những đức tính tốt đẹp như: năng động, sáng tạo, cần cù và nhiều kỹ năng

tính toán cần thiết để con người phát triển toàn diện, hình thành nhân cách tốt đẹp cho con người lao động trong thời đại mới.

Trong chương trình Toán học ở Tiểu học, Giải toán có lời văn là loại toán riêng biệt là biểu hiện đặc trưng của trí tuệ, mạch kiến thức này chiếm một vị trí quan trọng xuyên suốt trong chương trình Toán học. Việc dạy học Giải toán có lời văn không chỉ giúp học sinh biết cách vận dụng linh hoạt những kiến thức về toán, những hiểu biết thực tế cuộc sống, rèn luyện và phát triển năng lực tư duy, phương pháp suy luận mà nó còn góp phần đào tạo học sinh trở thành con người phát triển toàn diện, năng động, sáng tạo, cần cù, chịu khó, đó là những phẩm chất của con người xã hội mới.

Giúp học sinh học tốt phần Giải toán có lời văn là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng của GV tiểu học nhất là GV lớp 1 – lớp nền móng của ngành giáo dục. Vì vậy, GV tiểu học, nhất là GV lớp 1 luôn có ý thức tự giác, tích cực, đổi mới và sáng tạo trong dạy học để giúp HS học tốt mảng kiến thức này.

Một phần của tài liệu SKKN một số biện pháp nâng cao chất lượng giải toán có lời văn cho HS lớp 1 (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(48 trang)
w