Bất khả kháng theo quy định của Luật xây dựng 2014

Một phần của tài liệu Bất khả kháng theo pháp luật về hợp đồng xây dựng ở Việt Nam (Trang 30 - 32)

5. Kết cấu đề tài

2.1.3 Bất khả kháng theo quy định của Luật xây dựng 2014

Luật xây dựng năm 2014 không đưa ra bất kỳ định nghĩa nào về sự kiện bất khả kháng mà chỉ liệt kê sự kiện bất khả kháng như là một căn cứ để thực hiện việc điều chỉnh hợp đồng tại khoản 2 điều 183 Luật xây dựng 2014. Đến năm 2015 khi nhà nước ban hành Nghị định số 37/2015/NĐ-CP quy định chi tiết về hợp đồng xây dựng thì các nhà làm luật mới đưa vào định nghĩa về sự kiện bất khả kháng tại khoản 2 điều 51 như

sau: “Bất khả kháng là một sự kiện rủi ro xảy ra một cách khách quan không thể lường trước khi ký kết hợp đồng xây dựng và không thể khắc phục được khi nó xảy ra mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép như: Thiên tai, sự cố môi trường, địch họa, hỏa hoạn và các yếu tố bất khả kháng khác”.

Ngoài ra tại Điều 10 thông tư 09/2016/TT-BXD thông tư của Bộ Xây dựng ban hành hướng dẫn hợp đồng thi công xây dựng công trình cũng có quy định như sau:

“Bất khả kháng trong thi công xây dựng bao gồm các sự kiện: quá trình thi công gặp hang caster,7 cổ vật, khảo cổ, túi bùn mà khi ký hợp đồng các bên chưa lường hết được”

Theo quy định tại Luật xây dựng và các văn bản hướng dẫn thì sự kiện bất khả kháng được quy định khá rõ ràng và chi tiết hơn rất nhiều so với Bộ Luật dân sự. Việc sử dụng phương pháp liệt kê để mô tả nội hàm của khái niệm bất khả kháng khiến người sử dụng dễ hiểu và dễ áp dụng hơn. Tuy nhiên đây cũng là con dao hai lưỡi khi chính phương pháp liệt kê chi tiết như vậy lại dẫn đến những thiếu sót khi không báo quát được hết các trường hợp xảy ra trong thực tế.

Hậu quả pháp lý và trách nhiệm của các bên tham gia vào hợp đồng xây dựng khi xảy ra sự kiện bất khả kháng cũng được quy định khá rõ ràng và chi tiết. Tại điều 10 Thông tư 09/2016/TT-BXD thông tư của Bộ Xây Dựng ban hành hướng dẫn hợp đồng thi công xây dựng công trình ngày 10/3/2016 quy định như sau:

“Thông báo về bất khả kháng

- Khi một bên gặp phải tình trạng bất khả kháng thì phải thông báo bằng văn bản cho bên kia trong thời gian sớm nhất, trong thông báo phải nếu rõ các nghĩa vụ, công việc liên quan đến hậu quả của bất khả kháng.

- Bên thông báo được miễn thực hiện công việc thuộc trách nhiệm của mình trong thời gian xảy ra bất khả kháng ảnh hưởng đến công việc theo nghĩa vụ hợp đồng

Trách nhiệm của các bên đối với bất khả kháng

- Nếu bên nhận thầu bị cản trở thực hiện nhiệm vụ của mình theo hợp đồng do bất khả kháng mà đã thông báo theo các Điều Khoản của hợp đồng dẫn đến chậm thực hiện công việc và phát sinh chi phí do bất khả kháng, bên nhận thầu sẽ có quyền đề nghị xử lý như sau:

+ Được kéo dài thời gian do sự chậm trễ theo quy định của Hợp đồng + Được thanh toán các chi phí phát sinh theo quy định của Hợp đồng

- Bên giao thầu phải xem xét quyết định các đề nghị của bên nhận thầu.

- Việc xử lý hậu quả bất khả kháng không áp dụng đối với các nghĩa vụ thanh toán tiền của bất cứ bên nào cho bên kia theo hợp đồng”

Như đã phân tích thì việc quy định về thông báo bất khả kháng của bên gặp phải là hoàn toàn hợp lý. Bên gặp phải tình trạng bất khả kháng nếu đã biết hoặc phải biết về những trở ngại khi bất khả kháng xảy ra nhưng không thông báo cho bên kia biết thì chứng tỏ họ không quan tâm đến những trở ngại đó và không xem đó là sự kiện bất khả kháng. Đồng nghĩa với việc bên gặp phải khẳng định rằng mình có khả năng thực hiện hợp đồng.

Ngoài ra, chúng ta phải thừa nhận rằng việc áp dụng trong hơn 8 năm khiến Luật Xây Dựng 2014 có những điểm tụt hậu. Riêng về điều khoản này chúng ta có thể thấy ở khoản 3 điều 51 Luật Xây Dựng 2014 quy định rằng bên gặp sự kiện bất khả kháng phải thông báo bằng “văn bản” cho bên kia. Xét trong thời đại 4.0 hiện nay thì đây là một quy định có phần hơi cứng nhắc và không bắt kịp xu hướng hiện đại. Trong rất nhiều trường hợp như động đất, bão lớn làm ngăn cản mọi đường dây liên lạc,… thì việc thông báo bằng văn là bất khả thi. Điển hình trong năm 2020 vừa qua, các đợt bão lũ liên tiếp xảy ra từ ngày 06 tháng 10 đến ngày 06 tháng 11, các tỉnh miền Trung chịu ảnh hưởng cực kỳ nghiêm trọng, nhiều cơ sở vật chất bị phá hủy làm hệ thống vận chuyển tại khu vực này hoàn toàn bị ngăn cản. Điều này khiến chúng ta phải xem xét lại liệu hình thức thông báo bằng văn bản có thực sự cần thiết không, nếu thay bằng các hình thức như điện thoại thì có được chấp nhận không?

Một phần của tài liệu Bất khả kháng theo pháp luật về hợp đồng xây dựng ở Việt Nam (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(50 trang)
w