Đại dịch COVID – 19

Một phần của tài liệu Bất khả kháng theo pháp luật về hợp đồng xây dựng ở Việt Nam (Trang 32)

5. Kết cấu đề tài

2.1.4Đại dịch COVID – 19

Vào ngày 11/3/2020, Tổ chức Y tế Thế giới đã tuyên bố đại dịch toàn cầu do sự lây lan của virus SARS-CoV-2, hay còn gọi là Coronavirus. Được đánh giá ở mức độ “thảm họa” nó đã tác động đến hầu hết các lĩnh vực kinh doanh trên toàn cầu. Ngành xây dựng cũng không ngoài lệ. Một số quốc gia đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp chống dịch, đóng cửa biên giới và áp đặt các hạn chế đi lại. Các hoạt động xây dựng lâm vào tình trạng thiếu nguyên liệu do gián đoạn của chuỗi cung ứng. Đặc biệt là tình trạng thiếu hụt nhân lực do lệnh cấm tập hợp các nhóm đông người, dẫn đến hầu như toàn bộ hoạt động xây dựng phải đình chỉ. Trước tình trạng trên, “sự kiện bất khả kháng” bỗng trở nên “đắt hàng” hơn bao giờ hết. Người dân và các doanh nghiệp vốn không có nghiên cứu về luật thì phần lớn sẽ mặc định rằng mình gặp Covid-19 nên nghĩa vụ của mình với đối tác phải được giải trừ.

Như vậy Covid-19 có được xem là bất khả kháng không? Câu trả lời là “Tùy”. Việc kết luận đó có phải là trường hợp bất khả kháng không thì cần tùy thuộc vào từng

loại hình hợp đồng giao dịch, từng hoàn cảnh chứ không có một công thức chung áp dụng cho tất cả hợp đồng.

Trong một số trường hợp, việc kết luận đó có phải là sự kiện bất khả kháng hay không là khá dễ dàng, ví dụ việc tạm ngừng xuất khẩu trái cây làm cho tất cả các hoạt động xuất khẩu trái cây của Việt Nam không thực hiện được; việc hạn chế xuất nhập cảnh khiến các chuyên gia không thể sang Việt Nam làm việc. Các sự kiện trên có thể dễ dàng kết luận là sự kiện bất khả kháng.

Tuy nhiên trong một số trường hợp khác, cần xem xét kỹ càng trước khi đưa ra kết luận.

Đầu tiên, cần phân định rõ ràng rằng để được nhìn nhận là một sự kiện bất khả kháng thì cần hội tụ đủ 3 điều kiện: yếu tố khách quan, không lường trước được và dù áp dụng mọi biện pháp nhưng vẫn không thể thực hiện được. Điều kiện 1 và điều kiện thứ 2 thì khá dễ dàng để đáp ứng tuy nhiên điều kiện thứ 3 thì phải xem “đã áp dụng mọi biện pháp” chưa? Nói cách khác, cần làm rõ những câu hỏi: Ảnh hưởng cụ thể của Covid-19 đối với việc thực hiện hợp đồng như thế nào? Có biện pháp gì khắc phục hay không? Doanh nghiệp đã áp dụng chưa và kết quả ra sao?

Ví dụ, đối với các hợp đồng thi công xây dựng, tuy ảnh hưởng của Covid-19 có thể làm việc gây ra tình trạng thiếu hụt nguồn cung vật liệu đối với vật liệu nhập khẩu. Tuy nhiên có thể xem xét tìm nguồn nguyên liệu thay thế trong nước được hay không? Hợp đồng vẫn có thể được thực hiện được chỉ là tiến độ sẽ chậm hơn, khó khăn hơn.

Hay như hợp đồng thuế mặt bằng kinh doanh, sẽ rất khó để bên thuê nói răng do Covid-19 cửa hàng không hoạt động do lệnh cấm tập trung kinh doanh để không phải trả tiền thuế mặt bằng kinh doanh. Đồng ý rằng Covid-19 ảnh hưởng đến doanh thu của nhà hàng tuy nhiên nó lại không ảnh hưởng đến bản chất của hợp đồng thuê mặt bằng. Nhà hàng vẫn có thể sử dụng các phương thức thay thế như giao hàng tận nhà tuy doanh thu vẫn bị giảm sút nhưng vẫn có thể duy trì kinh doanh để trả tiền mặt bằng.

Như vậy ở đây nảy sinh một vấn đề, đấy chính là nếu một bên bỏ ra chi phí để cố gắng thực hiện hợp đồng như thuê nhân công bên thứ ba, tìm nguồn cung khác, thuê bên thứ ba vận chuyển thì chi phí này do bên nào phải thanh toán. Theo ý kiến của tác giả, thì mỗi bên phải tự chịu chi phí mình bỏ ra để thực hiện hợp đồng. Bởi vì, hợp đồng được sinh ra là để cân bằng quyền và lợi ích giữa hai bên, chế định bất khả kháng cũng vậy. Hậu quả của bất khả kháng chính là giải trừ nghĩa vụ của cả hai bên. Vì vậy, theo nguyên tắc cơ bản của hợp đồng song vụ thì mỗi bên phải tự chịu cho phần thiệt hại của mình.

Ta có thể thấy điều kiện thứ ba này của sự kiện bất khả kháng đã loại bỏ việc một số bên thiếu thiện chí lợi dụng dịch bệnh để né tránh trách nhiệm mà chẳng cần nổ lực khắc phục gì. Tóm lại, “có làm mới có hưởng” chỉ khi các bên cố gắng hết mình cùng nhau tìm biện pháp nhưng mà không vượt qua được thì mới được miễn trách nhiệm.

Từ đây có thể thấy bất khả kháng không phải là “chiếc phao pháp lý vạn năng”, dùng để giải quyết triệt để các khó khăn mà các bên gặp phải khi thực hiện hợp đồng. Nó vẫn tồn tại những nguyên tắc nhất định. Lúc này điều khoản Hardship đã phân tích ở trên sẽ thể hiện được công năng của nó. Hardship sẽ là một công cụ rất hữu hiệu để giúp các bên thiết lập lại sự cân bằng trong bối cảnh đại dịch, giúp các bên duy trì “sự sống” cho hợp đồng của mình. Gọi đây là một lựa chọn tối ưu bởi lẽ cơ sở thực hiện của Hardship chính là thiện chí của cả hai bên: khi một bên bị ảnh hưởng bởi Covid-19 thì nghĩa vụ của hai bên là “ngồi” lại với nhau, cùng nhau đàm phán để điều chỉnh hợp đồng.

Như ở ví dụ về hợp đồng thi công xây dựng, dù nhà thầu có cố gắng hết sức vẫn không thể huy động đủ nhân công, lúc này các bên có thể điều chỉnh lại tiến độ thi công của hợp đồng. Ở hợp đồng thuê mặt bằng, thì các bên có thể đàm phán giảm tiền thuê. Đây là phương pháp hợp tác cùng nhau chia sẽ khó khăn. Thực tế, đã có nhiều công ty thực hiện điều này: các khách sạn cho phép hủy phòng không mất phí hay hoàn trả lại tiền đặt trước ví dụ thực tế như ở khách sạn Hoa Mai (187 Lý Thường Kiệt, TP Đồng Hới), giám đốc khách sạn cho biết ngày 27-7, khi dịch Covid-19 bắt đầu diễn biến phức tạp thì các đoàn khách bắt đầu hủy phòng nhưng để tạo thuận lợi cho du khách trước những tình huống bất ngờ nảy sinh do nguyên nhân khách quan, đơn vị đã hoàn trả 100% tiền đặt cọc và tiền phòng cho khách. Hay một số ngân hàng đã cơ cấu lại khoản nợ, miễn giảm lãi cho khách hàng ví dụ thực tế vào ngày 18/05/2020 Agribank đã thực hiện cơ cấu lại nợ, miễn giảm lãi cho gần 1000 khách hàng bị ảnh hưởng do Covid. Nếu mọi đơn vị đều có những hành động thông cảm thiện chí vì lợi ích của hai bên thì không chỉ hợp đồng được thực hiện, đem lại lợi cho cả hai bên mà mối quan hệ giữa các bên cũng bền chặt hơn.

2.2 Thực tiễn áp dụng pháp luật về bất khả kháng tại Công ty cổ phần Đất Xanh Miền Trung

2.2.1 Về quy định bất khả kháng trong điều khoản thỏa thuận của các bêntrong hợp đồng xây dựng tại Công ty Cổ Phần Đất Xanh Miền Trung trong hợp đồng xây dựng tại Công ty Cổ Phần Đất Xanh Miền Trung

2.2.2 Giải quyết bất khả kháng tại Công ty Cổ Phần Đất Xanh Miền Trung 2.2.3 Một số nhận xét đánh giá về việc áp dụng pháp luật về bất khả kháng 2.2.3 Một số nhận xét đánh giá về việc áp dụng pháp luật về bất khả kháng trong hợp đồng xây dựng tại công ty cổ phần Đất Xanh Miền Trung

Kết luận chương 2

Nhìn chung, pháp luật Việt Nam ngày càng có nhiều quy định tiến bộ, có những quy định đã phần nào bắt kịp với sự phát triển của hệ thống pháp luật quốc tế. Tuy nhiên đối với quy định về bất khả kháng trong hợp đồng xây dựng thì vẫn chưa nhận được sự quan tâm đúng mức từ nhà nước, dẫn đến việc các quy định chưa chặt chẽ khiến việc thực thi pháp luật nảy sinh nhiều bất cập.

Đối với công ty Công ty Cổ phần Đất Xanh Miền trung, là một trong những công ty luôn dẫn đầu về lĩnh vực đầu tư xây dựng bất động sản, sự phát triển vượt bậc của Công ty đã ngày càng góp phần thay đổi diện mạo Khu vực Miền Trung Việt Nam đặc biệt đối với thành phố Đà Nẵng. Công ty đã luôn chủ trương khuyến khích và hỗ trợ tạo môi trường thuận lợi cho các bên khi tham gia hợp đồng. Đặc biệt trong năm qua đã triển khai rất tốt việc áp dụng chế định bất khả kháng để cùng các đối tác vượt qua khó khăn do đại dịch và thảm họa thiên nhiên.

CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG CÁC QUY ĐỊNH PHÁP

LUẬT VỀ BẤT KHẢ KHÁNG TRONG HỢP ĐỒNG XÂY DỰNG 3.1 Định hướng pháp luật về bất khả kháng trong hợp đồng xây dựng

Việc hoàn thiện pháp luật về bất khả kháng là một nhu cầu cấp thiết đối với xã hội tuy nhiên nó cần được định hướng sao cho:

Thứ nhất, phải xây dựng hệ thống cơ chế, chính sách pháp luật về chế định bất khả kháng đầy đủ, đồng bộ, bình đẳng, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của thị trường và phải phù hợp với các cam kết quốc tế của Việt Nam.

Thứ hai, cần xây dựng môi trường pháp luật về bất khả kháng trong hợp đồng xây dựng nói riêng và pháp luật nói chung theo các thông lệ và các chuẩn mực quốc tế.

Thứ ba, xây dựng cơ chế giám sát sao cho đảm bảo tính cạnh tranh bình đẳng giữa các doanh nghiệp. Kiên quyết xử phạt công khai và nghiêm khắc để răng đe các trường hợp lợi dụng kẽ hở trong pháp luật để trục lợi.

Thứ tư, nâng cao năng lực quản lý nhà nước, đáp ứng được yêu cầu hội nhập quốc tế.

3.2 Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về bất khả kháng trong hợp đồng xây dựng

3.2.1 Sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật về bất khả kháng

Thứ nhất, xây dựng một cách thật đầy đủ và khoa học về bất khả kháng. Cần có một định nghĩa thật chuẩn xác, theo hướng thống nhất với luật pháp trong nước và quốc tế, từ đó các doanh nghiệp có thể căn cứ vào đó để bảo đảm lợi ích của bản thân khi thực hiện hợp đồng.

Theo quan điểm của tác giả khi xây dựng định nghĩa bất khả kháng nên sử dụng phương pháp tổng hợp thay vì phương pháp liệt kê hay trừu tượng hóa trước đó. Ở định nghĩa về sự kiện bất khả kháng tại Bộ luật Dân sự 2015 chúng ta có thể dễ dàng nhận ra nhược điểm của phương pháp này chính là quá khái quát và chung chung dễ dẫn đến việc bên vi phạm lợi dụng điều khoản này để thoái thác trách nhiệm của mình. Phương pháp liệt kê - đây là phương pháp được nhiều thương gia có dày dạn kinh nghiệm thích áp dụng bởi tính cụ thể, rõ ràng, dễ dàng áp dụng nhưng dù có kinh nghiệm đến đâu thì cũng không thể bao quát hết các trường hợp xảy ra trong thực tế. Điều này có thể khiến hai bên thiếu căn cứ để giải quyết trách nhiệm do sự kiện bất khả kháng gây ra. Như vậy, sử dụng phương pháp tổng hợp kết hợp cả hai phương pháp trên chính là lựa chọn tối ưu nhất.

Thứ hai, xây dựng hệ thống quy định về sự kiện bất khả kháng trong từng lĩnh vực. Xét theo quan hệ tương quan giữa luật chung và luật riêng, tuy có thể dùng điều khoản tại Bộ luật Dân sự để áp dụng tuy nhiên mỗi lĩnh vực sẽ mang những đặc điểm riêng biệt nên việc các luật riêng như Luật Thương Mại hay Luật Xây dựng vốn vẫn chưa có một định nghĩa thì việc xây dựng một định nghĩa phù hợp với những đặc trưng đó sẽ dễ dàng hơn cho các chủ thể trong việc áp dụng vào thực tế. Tuy nhiên các định nghĩa này phải giữ được tính thống nhất với nhau, không được mâu thuẫn với nhau. Bởi lẽ có các hợp đồng thuộc phạm vi điều chỉnh của nhiều luật nên các điều khoản quy định dù mang những đặc điểm riêng nhưng vẫn phải giữ được bản chất chung.

Thứ ba, quy định rõ cơ quan nào có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận sự kiện bất khả kháng. Như đã phân tích thì để đảm bảo cho việc bên vi phạm có thể viện dẫn điều khoản bất khả kháng thì bên vi phạm phải thực hiện nghĩa vụ thông báo, chứng minh được sự ảnh hưởng của sự kiện đó khiến việc thực hiện hợp đồng trở nên bất khả thi. Điều này đòi hỏi một quy định rõ ràng là cơ quan nào có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận sự kiện bất khả kháng. Ví dụ trong năm 2020 vừa qua Hội đồng thúc tiến Thương mại Quốc tế Trung Quốc đã cấp hơn 7000 giấy chứng nhận bất khả kháng8 cho các công ty chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Tuy nhiên ở Việt Nam chỉ quy định là tổ chức có thẩm quyền tại nơi xảy ra sự kiện bất khả kháng tại điều khoản bất khả kháng mẫu hợp đồng xây lắp, tư vấn, mua sắm hàng hóa ban hành dựa theo các Thông tư số 01/2015/TT-BKHĐT, Thông tư số 03/2015/TT-BKHĐT, Thông tư số 05/2015/TT- BKHĐT và Thông tư 04/2017/TT-BKHĐT. Theo ý kiến của tác giả thì đối với những quy định quan trọng như thế này cần được sự quan tâm đúng mức từ phía nhà nước. Các điều luật càng cụ thể chi tiết bao nhiêu thì sẽ tránh được những hiểu lầm, sai sót bấy nhiêu. Chẳng hạn như hợp đồng cung cấp nho ở Ninh Thuận thỏa thuận giao hàng vào tháng 12 nhưng tháng 11 vì một đợt sương muối đột ngột khiến nho bị rụng. Như vậy nên quy định rõ trong trường hợp sự kiện đặc biệt xảy ra tại một địa phương trong một khu vực nhất định sẽ do Uỷ Ban nhân dân tại địa điểm đó, trong trường hợp trên là Uỷ ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận cấp giấy chứng nhận có sự kiện bất khả kháng xảy ra. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thứ tư, cập nhập một số hình thức thông báo phù hợp. Như đã phân tích thì hiện tại, ở các văn bản pháp lý chỉ quy định hình thức thông báo bằng văn bản9 vẫn còn khá cứng nhắc. Nên quy định mở rộng các hình thức thông báo khác hiện đại hơn, tốc độ nhanh hơn. Ví dụ như tin nhắn trên các nền tảng Internet, tại Khoản 3 Điều 95 Bộ luật hình sự 2015 cũng công nhận các thông điệp dữ liệu điện tử được thể hiện dưới hình

8 新新新新新新新新 (Ảnh hưởng của dịch COVID-19 đến các hợp đồng),

thức trao đổi dữ liệu điện tử tin nhắn, email trên như là một chứng cứ hợp lệ. Nên việc công nhận các hình thức trên là hình thức thông báo hợp pháp là rất hợp lý. Hoặc, để đảm bảo an toàn thì có thể quy định các hình thức này là các biện pháp mang tính chữa cháy tạm thời. Tính chất tiện lợi và nhanh chóng của các hình thức thông báo này có thể giúp bên còn lại nhanh chóng nắm bắt tình hình và kịp thời đưa ra phương án giải quyết. Sau đó thì bên vi phạm vẫn phải có nghĩa vụ chứng minh và thông báo bằng văn bản đúng theo quy định của pháp luật.

Thứ năm, về điều khoản miễn trách nhiệm tại Luật thương mại 2005, nên loại bỏ quy định về miễn trách nhiệm do thực hiện các chính sách của các cơ quan có thẩm quyền nhà nước ban hành. Như đã phân tích thì việc thực hiện chính sách này vốn đã được xem như là một trường hợp bất khả kháng. Việc quy định tách riêng như thế này sẽ tạo khó khăn cho các chủ thể vi phạm vì không biết nên chọn điều khoản nào cho phù hợp.

3.2.2 Hoàn thiện quy định về hợp đồng trong Luật Xây Dựng

Định nghĩa của hợp đồng xây dựng trong Luật xây dựng 2014 cần sớm được hoàn thiện sao cho có thể bao quát được hết các lĩnh vực mà nó tác động đến. Đồng

Một phần của tài liệu Bất khả kháng theo pháp luật về hợp đồng xây dựng ở Việt Nam (Trang 32)