5. Kết cấu đề tài
3.3.4 Xây dựng điều khoản về bất khả kháng khi giao kết hợp đồng
Để tránh tranh chấp trong quá trình giải quyết hậu quả khi có sự kiện bất khả kháng, ngay từ đầu các bên phải cùng nhau thỏa thuận xây dựng một điều khoản đầy đủ và rõ ràng trong hợp đồng. Các quy định như định nghĩa, nghĩa vụ thông báo, hậu
quả đều cần thỏa thuận chi tiết nhất có thể. Nếu các bên chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc xây dựng hợp đồng cũng thì có thể tham khảo sử dụng hợp đồng xây dựng FIDIC12.
Hợp đồng FIDIC là loại hợp đồng tiêu chuẩn được sử dụng rộng rãi của hợp đồng xây dựng quốc tế. Hợp đồng FIDIC có thể sử dụng trong các dự án lớn nhỏ và phù hợp cho các bên có quốc tịch khác nhau hay sử dụng các ngôn ngữ khác nhau. Đây là loại hợp đồng được quốc tế công nhận nên hiển nhiên các điều khoản hợp đồng nói chung và điều khoản về bất khả kháng nói riêng đều được quy định một cách ưu việt hơn so với thị trường.
Tác giả sẽ phân tích một số điểm nổi bật trong quy định về bất khả kháng tại Hợp đồng xây dựng FIDIC 2017 hiện đang là ấn phẩm mới nhất.
Ở khoản 18.1 Điều 18 của Hợp đồng xây dựng FIDIC 2017 (Phụ lục 04) đã định nghĩa sự kiện bất khả kháng bằng phương pháp tổng hợp. Đầu tiên hợp đồng đưa ra các điều kiện để được xem là một sự kiện bất khả kháng. Các điều kiện này cũng gồm có 3 điều kiện chính: xảy ra một cách khách quan, không lường trước được khi giao kết hợp đồng, không thể khắc phục được và có thêm một điều kiện là nguyên nhân gây ra không phải do bên còn lại. Sau đó điều khoản này tiếp tục liệt kê các trường hợp được xem là bất khả kháng và sử dụng thuật ngữ “bao gồm nhưng không giới hạn” đã phân tích ở phần thực tiễn để mở rộng phạm vi của điều khoản này.
Ở nghĩa vụ thông báo, hợp đồng cũng quy định rõ nghĩa vụ thông báo cho bên vi phạm vì sự kiện bất khả kháng. Theo khoản 18.2 Điều 18 của Hợp đồng xây dựng FIDIC 2017 (Phụ lục 05) thì bên vi phạm phải gửi thông báo cho bên còn lại biết trong vòng 14 ngày kể từ khi bên bị vi phạm biết hoặc lẽ ra phải biết về sự kiện đó. Nếu quá thời hạn 14 ngày thì bên bị ảnh hưởng chỉ được miễn trách nhiệm từ ngày bên kia nhận được thông báo. Nghĩa là bên bị ảnh hưởng vẫn phải chịu trách nhiệm cho phần thiệt hại phát sinh trong khoảng thời gian chậm trễ thông báo. Ngoài ra, hợp đồng cũng quy định rõ chỉ miễn trách nhiệm cho các phần nhiệm vụ bị ảnh hưởng chứ không miễn toàn bộ trách nhiệm cho toàn bộ nhiệm vụ đã thỏa thuận trong hợp đồng.
Đặc biệt ở khoản 18.3 Điều 18 của Hợp đồng xây dựng FIDIC 2017 (Phụ lục 06) đã quy định thêm điều kiện cứ sau 28 ngày kể từ ngày bắt đầu đưa ra thông báo đầu tiên thì bên bị ảnh hưởng phải gửi thông báo về việc vẫn còn bị ảnh hưởng bởi sự kiện bất khả kháng. Nếu không thì bên còn lại có quyền kết luận bên bị ảnh hưởng đã không còn chịu ảnh hưởng từ sự kiện bất khả kháng và có thể tiếp tục thực hiện hợp đồng như bình thường mà không cần được miễn trách nhiệm nữa.
Tại khoản 18.5 Điều 18 của Hợp đồng xây dựng FIDIC 2017 (Phục lục 07) cũng quy định rất rõ ràng rằng nếu sự kiện vẫn còn ảnh hưởng trong 84 ngày liên tiếp hoặc tổng số ngày ảnh hưởng đạt 140 ngày thì một trong hai bên có quyền yêu cầu bên còn lại chấm dứt hợp đồng.
Qua một số đặc điểm nêu trên có thể thấy hợp đồng xây dựng FIDIC 2017 có rất nhiều điểm hoàn thiện hơn so với mặt bằng chung của các loại hợp đồng xây dựng. Có thể xem đây là kim chỉ nam để các bên khi giao kết có thể tham khảo hoặc trực tiếp sử dụng để xác lập hợp đồng. Việc áp dụng các điều khoản cụ thể này sẽ giúp cho các bên có thể dễ dàng tìm được tiếng nói chung khi có vấn đề xảy ra. Ngoài ra đây cũng sẽ là một nguồn luật có giá trị để các nhà làm luật có thể tham khảo, bổ sung vào hệ thống pháp luật Việt Nam.
Kết luận chương 3
Có thể thấy rằng, Nhà nước và Đảng đã có sự quan tâm nhất định đối với việc thực hiện hợp đồng xây dựng vì đây là một trong những yếu tố quan trọng trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Tuy nhiên, để có thể nâng cao hiệu quả trong việc hoàn thiện hệ thống pháp luật về bất khả kháng trong hợp đồng xây dựng thì vẫn cần sự chú trọng hơn nữa; cần tập trung giải quyết những thiếu sót vướng mắc tồn tại trong các quy định; nâng cao ý thức, kiến thức pháp luật cho các bên tham gia hợp đồng. Từ đó tạo được nền tảng để pháp luật Việt Nam về bất khả kháng trong hợp đồng xây dựng có thể hội nhập với quốc tế.
KẾT LUẬN
Công cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước đang ngày càng được đẩy mạnh, nên lĩnh vực xây dựng ngày càng được chú trọng vì đây chính là nền tảng cho mỗi đất nước.
Luật xây dựng 2014, các văn bản hướng dẫn đã góp phần thiết lập nên một khung pháp lý vững vàng cho các hoạt động trong lĩnh vực xây dựng. Đã bước đầu ghi nhận trường hợp bất khả kháng đồng thời quy định các quyền và nghĩa cụ cơ bản của chủ thể tham gia hợp đồng khi gặp bất khả kháng. Cho đến nay, pháp luật trong lĩnh vực xây dựng, đặc biệt là vấn đề về bất khả kháng đang được áp dụng khá hiệu quả. Tuy nhiên vẫn cần tập trung nâng cao việc xây dựng và áp dụng pháp luật sao cho phù hợp với yêu cầu của xã hội và các thông lệ quốc tế.
Qua quá trình thực tập tại công ty Cổ phần Đất Xanh Miền Trung, tác giả càng nhận thức sâu sắc hơn tầm quan trọng của quy định về bất khả kháng trong hợp đồng xây dựng trong pháp luật xây dựng nói riêng và cả hệ thống pháp luật Việt Nam nói chung. Từ việc phân tích các căn cứ nói trên ta thấy được sự cấp thiết hoàn thiện pháp luật về bất khả kháng; phân biệt rõ ràng giữa bất khả kháng và hoàn cảnh khó khăn; quy định về thời hạn thông báo về sự kiện bất khả kháng. Chỉ khi bảo đảm hoàn thiện tất cả các yếu tố trên đây thì pháp luật Việt Nam về vấn đề bất khả kháng mới có đủ cơ sở pháp lý để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể tham gia hợp đồng.
Trên đây là những tìm hiểu của em về sự kiện bất khả kháng trong hợp đồng xây dựng ở Việt Nam và thực tiễn áp dụng tại Công ty cổ phần Đất Xanh Miền Trung, với kiến thức còn nhiều hạn chế và khả năng dịch thuật vẫn còn kém nên những khuyết thiếu là điều không tránh khỏi, em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp từ các thầy cô để chuyên đề có thể hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Lê Khắc trung. (2018). Bất khả kháng theo pháp luật về hợp đồng xây dựng ở Việt Nam từ thực tiễn tại thành phố Hà Nội. Luận văn thạc sĩ luật kinh tế, học viện Khoa Học Xã Hội
2 Dương Thị Thanh Thủy. (2018). Pháp luật về miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Luận văn tốt nghiệp cử nhân, Trường Đại học Luật, Đại học Huế.
3 Đỗ Thị Hiền. (2019). Pháp luật về các trường hợp bất khả kháng trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế theo công ước viên 1980 và pháp luật Việt Nam. Luận văn tốt nghiệp cử nhân, Trường Đại học Luật, Đại học Huế
4 Khúc Thị Thanh Chung. (2014). Những vấn đề về miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng theo pháp luật Việt Nam. Luận văn thạc sĩ luật học, Đại học Quốc gia Hà Nội.
5 Trần Văn Duy (2012). Suy nghĩ về miễn trách nhiệm do bất khả kháng trong hợp đồng mua bán quốc tế hiện nay. Diễn đàn nghiên cứu về tài chính tiền tệ,
13(358): (27-31)
6 Đỗ Minh Tuấn (2015), Sự kiện bất khả kháng và một vài lưu ý trong thực tiễn thực hiện, website luatminhkhoe.vn, (ngày 20/07/2015).
7 Liên hợp quốc (1980), Công ước Viên về hợp đồng mua bán hàng hóa Quốc tế
8 Đàm thị Diễm Hạnh (2019), “Đàm phán lại và hệ quả pháp lý khi đàm phán không thành trong trường hợp hoàn cảnh thay đổi cơ bản theo Bộ nguyên tắc UNIDROIT về hợp đồng thương mại quốc tế (PICC), Bộ nguyên tắc luật hợp đồng châu Âu (PECL) và một số quốc gia trên thế giới – Giá trị tham khảo cho Việt Nam”, Tạp chí khoa học kiểm sát, số 2/2019.
9 Đỗ Văn Đại (2015), Bàn thêm về điều chỉnh hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 13(293), kỳ 1 tháng 7/2015
10 Quốc hội (2015),Bộ luật Dân Sự, Hà Nội. 11 Quốc hội (2005), Luật Thương Mại, Hà Nội. 12 Quốc hội (2014), Luật Xây dựng, Hà Nội.
13 Quốc hội (2014), LuậtBảo vệ môi trường, Hà Nội. 14 Quốc hội (2013), Luật phòng chống thiên tai, Hà Nội.
16 Chính phủ, Nghị định 37/2015/NĐ-CP hướng dẫn về hợp đồng xây dựng 17 UNIDROIT (2014), Bộ nguyên tắc ứng xử về hợp đồng thương mại
PHỤ LỤC Phụ lục 01: Điều 79 CISG 1980
Phụ lục 04: Khoản 18.1 Điều 18 của Hợp đồng xây dựng FIDIC 2017
Phụ lục 06:Khoản 18.3 Điều 18 của Hợp đồng xây dựng FIDIC 2017