Giải quyết bất khả kháng tại Công ty Cổ Phần Đất Xanh Miền Trung

Một phần của tài liệu Bất khả kháng theo pháp luật về hợp đồng xây dựng ở Việt Nam (Trang 35)

5. Kết cấu đề tài

2.2.2 Giải quyết bất khả kháng tại Công ty Cổ Phần Đất Xanh Miền Trung

2.2.3 Một số nhận xét đánh giá về việc áp dụng pháp luật về bất khả kháng trong hợp đồng xây dựng tại công ty cổ phần Đất Xanh Miền Trung

Kết luận chương 2

Nhìn chung, pháp luật Việt Nam ngày càng có nhiều quy định tiến bộ, có những quy định đã phần nào bắt kịp với sự phát triển của hệ thống pháp luật quốc tế. Tuy nhiên đối với quy định về bất khả kháng trong hợp đồng xây dựng thì vẫn chưa nhận được sự quan tâm đúng mức từ nhà nước, dẫn đến việc các quy định chưa chặt chẽ khiến việc thực thi pháp luật nảy sinh nhiều bất cập.

Đối với công ty Công ty Cổ phần Đất Xanh Miền trung, là một trong những công ty luôn dẫn đầu về lĩnh vực đầu tư xây dựng bất động sản, sự phát triển vượt bậc của Công ty đã ngày càng góp phần thay đổi diện mạo Khu vực Miền Trung Việt Nam đặc biệt đối với thành phố Đà Nẵng. Công ty đã luôn chủ trương khuyến khích và hỗ trợ tạo môi trường thuận lợi cho các bên khi tham gia hợp đồng. Đặc biệt trong năm qua đã triển khai rất tốt việc áp dụng chế định bất khả kháng để cùng các đối tác vượt qua khó khăn do đại dịch và thảm họa thiên nhiên.

CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG CÁC QUY ĐỊNH PHÁP

LUẬT VỀ BẤT KHẢ KHÁNG TRONG HỢP ĐỒNG XÂY DỰNG 3.1 Định hướng pháp luật về bất khả kháng trong hợp đồng xây dựng

Việc hoàn thiện pháp luật về bất khả kháng là một nhu cầu cấp thiết đối với xã hội tuy nhiên nó cần được định hướng sao cho:

Thứ nhất, phải xây dựng hệ thống cơ chế, chính sách pháp luật về chế định bất khả kháng đầy đủ, đồng bộ, bình đẳng, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của thị trường và phải phù hợp với các cam kết quốc tế của Việt Nam.

Thứ hai, cần xây dựng môi trường pháp luật về bất khả kháng trong hợp đồng xây dựng nói riêng và pháp luật nói chung theo các thông lệ và các chuẩn mực quốc tế.

Thứ ba, xây dựng cơ chế giám sát sao cho đảm bảo tính cạnh tranh bình đẳng giữa các doanh nghiệp. Kiên quyết xử phạt công khai và nghiêm khắc để răng đe các trường hợp lợi dụng kẽ hở trong pháp luật để trục lợi.

Thứ tư, nâng cao năng lực quản lý nhà nước, đáp ứng được yêu cầu hội nhập quốc tế.

3.2 Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về bất khả kháng trong hợp đồng xây dựng

3.2.1 Sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật về bất khả kháng

Thứ nhất, xây dựng một cách thật đầy đủ và khoa học về bất khả kháng. Cần có một định nghĩa thật chuẩn xác, theo hướng thống nhất với luật pháp trong nước và quốc tế, từ đó các doanh nghiệp có thể căn cứ vào đó để bảo đảm lợi ích của bản thân khi thực hiện hợp đồng.

Theo quan điểm của tác giả khi xây dựng định nghĩa bất khả kháng nên sử dụng phương pháp tổng hợp thay vì phương pháp liệt kê hay trừu tượng hóa trước đó. Ở định nghĩa về sự kiện bất khả kháng tại Bộ luật Dân sự 2015 chúng ta có thể dễ dàng nhận ra nhược điểm của phương pháp này chính là quá khái quát và chung chung dễ dẫn đến việc bên vi phạm lợi dụng điều khoản này để thoái thác trách nhiệm của mình. Phương pháp liệt kê - đây là phương pháp được nhiều thương gia có dày dạn kinh nghiệm thích áp dụng bởi tính cụ thể, rõ ràng, dễ dàng áp dụng nhưng dù có kinh nghiệm đến đâu thì cũng không thể bao quát hết các trường hợp xảy ra trong thực tế. Điều này có thể khiến hai bên thiếu căn cứ để giải quyết trách nhiệm do sự kiện bất khả kháng gây ra. Như vậy, sử dụng phương pháp tổng hợp kết hợp cả hai phương pháp trên chính là lựa chọn tối ưu nhất.

Thứ hai, xây dựng hệ thống quy định về sự kiện bất khả kháng trong từng lĩnh vực. Xét theo quan hệ tương quan giữa luật chung và luật riêng, tuy có thể dùng điều khoản tại Bộ luật Dân sự để áp dụng tuy nhiên mỗi lĩnh vực sẽ mang những đặc điểm riêng biệt nên việc các luật riêng như Luật Thương Mại hay Luật Xây dựng vốn vẫn chưa có một định nghĩa thì việc xây dựng một định nghĩa phù hợp với những đặc trưng đó sẽ dễ dàng hơn cho các chủ thể trong việc áp dụng vào thực tế. Tuy nhiên các định nghĩa này phải giữ được tính thống nhất với nhau, không được mâu thuẫn với nhau. Bởi lẽ có các hợp đồng thuộc phạm vi điều chỉnh của nhiều luật nên các điều khoản quy định dù mang những đặc điểm riêng nhưng vẫn phải giữ được bản chất chung.

Thứ ba, quy định rõ cơ quan nào có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận sự kiện bất khả kháng. Như đã phân tích thì để đảm bảo cho việc bên vi phạm có thể viện dẫn điều khoản bất khả kháng thì bên vi phạm phải thực hiện nghĩa vụ thông báo, chứng minh được sự ảnh hưởng của sự kiện đó khiến việc thực hiện hợp đồng trở nên bất khả thi. Điều này đòi hỏi một quy định rõ ràng là cơ quan nào có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận sự kiện bất khả kháng. Ví dụ trong năm 2020 vừa qua Hội đồng thúc tiến Thương mại Quốc tế Trung Quốc đã cấp hơn 7000 giấy chứng nhận bất khả kháng8 cho các công ty chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Tuy nhiên ở Việt Nam chỉ quy định là tổ chức có thẩm quyền tại nơi xảy ra sự kiện bất khả kháng tại điều khoản bất khả kháng mẫu hợp đồng xây lắp, tư vấn, mua sắm hàng hóa ban hành dựa theo các Thông tư số 01/2015/TT-BKHĐT, Thông tư số 03/2015/TT-BKHĐT, Thông tư số 05/2015/TT- BKHĐT và Thông tư 04/2017/TT-BKHĐT. Theo ý kiến của tác giả thì đối với những quy định quan trọng như thế này cần được sự quan tâm đúng mức từ phía nhà nước. Các điều luật càng cụ thể chi tiết bao nhiêu thì sẽ tránh được những hiểu lầm, sai sót bấy nhiêu. Chẳng hạn như hợp đồng cung cấp nho ở Ninh Thuận thỏa thuận giao hàng vào tháng 12 nhưng tháng 11 vì một đợt sương muối đột ngột khiến nho bị rụng. Như vậy nên quy định rõ trong trường hợp sự kiện đặc biệt xảy ra tại một địa phương trong một khu vực nhất định sẽ do Uỷ Ban nhân dân tại địa điểm đó, trong trường hợp trên là Uỷ ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận cấp giấy chứng nhận có sự kiện bất khả kháng xảy ra.

Thứ tư, cập nhập một số hình thức thông báo phù hợp. Như đã phân tích thì hiện tại, ở các văn bản pháp lý chỉ quy định hình thức thông báo bằng văn bản9 vẫn còn khá cứng nhắc. Nên quy định mở rộng các hình thức thông báo khác hiện đại hơn, tốc độ nhanh hơn. Ví dụ như tin nhắn trên các nền tảng Internet, tại Khoản 3 Điều 95 Bộ luật hình sự 2015 cũng công nhận các thông điệp dữ liệu điện tử được thể hiện dưới hình

8 新新新新新新新新 (Ảnh hưởng của dịch COVID-19 đến các hợp đồng),

thức trao đổi dữ liệu điện tử tin nhắn, email trên như là một chứng cứ hợp lệ. Nên việc công nhận các hình thức trên là hình thức thông báo hợp pháp là rất hợp lý. Hoặc, để đảm bảo an toàn thì có thể quy định các hình thức này là các biện pháp mang tính chữa cháy tạm thời. Tính chất tiện lợi và nhanh chóng của các hình thức thông báo này có thể giúp bên còn lại nhanh chóng nắm bắt tình hình và kịp thời đưa ra phương án giải quyết. Sau đó thì bên vi phạm vẫn phải có nghĩa vụ chứng minh và thông báo bằng văn bản đúng theo quy định của pháp luật.

Thứ năm, về điều khoản miễn trách nhiệm tại Luật thương mại 2005, nên loại bỏ quy định về miễn trách nhiệm do thực hiện các chính sách của các cơ quan có thẩm quyền nhà nước ban hành. Như đã phân tích thì việc thực hiện chính sách này vốn đã được xem như là một trường hợp bất khả kháng. Việc quy định tách riêng như thế này sẽ tạo khó khăn cho các chủ thể vi phạm vì không biết nên chọn điều khoản nào cho phù hợp.

3.2.2 Hoàn thiện quy định về hợp đồng trong Luật Xây Dựng

Định nghĩa của hợp đồng xây dựng trong Luật xây dựng 2014 cần sớm được hoàn thiện sao cho có thể bao quát được hết các lĩnh vực mà nó tác động đến. Đồng thời thể hiện rõ được những đặc trưng pháp lý của hợp đồng trong hoạt động xây dựng. Tác giả xin đề xuất định nghĩa như sau: “Hợp đồng xây dựng là sự thỏa thuận giữa các bên bằng văn bản nhằm làm phát sinh quyền và nghĩa vụ trong lĩnh vực xây dựng sao cho phù hợp với năng lực hoạt động kinh doanh của các bên tham gia”. Định nghĩa này tuy không thật sự bao quát được hết các lĩnh vực tác động của hợp đồng xây dựng nhưng từ khóa “kinh doanh” đã phần nào thể hiện được yếu tố thương mại của nó.

Đặc biệt, hoạt động xây dựng là một trong những hoạt động có đóng góp to lớn cho việc phát triển và thay đổi bộ mặt của cả đất nước nên việc có các chế tài để nâng cao trách nhiệm khi thực hiện hợp đồng của các bên là vô cùng quan trọng. Tuy nhiên hiện nay, trong lĩnh vực xây dựng mức phạt cao nhất do vi phạm hợp đồng chỉ là 12%10. Theo quan điểm của tác giả, nếu muốn nâng cao hiệu quả trong việc ký kết hợp đồng xây dựng, nâng cao tinh thần thực thi hợp đồng thì nhà nước cần có những điều chỉnh phù hợp hơn, để kịp thời bù đắp những hạn chế tồn đọng của pháp luật xây dựng đặc biệt là vấn đề bất khả kháng.

3.2.3 Điều khoản harship “hoàn cảnh thay đổi”

Điều khoản hoàn cảnh thay đổi là một trong những điều khoản có nhiều nét tương đồng với điều khoản bất khả kháng, nên việc quy định cụ thể điều khoản này sẽ

giúp cho các chủ thể tham gia hợp đồng có thể xem xét lựa chọn và áp dụng. Như đã phân tích thì việc ghi nhận điều khoản này là một tiến bộ lớn của pháp luật Việt Nam. Tuy nhiên vẫn tồn tại những hạn chế nhất định. Tác giả xin đề xuất những giải pháp sau:

Thứ nhất, bổ sung đầy đủ nghĩa vụ tham gia đàm phán bằng cách quy định rõ ràng: Các bên có nghĩa vụ phải đàm phán trước khi nhờ Tòa án giải quyết; một bên yêu cầu đàm phán lại và bên kia có nghĩa vụ phải tham gia; các bên có quyền yêu cầu tòa án giải quyết trong trường hợp đàm phán không thành hoặc một bên từ chối đàm phán. Tòa án chỉ thụ lý giải quyết khi các bên không thể đàm phán được.

Tham khảo từ tạp chí khoa học kiểm sát, chuyên đề số 02 năm 2019 bà Đàm Thị Diễm Hạnh đã đề xuất thay đổi khoản 3 Điều 420 của Bộ Luật Dân sự 2015 như sau:

“Trường hợp bên được yêu cầu không chấp nhận đàm phán lại hoặc quá trình đàm phán lại không thành trong một thời hạn hợp lý, một trong các bên có quyền yêu cầu Tòa án,…”. Theo tác giả thì đề xuất trên đã giải quyết được vấn đề về nghĩa vụ đàm phán và khẳng định được quyền được yêu cầu Tòa án giải quyết của các bên. Tuy nhiên một lần nữa đề xuất trên cũng không quy định rõ ràng “thời hạn hợp lý” là bao lâu. Tương tự đối với thời hạn thực hiện nghĩa vụ chứng minh sự ảnh hưởng của hoàn cảnh cảnh thay đổi. Dẫu biết rằng mỗi trường hợp đều có những sự khác biệt nên rất khó để xác định một thời hạn chung. Việc xác định thời hạn này là thử thách mà đòi hỏi các nhà làm luật phải nghiên cứu sâu, tiến hành khảo sát và tham khảo pháp luật quốc tế để nhanh chóng hoàn thiện.

Thứ hai, như đã phân tích thì quy định tại điều khoản này sẽ gây một số hiểu lầm về quyền yêu cầu Tòa án giải quyết. Vì vậy, điều luật này nên quy định theo chiều hướng nếu việc đàm phán lại thất bại thì một trong các bên đều có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết. Trong trường hợp một bên không chấp nhận đàm phán thì bên còn lại có quyền yêu cầu tòa án giải quyết. Ngoài ra, nên quy định theo hướng sao cho hậu quả chấm dứt hợp đồng là giải pháp cuối cùng khi không còn phương pháp nào khác nữa. Bởi lẽ mục đích của điều khoản này sinh ra chính là để giúp các bên tiếp tục thực hiện hợp đồng.

Thứ ba, theo quy định tại khoản 3 của điều khoản hoàn cảnh thay đổi này quy định cho phép Tòa án sửa đổi hoặc chấm dứt hợp đồng dựa trên “chi phí”. Theo ý kiến của tác giả, điều khoản cần thay đổi theo hướng khách quan hơn, xem xét dựa trên nhiều yếu tố hơn. Chỉ xét yếu tố chi phí thì khi áp dụng vào thực tế sẽ kém đi độ linh hoạt và mềm dẻo. Do đó, tại khoản 3 này có thể bổ sung thêm điều khoản như sau:

b) Sửa đổi hợp đồng để cân bằng quyền và lợi ích hợp pháp của các bên do hoàn cảnh thay đổi cơ bản.

c) Thực hiện các giải pháp đảm bảo tính công bằng và hợp lý”

Việc quy định thêm tính công bằng và hợp lý sẽ mở rộng cơ sở xem xét của Tòa án. Ngoài ra, vì ở khoản 3 đã quy định về đàm phán lại nên tại khoản 4 của điều này cũng nên sửa đổi “Trong quá trình đàm phán sửa đổi, chấm dứt hợp đồng”

thành”Trong quá trình đàm phán lại hợp đồng”, điều này sẽ hạn chế việc giới hạn việc đàm phán chỉ là sửa đổi hay chấm dứt.

3.3 Biện pháp nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về sự kiện bất khả kháng trong hợp đồng xây dựng

3.3.1 Nâng cao ý thức các chủ thể tham gia vào hợp đồng

Việc nâng cao ý thức, tiếp cận với các quy định pháp luật của các bên trong giao kết và thực hiện hợp đồng về sự kiện bất khả kháng có ý nghĩa vô cùng to lớn. Vì dẫu hệ thống pháp luật đã được hoàn thiện, nhưng nhận thức của các chủ thể không được nâng cao thì cũng sẽ làm giảm hiệu quả của những quy định đó.

Khi xây dựng xong hệ thống pháp luật thì việc đầu tiên cần làm chính là tuyên truyền bằng cách phối hợp với đài truyền hình, báo chi, các tổ chức, Hiệp hội,…nhằm xây dựng các chương trình, thông báo giải thích cách áp dụng luật cho các chủ thể một cách hiệu quả nhất. Bởi lẽ họ là các đối tượng trực tiếp liên quan đến vấn đề này. Việc các chủ thể càng hiểu rõ về các quy định của pháp luật, thì càng giúp cho việc thực hiện hợp đồng được diễn ra thành công, giảm thiểu các rủi ro tránh chấp đáng tiếc do thiếu hiểu biết.

Tăng cường việc tham gia đóng góp ý kiến của nhân dân vào các dự án xây dựng pháp luật, nó sẽ có tác dụng thiết lập ý thức pháp luật dưới dạng thói quen, lòng tin, động cơ của hành vi con người giúp nâng cao ý thức về trách nhiệm pháp lý của người dân.

Tổ chức những khóa đào tạo chuyên sâu, tạo các diễn đàn cho các chủ thể hiểu rõ về các quy định pháp luật. Bên cạnh đó, ý thức của những chủ thể tham gia hợp đồng cũng cần phải chủ động, linh hoạt, tích cực tìm hiểu pháp luật hiện hành, cũng như thực tiễn về thi hành pháp luật.

Đặc biệt hơn cả, trong tình hình thế giới biến động, thiên tai bão lũ liên tiếp xảy ra, đại dịch Covid-19 vẫn còn là một mối nguy hại lớn chừng nào chưa điều chế được vaccine11 chữa bệnh. Điều quan trọng không phải là tranh cãi nên vận dụng điều khoản

Một phần của tài liệu Bất khả kháng theo pháp luật về hợp đồng xây dựng ở Việt Nam (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(50 trang)
w