Nâng cao ý thức các chủ thể tham gia vào hợp đồng

Một phần của tài liệu Bất khả kháng theo pháp luật về hợp đồng xây dựng ở Việt Nam (Trang 40 - 41)

5. Kết cấu đề tài

3.3.1 Nâng cao ý thức các chủ thể tham gia vào hợp đồng

Việc nâng cao ý thức, tiếp cận với các quy định pháp luật của các bên trong giao kết và thực hiện hợp đồng về sự kiện bất khả kháng có ý nghĩa vô cùng to lớn. Vì dẫu hệ thống pháp luật đã được hoàn thiện, nhưng nhận thức của các chủ thể không được nâng cao thì cũng sẽ làm giảm hiệu quả của những quy định đó.

Khi xây dựng xong hệ thống pháp luật thì việc đầu tiên cần làm chính là tuyên truyền bằng cách phối hợp với đài truyền hình, báo chi, các tổ chức, Hiệp hội,…nhằm xây dựng các chương trình, thông báo giải thích cách áp dụng luật cho các chủ thể một cách hiệu quả nhất. Bởi lẽ họ là các đối tượng trực tiếp liên quan đến vấn đề này. Việc các chủ thể càng hiểu rõ về các quy định của pháp luật, thì càng giúp cho việc thực hiện hợp đồng được diễn ra thành công, giảm thiểu các rủi ro tránh chấp đáng tiếc do thiếu hiểu biết.

Tăng cường việc tham gia đóng góp ý kiến của nhân dân vào các dự án xây dựng pháp luật, nó sẽ có tác dụng thiết lập ý thức pháp luật dưới dạng thói quen, lòng tin, động cơ của hành vi con người giúp nâng cao ý thức về trách nhiệm pháp lý của người dân.

Tổ chức những khóa đào tạo chuyên sâu, tạo các diễn đàn cho các chủ thể hiểu rõ về các quy định pháp luật. Bên cạnh đó, ý thức của những chủ thể tham gia hợp đồng cũng cần phải chủ động, linh hoạt, tích cực tìm hiểu pháp luật hiện hành, cũng như thực tiễn về thi hành pháp luật.

Đặc biệt hơn cả, trong tình hình thế giới biến động, thiên tai bão lũ liên tiếp xảy ra, đại dịch Covid-19 vẫn còn là một mối nguy hại lớn chừng nào chưa điều chế được vaccine11 chữa bệnh. Điều quan trọng không phải là tranh cãi nên vận dụng điều khoản

11 là chế phẩm có tính kháng nguyên dùng để tạo miễn dịch đặc hiệu chủ động, nhằm tăng sức đề kháng của cơ thể đối với một tác nhân gây bệnh cụ thể.

bất khả kháng hay điều khoản khó khăn, mà chính là nguyên tắc thiện chí quy định tại Khoản 3 Điều 3 Bộ Luật Dân Sự 2015. Đây mới là công cụ pháp lý hữu hiệu nhất khi có sự việc ngoài ý muốn xảy ra. Bằng cách ngồi lại với nhau, dùng tinh thần thiện chí cùng bàn bạc cách vượt qua khó khăn. Đặt mình vào vị trí đối tác để hiểu những khó khăn mà các tình huống không mong đợi đem lại, lúc đó thì việc sử dụng bất khả kháng hay Harship sẽ trở nên dễ dàng hơn.

Một phần của tài liệu Bất khả kháng theo pháp luật về hợp đồng xây dựng ở Việt Nam (Trang 40 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(50 trang)
w