Áp dụng kanban

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG ÁP DỤNG LEAN MANUFACTURING TẠI CÔNG TY CP KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TỰ ĐỘNG HẢI NAM (Trang 42 - 49)

3.2.3.1 Triển khai sử dụng kanban

Do khoảng cách di chuyển giữa các công đoạn sản xuất không lớn lắm, kích thước sản xuất theo từng lô nên tác giả chỉ thiết kế thẻ Kanban đặt hàng (Kanban sản xuất).

Kanban đặt hàng (thẻ Kanban sản xuất) bao gồm các thông tin như sau: - Tên sản phẩm - Lệnh sản xuất - Chủng loại - Màu - Kích thước sản phẩm - Tên qui trình

33

BẢNG 3.3: Thẻ Kanban đặt hàng sản xuất KANBAN ĐẶT HÀNG SẢN XUẤT

Tên sản phẩm : Tên qui trình

Lệnh sản xuất : Chủng loại :

Màu :

Kích thước sản phẩm:

Thẻ đặt hàng sản xuất có 3 loại tương ứng với các màu khác nhau - Màu xanh: Đã sản xuất xong đơn hàng

- Màu vàng: Đang sản xuất

- Màu đỏ: Có vấn đề nên không sản xuất được  Cách sử dụng

-Công nhân sản xuất tại công đoạn sau, khi sử dụng hết sản phẩm thì rút thẻ đặt hàng sản xuất ra, dò lại thông tin trên thẻ rồi di chuyển đến công đoạn trước, sau đó đặt vào vị trí bảng điều độ chứa thẻ Kanban sản xuất.

-Công nhân tại công đoạn trước, khi đã hoàn tất sản phẩm, nhìn lại bảng điều độ sản xuất, nếu thấy bảng có thẻ thì lập tức phải sản xuất để đáp ứng kịp thời cho công đoạn sau. Việc lựa chọn thẻ để sản xuất dựa trên qui luật vào trước làm trước (làm từ bên trái sang phải trên bảng điều độ). Khi bắt đầu sản xuất, rút thẻ đặt hàng sản xuất ra tại bảng điều độ và gắn vào vị trí thẻ màu vàng, nếu hàng đang sản xuất, nếu không sản xuất ngay được vì lý do gì đó phải gắn vào thẻ màu đỏ để báo hiệu. Khi hoàn tất, thay thẻ màu vàng bằng thẻ xanh để báo hiệu đã sản xuất xong.

- Công nhân tại công đoạn sau, khi thấy có thẻ xanh và cần hàng thì di chuyển sang bộ phận trước để lấy hàng.

3.2.3.2. Thiết kế nhiệm vụ của các bên bộ phận liên quan và cách quản lý thông qua sử dụng thẻ Kanban

34 của việc áp dụng hệ thống Kanban:

Thứ nhất: Các công đoạn sau chỉ lấy các sản phẩm cần thiết từ công đoạn trước với đúng số lượng cần sử dụng và đúng thời điểm

Nhiệm vụ của nhà quản lý và tổ trưởng:

 Ngăn cấm lấy số lượng hàng lớn hơn số lượng trong thẻ Kanban.

 Các thẻ Kanban phải được gắn đúng vào vị trí trong bảng điều độ sản xuất.

 Ngăn cấm sự rút hay lấy hàng mà không có thẻ Kanban. Công nhân:

 Sau khi làm xong sản phẩm, lấy toàn bộ sản phẩm tại vùng giao nhận để làm.

 Công nhân có nhiệm vụ vận chuyển, chuẩn bị đầu vào cho công đoạn, khi lấy hàng tại kho Mss của xưởng cán luyện lưu hóa thì phải xem xét kỹ số lượng cần lấy và lấy đúng theo Kanban sản xuất.

 Phải đặt thẻ đặt hàng sản xuất vào đúng nơi qui định trên bảng, không được đặt chồng lên hay tháo các thẻ đang có gắn thẻ của mình vào.

Thứ hai: Công đoạn trước nên sản xuất sản phẩm theo đúng số lượng mà công đoạn sau đã lấy đi.

Tổ trưởng và giám sát:

 Tại xưởng cán luyện lưu hóa, theo dõi tiến độ làm việc và hoàn thành các Kanban đặt hàng sản xuất.

 Bảo đảm thứ tự của các thẻ Kanban được thực hiện một cách đúng đắn.

 Nhanh chóng tìm ra nguyên nhân và khắc phục khi thấy treo thẻ đỏ.

 Cần xem xét qui trình khi thấy thẻ vàng treo quá lâu trên bảng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

 Khi thấy thẻ xanh được gắn lâu trên bảng (đúng kế hoạch sản xuất) mà vẫn chưa

được lấy đi thì phải báo cho bộ phận lạng, cắt biết để lấy hàng.

35

thì bộ phận lạng, cắt có vấn đề, phải tìm cách giải quyết. Công nhân:

 Tại bộ phận lạng, cắt: Chỉ được bắt đầu sản xuất sau khi công đoạn sau lấy hàng đi, công đoạn trước chỉ được làm đúng sản phẩm của thẻ đặt hàng.

Thứ ba: Không được để sản phẩm lỗi chuyển đến công đoạn kế tiếp.

 Tổ trưởng: Giám sát tỷ lệ lỗi của công nhân, cảnh cáo công nhân nếu gây ra lỗi quá nhiều.

 Công nhân: nên xem lại chất lượng sản phẩm của mình trước khi chuyển qua công

đoạn kế tiếp.

 Bộ phận chất lượng:

 Giám sát chặt chẽ chất lượng sản phẩm của các công đoạn.

 Xác định các điểm kiểm soát chất lượng.

Ngoài ra, còn một số bộ phận ảnh hưởng đến sản xuất kéo là bộ phận bảo trì, bộ phận đầu vào nguyên vật liệu như sau:

 Bộ phận bảo trì:

 Hàng tuần bảo trì định kỳ tất cả các máy gia công.

 Theo dõi tình trạng máy.

 Bố trí tại các xưởng từ 1 đến 2 công nhân bảo trì.

 Chuẩn bị tốt các máy rỗi để khi có hư hỏng máy xảy ra, nhanh chóng đẩy máy thay thế vào.

 Công nhân các công đoạn sản xuất khi thấy máy có dấu hiệu bị hư mà mình không có khả năng sữa chữa, nhanh chóng báo cho tổ trưởng gọi thợ bảo trì.

 Bộ phận đầu vào nguyên vật liệu:

36

37

KẾT LUẬN

Hệ thống sản xuất tinh gọn (Lean manufacturing) của Toyota đã khơi dậy một cuộc cách mạng toàn cầu trong kinh doanh sản xuất và dịch vụ. Lean Manufacturing là một mô hình vượt trội, có thể áp dụng đa dạng ở các lĩnh vực, giúp các doanh nghiệp cải thiện tốc độ kinh doanh, cải thiện chất lượng sản phẩm, dịch vụ và cắt giảm chi phí hiệu quả.

Tuy nhiên, việc áp dụng Lean không hề đơn giản, phải trải qua thời gian lâu dài và phải có quyết tâm theo đuổi đến cùng thì có thể thành công. Qua thwoif gian thực tập tại Nhà máy chính – Công ty Cổ phần Kỹ thuật Công nghệ Hải Nam thì tác giả nhận thấy việc áp dụng Lean rất khó khăn đòi hỏi nhiều yếu tố như con người, tài chính, thời gian, máy móc thiết bị,... Mặc dù Nhà máy chỉ mới áp dụng Lean những ban lãnh đọa cùng đội ngũ công nhân đã có sự cố gắng, nổ lực thực hiện tốt nhất trong khả năng của mình. Nhà máy đã áp dụng một số công cụ trong Lean như 5S, quản lý trực quan, bảo trì định kỳ. Tuy chỉ ở bước đầu triển khai nhưng cũng đem lại những thay đổi cho Nhà máy, năng suất và chất lượng sản phẩm được cải tiến rõ rệt. Tác giả mong rằng trong tương lai, Nhà máy sẽ áp dụng thành công Lean Manufacturing vào quá trình sản xuất để đem lại hiệu quả tốt nhất.

Qua việc nghiên cứu và thực hiện đề tài thì tác giả đã có những kinh nghiệm thực tế về quy trình sản xuất cũng như công tác áp dụng Lean trong một doanh nghiệp thực tế là như thế nào. Những kiến thức thực tiễn về quy trình triển khai, các công cụ áp dụng, cách kiểm soát loại bỏ lãng phí và những lợi ích đem lại của Lean đã góp phần giúp tác giả hiểu rõ hơn về Lean.

38

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] ĐỨC, H. (2020). 7 CÔNG CỤ KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG

[2] MINH, N. T. (n.d.). Sản xuất tinh gọn và ứng dụng vào các công ty tại việt nam. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

[3] P.WOMACK, J. (2003). LEAN THINKING.

[4] QUANG, T. N. (2016). Quản lý bảo trì công nghiệp. Bình Dương: Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM

[5] Bùi Nguyên Hùng, Nguyễn Thúy Quỳnh Loan (2004). Quản lý chất lượng,

NXB Đại học quốc gia Tp.HCM.

[6] Bùi Nguyên Hùng, Nguyễn Quỳnh Mai. Giáo trình nâng cao năng suất bằng

các phương pháp kỹ thuật công nghiệp, khoa Quản lý công nghiệp, Trường ĐHBK

Tp.HCM.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG ÁP DỤNG LEAN MANUFACTURING TẠI CÔNG TY CP KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TỰ ĐỘNG HẢI NAM (Trang 42 - 49)