Thiết kế poster

Một phần của tài liệu skkn giải pháp hƣớng dẫn học sinh THPT thực hiện dự án kỹ thuật đạt hiệu quả cao trong cuộc thi NCKH (Trang 34)

2. 1.3 Tiêu chí đánh giá dự án kỹ thuật

2.2.11.Thiết kế poster

Poster đóng vai trò rất quan trọng trong cuộc thi KHKT vì những lí do sau:

Khi học sinh không có mặt để trình bày, poster cung cấp cho giám khảo và ngƣời xem cái nhìn tổng quan về dự án. Do đó poster cần phải mô tả nổi bật và súc tích phạm vi, bản chất nghiên cứu và kết quả dự án .

Hầu hết giám khảo sẽ không có thời gian đọc toàn bộ báo cáo nghiên cứu nên những poster thể hiện đầy đủ, rõ ràng các nội dung của dự án, thiết kế đẹp, bắt mắt sẽ thu hút đƣợc sự quan tâm của ban giám khảo. Trên poster cần “tóm tắt dự án sao cho ngƣời xem có thể “nắm bắt đƣợc những thông tin quan trọng một cách dễ dàng và nhanh chóng.

Khi học sinh có mặt tại gian trƣng bày, poster sẽ hỗ trợ cho học sinh khi các em thuyết trình về dự án. Các em có thể dùng các thông tin trên poster nhƣ các dữ liệu mẫu, hình ảnh nghiên cứu, một số khái niệm quan trọng, các mô tả trọng tâm, tóm lƣợc các kết luận của dự án... để hỗ trợ cho câu trả lời của mình.

Để có một poster đạt yêu cầu về nội dung học sinh phải bám sát hƣớng dẫn về nội dung, bố cục của poster để chuẩn bị đầy đủ các dữ liệu thô: các nội dung văn bản sẽ trình bày trên poster, các biểu đồ, hình ảnh... và thiết kế một bản thảo bố cục poster trên giấy. Sau đó học sinh tự lên ý tƣởng về poster trên file word. Màu sắc poster nên hài hòa, tƣơi sáng, bắt mắt để thu hút sự quan tâm của ngƣời xem cũng nhƣ các giám khảo. Font chữ trên poster phải đủ lớn, rõ ràng, dễ đọc. Nên trình bày dƣới dạng sơ đồ, hình ảnh để ngƣời xem dễ đọc hơn. Sau đó nhờ chuyên gia chuyển sang phần mềm chuyên dụng và in ra đóng vào khung. Trên poster không ghi tên tác giả, tên ngƣời hƣớng dẫn và đơn vị dự thi. Khi đi thi ban tổ chức sẽ cấp cho mỗi dự án một mã số để các em dán lên poster của mình.

Hình 1: Poster của HS đã tham gia dự thi năm 2018-2019

2.2.12. Trưng bày dự án

Để thu hút và giới thiệu dự án, hãy tạo thuận lợi cho những khán giả quan tâm và giám khảo có thể tiếp cận dự án. Hầu hết các gian trƣng bày đều có 3 phần và đƣợc đặt theo kiểu tự do. Các sản phẩm trƣng bày (hình ảnh, bày báo cáo, nhật kí nghiên cứu...) thƣờng đƣợc đặt trên bàn. Hầu hết giám khảo có thể nhìn vào bàn trƣng bày trƣớc khi phỏng vấn. Do đó cần phải đảm bảo tính ngăn nắp, gọn gàng. Đảm bảo là phần trƣng bày của theo một quy trình và đƣợc trƣng bày một cách hợp lý, dễ thấy và dễ đọc.

Hãy làm cho khu trƣng bày đƣợc nổi bật. Sử dụng poster thiết kế đẹp, bảng và biểu đồ sặc sỡ và rõ ràng để trình bày dự án. Đặc biệt chú ý đến dán nhãn và tựa đề hoặc biểu đồ, hình vẽ, ảnh, và

bảng biểu để đảm bảo rằng mỗi phần đều có một tựa đề và đƣợc dán nhãn miêu tả nội dung trình bày. Ai cũng phải hiểu đƣợc phần minh họa mà không cần giải thích thêm.

Gian trƣng bày phải đảm bảo quy định về giới hạn kích cỡ và các quy định về an toàn khi chuẩn bị phần trƣng bày. Thể hiện tất cả những tài liệu cần thiết cho dự án mình. Đảm bảo rằng khu vực trƣng bày đƣợc giữ kiên cố, bởi vì nó cần phải đƣợc giữ nguyên một chỗ trong thời gian tƣơng đối dài.

Tuy nhiên cũng cần lƣu ý giám khảo sẽ chấm điểm dự án của bạn, không phải là phần trƣng bày. Không sử dụng một lƣợng thời gian và tiền bạc quá nhiều trong việc chuẩn bị phần trƣng bày. Dự án sẽ đƣợc đánh giá trên những tiêu chí khoa học, không phải là sự phô diễn.

Phỏng vấn của ban giám khảo ở gian trưng bày

Giám khảo đánh giá và tập trung vào: những gì thí sinh đã tiến hành nghiên cứu; thí sinh đã tuân thủ các phƣơng pháp khoa học, kỹ thuật, lập trình phần mềm hoặc toán học tốt đến mức nào; chi tiết và độ chính xác của nghiên cứu nhƣ đƣợc trình bày ở trong sổ dữ liệu và mức độ đóng góp vào dự án của từng thành viên trong nhóm nghiên cứu.

Giám khảo sẽ đánh giá cao một dự án đƣợc chuẩn bị kỹ càng. Họ sẽ đánh giá tầm quan trọng của dự án của học sinh trong lĩnh vực đó; sự chu đáo và bao nhiêu phần trăm trong ý tƣởng nghiên cứu là tác phẩm của chính học sinh .

Ban đầu, giám khảo sẽ lấy thông tin từ phần trƣng bày, phần tóm tắt và báo cáo nghiên cứu để hiểu đƣợc nội dung dự án, nhƣng phần phỏng vấn sẽ quyết định kết quả của dự án. Giám khảo sẽ đánh giá cao những thí sinh có thể diễn giải và thuyết trình một cách thoải mái và tự tin về dự án của mình. Họ không mấy hứng thú đối với những bài trình bày và thuyết trình học thuộc lòng - họ chỉ muốn nói chuyện với học sinh để xem các em nắm vững nội dung dự án thế nào từ đầu đến cuối. Quan trọng là học sinh cần phải bắt đầu cuộc phỏng vấn đúng cách. Đầu tiên là chào hỏi giám khảo và giới thiệu về bản thân. Hãy tạo một ấn tƣợng tốt. Hình thức, thái độ tốt, trang phục lịch sự và nhiệt tình với những gì các em đang làm sẽ gây ấn tƣợng cho giám khảo.

Giám khảo thƣờng hỏi một số câu hỏi để kiểm tra hiểu biết sâu của học sinh về dự án nhƣ: Ý tƣởng này đến với bạn nhƣ thế nào? Vai trò của bạn trong dự án này là gì? Bạn đã làm gì trong dự án này? Những gì bạn chƣa làm đƣợc? Bạn có kế hoạch gì tiếp theo cho dự án này? Những ứng dụng thực tế/ý nghĩa của dự án này là gì? Dự án này đã có ai làm chƣa? Họ làm đến mức độ nào? Bạn cải tiến so với họ làm ra sao? Cách cải tiến nhƣ thế nào? Tại sao bạn lại ngiên cứu vấn đề này mà không nghiên cứu vấn đề khác tốt hơn? Nhớ rằng giám khảo cần phải biết liệu học sinh có hiểu nguyên tắc khoa học cơ bản đằng sau dự án hay lĩnh vực chủ đề của

bạn không. Họ muốn biết liệu các em đã đo đạc và phân tích chính xác dữ liệu hay chƣa. Họ muốn biết liệu học sinh có thể tìm đƣợc những hạn chế đối với dự án của mình và dự án có thể áp dụng kết quả vào thực tế nhƣ thế nào. Cuối cùng, giám khảo sẽ khuyến khích nỗ lực khoa học của học sinh và những mục tiêu/sự nghiệp trong lĩnh vực khoa học.

2.2.13. Chuẩn bị bài thuyết trình powerpoint(dành cho vòng thi toàn cuộc) Nội dung bài thuyết trình cần bám sát vào bảng tiêu chí đánh giá của Cuộc thi gồm: Nội dung bài thuyết trình cần bám sát vào bảng tiêu chí đánh giá của Cuộc thi gồm:

- Câu hỏi nghiên cứu: 10 điểm;

- Kế hoạch nghiên cứu và phƣơng pháp nghiên cứu: 15 điểm;

- Tiến hành nghiên cứu (thu thập, phân tích và sử dụng dữ liệu): 20 điểm; - Tính sáng tạo: 20 điểm;

- Trình bày: 35 điểm (nội dung trình bày: 10 điểm và trả lời phỏng vấn: 25 điểm.

GVDH phải cho học sinh chuẩn bị trƣớc thật cẩn thận những gì các em sẽ nói khi thuyết trình. Phần này GHVD cũng nên cho HS tự thiết kế phần trình bày theo ý tƣởng của mình, nội dung khoảng từ 15-30 file là vừa, nên đƣa nhiều hình ảnh, sơ đồ, kết quả dạng bảng, đồ thị, nhìn vào đó học sinh phân tích ra. Phần trình bày thƣờng có từ 5-7 phút. Các em cần trình bày một cách thật tự nhiên theo sự hiểu biết của mình, tránh tình trạng học thuộc lòng dễ gây hiểu nhầm vấn đề không phải do các em làm. Nội dung các em thuyết trình xoay quanh các vấn đề: Ý tƣởng dự án đƣợc hình thành nhƣ thế nào? Những lý thuyết khoa học liên quan đến các vấn đề cần nghiên cứu, những vấn đề mà ngƣời khác đã làm đƣợc, chỗ nào chƣa hoàn thiện hoặc cần cải tiến mà mình cần làm; nêu đƣợc sơ đồ khối về quy trình thực nghiệm của mình, sản phẩm hay kết quả thu đƣợc; giải thích về các kết quả đó; kết quả thực nghiệm đƣợc từ sản phẩm thu đƣợc; ý nghĩa của sản phẩm trong cuộc sống và sản xuất. Trong khi thuyết trình cần chia cho hai em trình bày song song với nhau, lời nói to rõ, mạch lạc, thu hút đƣợc sự theo dõi của mọi ngƣời, thỉnh thoảng theo dõi sự theo dõi của mọi ngƣời bằng những ánh nhìn. Điều đó làm gia tăng giá trị của bày báo cáo.

Khi trình bày xong các em sẽ đƣợc nhiều ban giám khảo đặt câu hỏi phỏng vấn trực tiếp. Phần này rất căng thẳng đối với các em, đứng trƣớc nhiều thầy cô giáo để trình bày là một thử thách đối với các em, sau đó phải trả lời các câu hỏi từ ban giám khảo, có đôi khi nhiều ban giám khảo hỏi cùng một lúc, các em cần phải có sổ tay ghi tốc ký lại những gì ban giám khỏa hỏi, sau đó lần lƣợt trả lời từng câu hỏi một, phần nào các em chƣa rõ hay chƣa nằm chắt, nằm ngoài những gì nghiên cứu thì không đƣợc tỏ vẻ khó chịu mà phải lựa lời nói khéo nhƣ “phần này em chƣa nghiên cứu tới, em sẽ nghiên cứu thêm , tránh trả lời “em không biết’’....

2.3. Những lưu ý khi ghi sổ tay khoa học

Cách ghi sổ tay đã đƣợc trình bày phần trƣớc. Trong mục này, Tôi xin đƣa ra một số lƣu ý khi ghi nhật ký trong sổ tay. Những ghi chép trong sổ tay là tƣ liệu quan trọng để các em viết báo cáo sau này, nên phải ghi thật chi tiết, cụ thể, rõ ràng, ghi đầy đủ các lần thí nghiệm, kể cả những lần thử nghiệm không thành công, từ những lần không thành công, khi xem lại dữ liệu học sinh mới nhìn vào đó rút đƣợc kinh nghiệm, từ đó có hƣớng đi mới cho dự án của mình. Các em cần ghi rõ ngày tháng thực nghiệm, những chuyện cụ thể các em đã làm. Các số liệu thu thập đƣợc khi đi khảo sát, tổng kết, phân tích số liệu đó. Ngày tháng gửi mẫu, địa chỉ gởi, ngày nhận đƣợc kết quả, từ kết quả đó cho ta những thông tin gì. Hƣớng tiếp theo mình phải làm gì, công việc cho những ngày tới. Ghi chép lại những thông tin khi trao đổi với GVHD khi họp nhóm rút kinh nghiệm.

Cuốn sổ nhật kí nghiên cứu là một tài liệu có giá trị nhất. Những ghi chép cụ thể và chính xác đem đến một dự án lôgic thành công. Việc ghi chép tốt sẽ thể hiện cho giám khảo thấy sự nhất quán và chu đáo của các em và sẽ giúp các em trong việc viết báo cáo nghiên cứu. Nhật kí cũng có thể ghi lại những tâm trạng, cảm xúc (ghi ít, ngắn gọn) của các em khi gặp khó khăn hoặc khi đạt đƣợc kết quả ở từng giai đoạn nghiên cứu. Nội dung trong nhật kí cần thể hiện ngắn gọn, chính xác, không nên ghi dài dòng, có thể vẽ sơ đồ, hình ảnh minh họa … Lƣu ý nhật kí nghiên cứu phải là quyển sổ có nội dung viết tay chứ không phải đánh máy thì mới đƣợc đánh giá cao về độ “thật .

2.4. Một số kinh nghiệm khác

2.4.1. Vai trò của học sinh

Học sinh tham gia cuộc thi KHKT là tham gia một hoạt động trải nghiệm sáng tạo bổ ích; giúp các em thực hiện niềm đam mê khoa học, phát triển khả năng tƣ duy logic, sáng tạo…rèn luyện cho các em những kĩ năng để trở thành một nhà khoa học chân chính. Do đó GVHD cần phải dạy cho các em biết đạo đức của một ngƣời làm khoa học là phải trung thực. Các em không đƣợc có những hành động sai trái nhƣ copy đề tài ngƣời khác (đạo đề tài), nhờ ngƣời lớn làm hộ, “gian lận số liệu , trích dẫn nội dung, số liệu của một nghiên cứu khác mà không ghi trích nguồn…Các em phải biết rằng có những hành động nhƣ trên không những vi phạm đạo đức trong nghiên cứu khoa học mà còn vi phạm pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ của ngƣời khác nữa. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Kích thích tính tò mò khoa học, rèn luyện thói quen quan sát, đặt câu hỏi, không chấp nhận những điều còn mơ hồ;

trình nghiên cứu;

Mạnh dạn và tự tin trao đổi, hỏi, tìm kiếm các nguồn lực hỗ trợ trong suốt quá trình thực hiện đề tài;

Tự mình thực hiện các đề tài nghiên cứu trên cơ sở định hƣớng, trợ giúp từ thầy cô, nhà trƣờng và xã hội.

2.4.2. Vai trò của GVHD

Thực tế giảng dạy luôn khơi gợi cho mỗi giáo viên phƣơng pháp dạy học mới hiệu quả, sáng tạo. Với cái tâm của ngƣời thầy, lòng yêu nghề, cùng với khả năng tự học hỏi, tự nghiên cứu, mỗi giáo viên sẽ đem đến những tiết dạy lí thú cho học sinh thân yêu của mình. Nghiên cứu khoa học là một hoạt động hay và lý thú, sân chơi trí tuệ giúp học sinh học tập tích cực hơn, biết áp dụng lý thuyết để giải quyết các tình huống thực tế trong cuộc sống.

Tuyên truyền, giáo dục để học sinh nhận thức rằng: Nghiên cứu khoa học là một phƣơng pháp học tập tốt nhất (tự lực, chủ động, tích cực, khoa học, hứng thú, say mê); Bản thân mỗi giáo viên luôn tích cực đổi mới phƣơng pháp dạy học theo hƣớng tích cực hóa hoạt động của HS, triển khai các hình thức dạy học sáng tạo, có tính nghiên cứu, thúc đẩy hoạt động tìm tòi, khám phá của HS khơi dậy sự tò mò, khám phá thế giới xung quanh của các em. Không ngừng học tập để nâng cao trình độ chuyên môn. Quan tâm, động viên giúp đỡ học sinh kịp thời trong quá trình nghiên cứu, lôi cuốn các em vào các hoạt động nghiên cứu bằng chính cái tâm và lòng nhiệt huyết của ngƣời thầy. Hình thành các kỹ năng nghiên cứu cho HS; Chú trọng tính ứng dụng thực tiễn trong mỗi bài dạy; Kết hợp với các giáo viên khác xây dựng các chủ đề dạy học tích liên môn; Tạo tâm thế thoải mái, chấp nhận các suy nghĩ khác biệt và khuyến khích học sinh nêu vấn đề, đặt câu hỏi nghiên cứu; Nhạy bén trong phát hiện và hoàn thiện ý tƣởng nghiên cứu từ những câu hỏi, phát biểu, thắc mắc của học sinh;

Là hiện thân của ngƣời làm nghiên cứu, nắm vững đƣợc các dự án nghiên cứu trong các cuộc thi hàng năm. Nhằm định hƣớng cụ thể hơn cho HS trong việc lựa chọn hƣớng nghiên cứu và xác định đƣợc vấn đề nghiên cứu, giáo viên cần quan tâm, giúp đỡ học sinh tìm hiểu về những vấn đề khoa học, kĩ thuật đang đƣợc đặt ra, đang đƣợc thế giới quan tâm, tìm hiểu sâu về các hƣớng nghiên cứu thuộc các lĩnh vực khoa học và mức độ yêu cầu của kết quả nghiên cứu trong và ngoài nƣớc.

Các giáo viên tham gia hƣớng dẫn học sinh nghiên cứu khoa học cần phải xác định quy trình hợp lí và sử dụng đúng các phƣơng pháp hƣớng dẫn học sinh nghiên cứu khoa học kĩ thuật, nhằm phát huy cao nhất tự tự lực, sáng tạo của học sinh.

Gợi ý, định hƣớng cho HS có đƣợc những ý tƣởng hay, có tính mới và khả thi. Từ những ý tƣởng đó, giúp các em phát triển thành dự án hoàn chỉnh, đặt tên dự án phù hợp với nội dung và mục tiêu nghiên cứu.

Sau khi học sinh đăng ký dự án nghiên cứu, giáo viên nên làm những việc sau:

a) Liên tục đặt ra những câu hỏi bắt buộc học sinh phải tìm hiểu và nghiên cứu từ nguồn sách báo, tài liệu, internet, kiến thức đã học đƣợc ở trƣờng…

b) Giáo viên hƣớng dẫn chỉ đóng vai trò là cầu nối để cùng học sinh nghiên cứu

c) Cần xác định cho học sinh đề tài nghiên cứu thuộc lĩnh vực khoa học hay kỹ thuật để thực hiện cho đúng quy trình nghiên cứu

d) Giúp học sinh hoàn thiện các hồ sơ, báo cáo liên quan. Lƣu ý các phiếu phê duyệt

Một phần của tài liệu skkn giải pháp hƣớng dẫn học sinh THPT thực hiện dự án kỹ thuật đạt hiệu quả cao trong cuộc thi NCKH (Trang 34)