Chuẩn bị bài thuyết trình powerpoint

Một phần của tài liệu skkn giải pháp hƣớng dẫn học sinh THPT thực hiện dự án kỹ thuật đạt hiệu quả cao trong cuộc thi NCKH (Trang 37)

2. 1.3 Tiêu chí đánh giá dự án kỹ thuật

2.2.13. Chuẩn bị bài thuyết trình powerpoint

Nội dung bài thuyết trình cần bám sát vào bảng tiêu chí đánh giá của Cuộc thi gồm:

- Câu hỏi nghiên cứu: 10 điểm;

- Kế hoạch nghiên cứu và phƣơng pháp nghiên cứu: 15 điểm;

- Tiến hành nghiên cứu (thu thập, phân tích và sử dụng dữ liệu): 20 điểm; - Tính sáng tạo: 20 điểm;

- Trình bày: 35 điểm (nội dung trình bày: 10 điểm và trả lời phỏng vấn: 25 điểm.

GVDH phải cho học sinh chuẩn bị trƣớc thật cẩn thận những gì các em sẽ nói khi thuyết trình. Phần này GHVD cũng nên cho HS tự thiết kế phần trình bày theo ý tƣởng của mình, nội dung khoảng từ 15-30 file là vừa, nên đƣa nhiều hình ảnh, sơ đồ, kết quả dạng bảng, đồ thị, nhìn vào đó học sinh phân tích ra. Phần trình bày thƣờng có từ 5-7 phút. Các em cần trình bày một cách thật tự nhiên theo sự hiểu biết của mình, tránh tình trạng học thuộc lòng dễ gây hiểu nhầm vấn đề không phải do các em làm. Nội dung các em thuyết trình xoay quanh các vấn đề: Ý tƣởng dự án đƣợc hình thành nhƣ thế nào? Những lý thuyết khoa học liên quan đến các vấn đề cần nghiên cứu, những vấn đề mà ngƣời khác đã làm đƣợc, chỗ nào chƣa hoàn thiện hoặc cần cải tiến mà mình cần làm; nêu đƣợc sơ đồ khối về quy trình thực nghiệm của mình, sản phẩm hay kết quả thu đƣợc; giải thích về các kết quả đó; kết quả thực nghiệm đƣợc từ sản phẩm thu đƣợc; ý nghĩa của sản phẩm trong cuộc sống và sản xuất. Trong khi thuyết trình cần chia cho hai em trình bày song song với nhau, lời nói to rõ, mạch lạc, thu hút đƣợc sự theo dõi của mọi ngƣời, thỉnh thoảng theo dõi sự theo dõi của mọi ngƣời bằng những ánh nhìn. Điều đó làm gia tăng giá trị của bày báo cáo.

Khi trình bày xong các em sẽ đƣợc nhiều ban giám khảo đặt câu hỏi phỏng vấn trực tiếp. Phần này rất căng thẳng đối với các em, đứng trƣớc nhiều thầy cô giáo để trình bày là một thử thách đối với các em, sau đó phải trả lời các câu hỏi từ ban giám khảo, có đôi khi nhiều ban giám khảo hỏi cùng một lúc, các em cần phải có sổ tay ghi tốc ký lại những gì ban giám khỏa hỏi, sau đó lần lƣợt trả lời từng câu hỏi một, phần nào các em chƣa rõ hay chƣa nằm chắt, nằm ngoài những gì nghiên cứu thì không đƣợc tỏ vẻ khó chịu mà phải lựa lời nói khéo nhƣ “phần này em chƣa nghiên cứu tới, em sẽ nghiên cứu thêm , tránh trả lời “em không biết’’....

2.3. Những lưu ý khi ghi sổ tay khoa học

Cách ghi sổ tay đã đƣợc trình bày phần trƣớc. Trong mục này, Tôi xin đƣa ra một số lƣu ý khi ghi nhật ký trong sổ tay. Những ghi chép trong sổ tay là tƣ liệu quan trọng để các em viết báo cáo sau này, nên phải ghi thật chi tiết, cụ thể, rõ ràng, ghi đầy đủ các lần thí nghiệm, kể cả những lần thử nghiệm không thành công, từ những lần không thành công, khi xem lại dữ liệu học sinh mới nhìn vào đó rút đƣợc kinh nghiệm, từ đó có hƣớng đi mới cho dự án của mình. Các em cần ghi rõ ngày tháng thực nghiệm, những chuyện cụ thể các em đã làm. Các số liệu thu thập đƣợc khi đi khảo sát, tổng kết, phân tích số liệu đó. Ngày tháng gửi mẫu, địa chỉ gởi, ngày nhận đƣợc kết quả, từ kết quả đó cho ta những thông tin gì. Hƣớng tiếp theo mình phải làm gì, công việc cho những ngày tới. Ghi chép lại những thông tin khi trao đổi với GVHD khi họp nhóm rút kinh nghiệm.

Cuốn sổ nhật kí nghiên cứu là một tài liệu có giá trị nhất. Những ghi chép cụ thể và chính xác đem đến một dự án lôgic thành công. Việc ghi chép tốt sẽ thể hiện cho giám khảo thấy sự nhất quán và chu đáo của các em và sẽ giúp các em trong việc viết báo cáo nghiên cứu. Nhật kí cũng có thể ghi lại những tâm trạng, cảm xúc (ghi ít, ngắn gọn) của các em khi gặp khó khăn hoặc khi đạt đƣợc kết quả ở từng giai đoạn nghiên cứu. Nội dung trong nhật kí cần thể hiện ngắn gọn, chính xác, không nên ghi dài dòng, có thể vẽ sơ đồ, hình ảnh minh họa … Lƣu ý nhật kí nghiên cứu phải là quyển sổ có nội dung viết tay chứ không phải đánh máy thì mới đƣợc đánh giá cao về độ “thật .

2.4. Một số kinh nghiệm khác

2.4.1. Vai trò của học sinh

Học sinh tham gia cuộc thi KHKT là tham gia một hoạt động trải nghiệm sáng tạo bổ ích; giúp các em thực hiện niềm đam mê khoa học, phát triển khả năng tƣ duy logic, sáng tạo…rèn luyện cho các em những kĩ năng để trở thành một nhà khoa học chân chính. Do đó GVHD cần phải dạy cho các em biết đạo đức của một ngƣời làm khoa học là phải trung thực. Các em không đƣợc có những hành động sai trái nhƣ copy đề tài ngƣời khác (đạo đề tài), nhờ ngƣời lớn làm hộ, “gian lận số liệu , trích dẫn nội dung, số liệu của một nghiên cứu khác mà không ghi trích nguồn…Các em phải biết rằng có những hành động nhƣ trên không những vi phạm đạo đức trong nghiên cứu khoa học mà còn vi phạm pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ của ngƣời khác nữa.

Kích thích tính tò mò khoa học, rèn luyện thói quen quan sát, đặt câu hỏi, không chấp nhận những điều còn mơ hồ;

trình nghiên cứu;

Mạnh dạn và tự tin trao đổi, hỏi, tìm kiếm các nguồn lực hỗ trợ trong suốt quá trình thực hiện đề tài;

Tự mình thực hiện các đề tài nghiên cứu trên cơ sở định hƣớng, trợ giúp từ thầy cô, nhà trƣờng và xã hội.

2.4.2. Vai trò của GVHD

Thực tế giảng dạy luôn khơi gợi cho mỗi giáo viên phƣơng pháp dạy học mới hiệu quả, sáng tạo. Với cái tâm của ngƣời thầy, lòng yêu nghề, cùng với khả năng tự học hỏi, tự nghiên cứu, mỗi giáo viên sẽ đem đến những tiết dạy lí thú cho học sinh thân yêu của mình. Nghiên cứu khoa học là một hoạt động hay và lý thú, sân chơi trí tuệ giúp học sinh học tập tích cực hơn, biết áp dụng lý thuyết để giải quyết các tình huống thực tế trong cuộc sống.

Tuyên truyền, giáo dục để học sinh nhận thức rằng: Nghiên cứu khoa học là một phƣơng pháp học tập tốt nhất (tự lực, chủ động, tích cực, khoa học, hứng thú, say mê); Bản thân mỗi giáo viên luôn tích cực đổi mới phƣơng pháp dạy học theo hƣớng tích cực hóa hoạt động của HS, triển khai các hình thức dạy học sáng tạo, có tính nghiên cứu, thúc đẩy hoạt động tìm tòi, khám phá của HS khơi dậy sự tò mò, khám phá thế giới xung quanh của các em. Không ngừng học tập để nâng cao trình độ chuyên môn. Quan tâm, động viên giúp đỡ học sinh kịp thời trong quá trình nghiên cứu, lôi cuốn các em vào các hoạt động nghiên cứu bằng chính cái tâm và lòng nhiệt huyết của ngƣời thầy. Hình thành các kỹ năng nghiên cứu cho HS; Chú trọng tính ứng dụng thực tiễn trong mỗi bài dạy; Kết hợp với các giáo viên khác xây dựng các chủ đề dạy học tích liên môn; Tạo tâm thế thoải mái, chấp nhận các suy nghĩ khác biệt và khuyến khích học sinh nêu vấn đề, đặt câu hỏi nghiên cứu; Nhạy bén trong phát hiện và hoàn thiện ý tƣởng nghiên cứu từ những câu hỏi, phát biểu, thắc mắc của học sinh;

Là hiện thân của ngƣời làm nghiên cứu, nắm vững đƣợc các dự án nghiên cứu trong các cuộc thi hàng năm. Nhằm định hƣớng cụ thể hơn cho HS trong việc lựa chọn hƣớng nghiên cứu và xác định đƣợc vấn đề nghiên cứu, giáo viên cần quan tâm, giúp đỡ học sinh tìm hiểu về những vấn đề khoa học, kĩ thuật đang đƣợc đặt ra, đang đƣợc thế giới quan tâm, tìm hiểu sâu về các hƣớng nghiên cứu thuộc các lĩnh vực khoa học và mức độ yêu cầu của kết quả nghiên cứu trong và ngoài nƣớc.

Các giáo viên tham gia hƣớng dẫn học sinh nghiên cứu khoa học cần phải xác định quy trình hợp lí và sử dụng đúng các phƣơng pháp hƣớng dẫn học sinh nghiên cứu khoa học kĩ thuật, nhằm phát huy cao nhất tự tự lực, sáng tạo của học sinh.

Gợi ý, định hƣớng cho HS có đƣợc những ý tƣởng hay, có tính mới và khả thi. Từ những ý tƣởng đó, giúp các em phát triển thành dự án hoàn chỉnh, đặt tên dự án phù hợp với nội dung và mục tiêu nghiên cứu.

Sau khi học sinh đăng ký dự án nghiên cứu, giáo viên nên làm những việc sau:

a) Liên tục đặt ra những câu hỏi bắt buộc học sinh phải tìm hiểu và nghiên cứu từ nguồn sách báo, tài liệu, internet, kiến thức đã học đƣợc ở trƣờng…

b) Giáo viên hƣớng dẫn chỉ đóng vai trò là cầu nối để cùng học sinh nghiên cứu

c) Cần xác định cho học sinh đề tài nghiên cứu thuộc lĩnh vực khoa học hay kỹ thuật để thực hiện cho đúng quy trình nghiên cứu

d) Giúp học sinh hoàn thiện các hồ sơ, báo cáo liên quan. Lƣu ý các phiếu phê duyệt dự án phải đƣợc thực hiện trƣớc khi tiến hành nghiên cứu. Thực tế khi tham gia nghiên cứu có nhiều phiếu ghi sai ngày tháng.

Cụ thể phiếu phê duyệt dự án phải bắt đầu khi HS nghiên cứu, cách ngày thi tối đa là 1 năm, tiếp tục là phiếu 1A, sau phiếu phê duyệt dự án vài ngày, kế hoạch nghiên cứu,…

g) Giúp học sinh tự tin hơn vào bản thân, say mê hơn với nghiên cứu khoa học; gặp gỡ bạn bè cùng chí hƣớng; tận mắt chứng kiến những công trình khoa học; học đƣợc cách chấp nhận mạo hiểm; học đƣợc cách thức truyền đạt những ý tƣởng khoa học.

Những việc giáo viên hướng dẫn không nên làm

Giáo viên hƣớng dẫn “làm thay học sinh không để học sinh làm chủ đề tài cần nghiên cứu, giáo viên can thiệp quá nhiều.

Học sinh làm theo ý muốn của giáo viên hƣớng dẫn

Bắt học sinh học thuộc báo cáo, học thuộc những nội dung giáo viên chuẩn bị sẵn.

2.4.3. Vai trò của nhà trường

Xác định và thực thi những giải pháp hữu hiệu nhằm nâng cao chất lƣợng nghiên cứu khoa học kĩ thuật của học sinh trong trƣờng phổ thông cũng nhƣ chất lƣợng của Cuộc thi khoa học kĩ thuật dành cho học sinh trung học:

Đƣa hoạt động trải nghiệm sáng tạo khoa học kĩ thuật của học sinh trở thành một thành phần chính thức trong chƣơng trình giáo dục phổ thông, bồi dƣỡng cho học sinh phƣơng pháp nghiên cứu khoa học;

Tăng cƣờng tập huấn, bồi dƣỡng để nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học của giáo viên, đồng thời qua đó nâng cao năng lực cho giáo viên về phƣơng pháp hƣớng dẫn học sinh nghiên cứu khoa học. Trong các trƣờng đại học sƣ phạm, phải thực hiện nguyên tắc gắn nghiên cứu khoa học với đào tạo, qua đó tạo đƣợc một đội ngũ giáo viên phổ thông mới có

năng lực nghiên cứu khoa học và hƣớng dẫn học sinh nghiên cứu khoa học;

Tiếp tục động viên các cơ sở giáo dục đại học, viện nghiên cứu hỗ trợ học sinh về chuyên môn, ngƣời hƣớng dẫn khoa học, cơ sở vật chất, thiết bị, phòng thí nghiệm cho học sinh nghiên cứu khoa học;

Khuyến khích các doanh nghiệp, các tổ chức khoa học, công nghệ lựa chọn các sản phẩm nghiên cứu của học sinh để đầu tƣ, phát triển thành các sản phẩm có thể sản xuất đại trà và đƣa vào sử dụng trong thực tiễn;

Cần nhận thức rằng, nghiên cứu khoa học kỹ thuật của học sinh là một trong những hoạt động trải nghiệm sáng tạo, góp phần quan trọng vào việc đổi mới phƣơng pháp dạy học, kiểm tra đánh giá, hƣớng tới hình thành và phát triển năng lực cho học sinh;

Tổ chức dạy học chuyên đề Nghiên cứu khoa học (Nhƣ một hoạt động trải nghiệm sáng tạo, có thể thay cho giáo dục nghề phổ thông?)

Thành lập Hội đồng tƣ vấn khoa học;

Thành lập Câu lạc bộ nghiên cứu khoa học kỹ thuật và có cơ chế hỗ trợ về pháp lý và điều kiện để các câu lạc bộ này hoạt động;

Tổ chức cuộc thi ý tƣởng khoa học; Các ý tƣởng đƣợc lựa chọn đều đƣợc khuyến khích triển khai nghiên cứu; Tạo môi trƣờng thuận lợi cho hoạt động nghiên cứu khoa học kỹ thuật;

Nhà trƣờng có thể cho nhóm HS trong đội nghiên cứu khoa học năm sau đi tham quan thi NCKH cấp tỉnh để các em có những trãi nghiệm thực tế, tạo động lực tốt và niềm say mê trong quá trình nghiên cứu dự án của mình.

Cần nhận thức rằng, nghiên cứu khoa học kỹ thuật của học sinh là một trong những hoạt động trải nghiệm sáng tạo, góp phần quan trong vào việc đổi mới phƣơng pháp dạy học, kiểm tra đánh giá, hƣớng tới hình thành và phát triển năng lực cho học sinh;

2.5. Những lưu ý trước khi bắt đầu dự án

Thông qua các buổi sinh hoạt dƣới cờ, tuyên truyền về cuộc thi NCKH cho các em, tạo nên niềm say mê NCKH đến từng HS, truyền cho các em ngọn sửa say mê nghiên cứu. Để những em có sự yêu thích thật sự sẽ tham gia vào câu lạc bộ “em yêu khoa học . Từ đây các em sẽ tìm hiểu về cách làm NCKH, những dự án đã đƣợc thực hiện đạt giải, những kinh nghiệm của anh chị dự thi những năm trƣớc thông qua các nhóm chat trên mạng xã hội nhƣ zalo, massenger,….Từ đó giúp các em có cái nhìn tổng quát hơn về nghiên cứu, về cuộc thi, thông qua đó hình thành ý tƣởng cho bản thân mình từ thực tế cuộc sống. Nên tạo nguồn từ

năm lớp 10, trang bị kiến thức nền tảng về nghiên cứu khoa học cho các em, sau khi lên lớp 11 thì các em bắt đầu làm. Chọn những HS có sự đam mê nghiên cứu khoa học, không ngại khó khăn, luôn tìm mọi cách để giải quyết vấn đề một cách nhanh và hiệu quả.

Lên ý tƣởng về đề tài, chọn tên đề tài. Chọn những đề tài phù hợp với điều kiện của trƣờng phổ thông, những đề tài có tính khả thi cao, có thể ứng dụng đƣợc, gần gũi với cuộc sống. Nguyên liệu dễ kiếm, dụng cụ đơn giản, chi phí nghiên cứu thấp, phù hợp với trình độ học sinh trung học phổ thông và thực trạng tình hình ở trƣờng.

Dự kiến kinh phí cần thực hiện: Từ lúc bắt đầu đề tài đến lúc tham gia dự thi Nhà trƣờng hỗ trợ đƣợc các khoản nào, những khoản còn lại phải vận động từ đâu?

Lƣu lại các hình ảnh. Mỗi tuần họp nhóm 1 lần để rút kinh nghiệm những việc làm đƣợc và chƣa đƣợc. Đề ra những việc cần làm cho tuần sau. Tạo nhóm trò chuyện trên mạng xã hội (Facebook, Zalo, Gmail…) yêu cầu các em phải báo cáo công việc làm đƣợc thƣờng xuyên.

Khi HS hoàn thành phần kế hoạch nghiên cứu và đề cƣơng, GV cần chỉnh sửa thật cẩn thận, lƣu ý những điểm quan trọng HS cần đạt đƣợc trong dự án. Nên cho HS viết bài trƣớc song song với các phần thực nghiệm, ghi phần cơ sở lý luận trƣớc, cuối tuần phải gởi bài cho GV hƣớng dẫn sửa qua mail.

2.6. Kết quả đạt được từ sáng kiến

Qua bốn năm tham gia hoạt động NCKH ở trƣờng, bản thân tôi đã đúc kết đƣợc một số kinh nghiệm, mang sự hiểu biết của mình về hoạt động NCKH để viết thành sáng kiến kinh nghiệm này, mặc dù chƣa đƣợc hoàn hảo, nhƣng đây là tất cả những gì mà tác giả đã phấn đấu trong thời gian qua. Về thành tích cá nhân hƣớng dẫn HS tham gia thi NCKH qua bốn năm tham gia:

Năm học Số dự án Lĩnh vực Giải cấp tỉnh Giải cấp quốc gia

2015-2016 1 Hóa học 1 giải nhì lĩnh vực

2016-2017 1 Hóa học 1 giải nhất lĩnh vực 1 giải khuyến khích 2017-2018 1 Hóa học 1 giải nhất lĩnh vực 1 giải tƣ

2018-2019 2 Hóa học 1 giải ba lĩnh vực Kỹ thuật môi trƣờng 1 giải nhất lĩnh vực

Một phần của tài liệu skkn giải pháp hƣớng dẫn học sinh THPT thực hiện dự án kỹ thuật đạt hiệu quả cao trong cuộc thi NCKH (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(47 trang)