2. 1.3 Tiêu chí đánh giá dự án kỹ thuật
3.2. nghĩa của SKKN
Với học sinh: Việc đƣa hoạt động nghiên cứu khoa học vào trong HS không chỉ có ý nghĩa tạo sân chơi bổ ích, mà còn khơi dậy sự đam mê sáng tạo cho các em ngay từ lứa tuổi học trò. Nếu các em HS đƣợc quan tâm, tạo điều kiện, động viên, khuyến khích, cùng với sự hƣớng dẫn, giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo thì những ý tƣởng sáng tạo của các em sẽ trở thành những sản phẩm hữu ích phục vụ cuộc sống. Những sản phẩm của hoạt động nghiên cứu khoa học ấy không chỉ là việc hiện thực hóa ý tƣởng của các em HS, mà còn thắp lên ngọn lửa đam mê khoa học, tạo nền tảng, kiến thức, kỹ năng nghiên cứu khoa học cho HS trong tƣơng lai. Thắp lên ngọn lửa STEM trong giáo dục Việt Nam.
Với bản thân: thông qua quá trình nghiên cứu, bản thân Tôi rèn luyện đƣợc khả năng tự nghiên cứu, tự học hỏi. Tham khảo đƣợc nhiều sách, tài liệu hay. Vận dụng các giải pháp trên để làm tăng hoạt động nghiên cứu trong nhà trƣờng, thông qua đó gây hứng thú cho học sinh, giúp các em học tập tích cực hơn, nâng cao chất lƣợng giảng dạy. Việc đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu KHKT trong HS nhằm mục đích góp phần thúc đẩy đổi mới hình thức và phƣơng pháp dạy học, kiểm tra đánh giá kết quả học tập và phát triển năng lực của HS theo tinh thần đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT.
Với nhà trƣờng: Tăng cƣờng khả năng tuyên truyền về hoạt động NCKH trong nhà trƣờng, triển khai cuộc thi NCKH cấp trung học PT đến với mọi đối tƣợng học sinh, tạo niềm say mê, hứng thú và ngọn lửa đam mê NCKH cho HS. Minh chứng cho điều đó là chất lƣợng của các dự án không ngừng nâng cao, mang ý nghĩa thiết thực và liên tục đoạt các giải cao trong các cuộc thi nghiên cứu KHKT cấp tỉnh, cấp quốc gia ở lứa tuổi HS trung học trong hai năm học gần đây.
Kết quả này là thành tựu bƣớc đầu của nhà trƣờng trong công cuộc hƣởng ứng quyết tâm đổi mới theo tinh thần Nghị quyết 29 của Đảng; là thành quả từ sự nỗ lực thực hiện đổi mới trong phƣơng pháp dạy và học của đội ngũ giáo viên, HS trong toàn ngành.