Các bước tiến hành lập kế hoạch khuyến nông thôn bản Bước 1: Chuẩn bị

Một phần của tài liệu Giáo trình Khuyến nông - Trường CĐ Cộng đồng Lào Cai (Trang 35 - 38)

c) Những ai tham gia lập kế hoạch khuyến nông thôn bản?

3.5.1.3 Các bước tiến hành lập kế hoạch khuyến nông thôn bản Bước 1: Chuẩn bị

Bước 1: Chuẩn bị

- Thu thập các số liệu cơ bản có liên quan đến xây dựng kế hoạch khuyến nông thôn, bản

- Chuẩn bị cho cuộc họp toàn thôn, bản

Cán bộ khuyến nông cùng với trưởng thôn thảo luận các nội dung cần thiết cho cuộc họp thôn, bản. Bao gồm:

+ Thời gian, địa điểm cuộc họp và nội dung cuộc họp thôn (một số định hướng hoặc các dự kiến cho tiến trình xây dựng kế hoạch. Giải thích ý nghĩa, mục đích, tầm quan trọng của lập kế hoạch và sự tham gia của mọi người trong cộng đồng).

+ Phân công người trình bày nội dung trước cuộc họp thôn, bản. Cần lưu ý nội dung trình bày phải thật ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu.

- Tổ chức họp dân trong thôn, bản

Họp dân là một công cụ quan trọng trong xây dựng kế hoạch, nhưng nó chỉ trở thành công cụ hữu ích khi phát huy được tính dân chủ, tập hợp được nhiều ý kiến đóng góp của người tham dự. Vì vậy, vai trò của người điều hành cuộc họp rất quan trọng. Làm sao thu hút, khuyến khích người tham dự đóng góp được nhiều ý tưởng, cung cấp được nhiều thông tin và phải có khả năng xử lý các tình huống để làm cho cuộc họp không căng thẳng. Đó cũng là lý do vì sao phải có sự chuẩn bị chu đáo trước khi tổ chức cuộc họp.

Người chủ trì cuộc họp phải có thái độ tôn trọng mọi ý kiến của các thành viên tham dự, kể cả những ý kiến trái ngược, không tỏ ý khó chịu khi có những ý kiến nhân xét, phê phán. Và phải biết khuyến khiách những người ít được cồng đồng quan tâm. Cuộc họp do Trưởng thôn chủ trì và cán bộ khuyến nông trình bày nội dung. Nên giành nhiều thời gian cho người dân thảo luận, đặc biệt chú ý khuyến khích phụ nữ tham gia ý kiến. Nếu là thôn nhỏ (khoảng dưới 30 hộ) thì sau cuộc họp thôn có thể tiến hành ngay các bước tiếp theo với sự tham gia của đại diện tất cả các hộ cùng với cán bộ khuyến nông, nếu thôn đông người thì để hội nghị chọn lấy 10 – 12 người đại diện để cùng với cán bộ khuyến nông xây dựng

kế hoạch (gọi là nhóm lập kế hoạch hay nhóm công tác). Nhóm công tác cần cố gắng để có tỷ lệ từ 30% nữ trở lên tham gia.

Ví dụ: Danh sách thôn Vọc đầu trắng xã Cốc Mỳ huyện Bát Xát được hội nghị thôn bầu vào nhóm lập kế hoạch khuyến nông:

1. Nguyễn Văn Tẹo 55 tuổi, trưởng thôn 6. Nguyễn Thị Mỡ 35 tuổi, nông dân 2. Trần Văn Bầu 45 tuổi, Hộ CCB 7. Trần Văn Tèo 40 tuổi, nông dân 3. Vũ Đình Tý 60 tuổi, Hội cao tuổi 8. Đinh Văn Hộ 46 tuổi, nông dân 4. Nguyễn Thị Nở 50 tuổi, Hội phụ nữ 9. Hà Thị Vịt 38 tuổi, nông dân 5. Hoàng Hải Vẹo 38 tuổi, Khuyến nông viên 10. Đặng Văn Đành 40 tuổi, nông dân

Bước 2. Đánh giá thực trạng thôn, bản

Thực trạng thôn, bản là những gì hiện có của thôn, bản liên quan đến quá trình xây dựng kế hoạch khuyến nông. Những thông tin cần được thu thập và xử lý gồm có:

- Tình hình đất đai (diện tích, chất lượng các loại đất)

- Tình hình dân số (số hộ, số khẩu, lao động theo giới, trình độ lao động… )

- Tình hình sản xuất (chủng loại, năng suất các loại cây trồng, vật nuôi, tập quán và trình độ sản xuất… )

- Tình hình về thời tiết, khí hậu, diễn biến của các loại dịch hại vật nuôi, cây trồng trong năm…

- Cơ sở hạ tầng của thôn bản (dường giao thông, hệ thống thuỷ lợi, hệ thống điện lưới… ). Thị trường tiêu thụ các loại sản phẩm (chợ thôn, chợ bản, các loại sản phẩm thường mua và bán… )

- Đời sống của người dân trong thôn bản (mức độ giàu, nghèo, thu nhập…)

- Các tổ chức trong thôn bản (chức năng, vai trò và tác động của các tổ chức này đến người dân như thế nào?)

Các thông tin về hiện trạng của thôn bản là cơ sở quan trọng trong quá trình xây dựng kế hoạch. Từ những thông tin này giúp cho người xây dựng kế hoạch vạch chiến lược hoạt động cho tương lai, những tiềm năng cần được phát huy, những kinh nghiệm cần được áp dụng và những trở ngại cần được khắc phục.

Vì vậy, phân tích và đánh giá hiện trạng thôn bản phải được thực hiện một cách khách quan, trung thực và chính xác để giúp cho quá trình lập kế hoạch phát triển thôn bản đạt kết quả tốt.

Cách tiến hành:

Chia thành nhóm nhỏ 4-5 người, mỗi nhóm thu thập và phân tích một nội dung. Thông tin về các nội dung trên do thành viên trong nhóm và những người dân trong cộng đồng cung cấp, càng có nhiều người cung cấp, bổ sung thông tin thì mức độ tin cậy càng cao. Sau đó nhóm thảo luận và thống nhất ý kiến, ghi chép thành tài liệu.

Công cụ được sử dụng trong đánh giá hiện trạng thôn, bản là biểu đồ, sơ đồ, sa bàn, lịch thời vụ… tuỳ theo mục đích và nội dung cần đánh giá mà lựa chọn và sử dụng công cụ thích hợp, trên nguyên tắc là làm sao có thông tin chính xác và nhiều người trong cộng đồng quan tâm đến nội dung đánh giá.

Cán bộ khuyến nông tập hợp kết quả của các nhóm làm cơ sở cho thảo luận xây dựng mục tiêu và giải pháp của kế hoạch.

Bước 3. Xây dựng mục tiêu

Mục tiêu của kế hoạch là cái đích mà người dân trong thôn bản mong đợi đạt được trong tương lai. Vì vậy, mục tiêu của kế hoạch trước hết phải xuất phát từ mong muốn của người dân trong cộng đồng chứ không phải của một, hai cá nhân, càng không phải do những người từ bên ngoài cộng đồng đưa vào.

Mục tiêu càng rõ ràng, càng cụ thể sẽ là động lực thúc đẩy người dân tham gia thực hiện. Mục tiêu có thể chia ra hai loại:

- Mục tiêu dài hạn, thường là 3 năm hoặc 5 năm. - Mục tiêu ngắn hạn, thường là 1 năm.

Khi xây dựng mục tiêu không nên đưa ra những tiêu chí cao quá cũng không thấp quá so với thực trạng của thôn bản và khả năng thực hiện của người dân trong cộng đồng. Mỗi mục tiêu cần được xác định thời gian thực hiện (1 năm, 2 năm hay 3 năm… )

Cách tiến hành

Toàn nhóm tập trung thảo luận để xác định mục tiêu. Cán bộ khuyến nông đưa ra các gợi ý cho nhóm thảo luận. Có thể có rất nhiều mục tiêu được đưa ra, thư ký các nhóm ghi chép lại. Nếu có nhiều mục tiêu thì nên dùng phương pháp so sánh cặp đôi để xác định thứ tự ưu tiên tìm ra mục tiêu nào cần thực hiện trước.

Ví dụ: Kết quả xếp thứ tự ưu tiên tại thôn A

Thuỷ lợi Giống lúa Nuôi lợn Cây ăn quả TS điểm Thứ tự

1. Thuỷ lợi 0 4

2. Giống lúa xxx 3 1

3. Nuôi lợn x 1 3

4. Cây ăn quả xx 2 2

Như ví dụ trên, lúc đầu chúng ta xếp thứ tự từ thuỷ lợi đến cây ăn quả, nhưng sau khi so sánh thì có kết quả như bảng trên: ưu tiên số 1 là giống lúa, đến cây ăn quả, nuôi lợn và cuối cùng là thuỷ lợi.

Bước 4. Xây dựng nội dung hoạt động cho năm kế hoạch

(Các giải pháp nhằm đạt được mục tiêu)

Căn cứ vào thứ tự ưu tiên của các mục tiêu đã được xác định, toàn nhóm tập trung thảo luận nội dung và các hoạt động thực hiện trong năm kế hoạch vì vậy cần có sự thảo luận kỹ trong nhóm trước khi đưa ra hội nghị toàn thôn.

Trước khi đưa ra các giải pháp nhằm thực hiện nội dung nào đó, cần phân tích kỹ trong nhóm để trả lời được các câu hỏi:

- Tại sao phải tập trung giải quyết vấn đề đó?

- Liệu đó có phải là mấu chốt của vấn đề mà thôn, bản cần tập trung để thực hiện hay không?

- Và sau khi thực hiện có làm thay đổi cuộc sống người dân thôn, bản không?

Sau khi đã thống nhất trong nhóm, có thể dùng mẫu kế hoạch sau đây để thực hiện. Ví dụ: Kế hoạch khuyến nông thôn A năm 2001

Hoạt động tham giaSố hộ Thời gianthực hiện Địa điểm Người thựchiện Hỗ trợ từ bênngoài

Tập huấn giống lúa 40 hộ 20/4/2006 Nhà văn hoá Các hộ trồng lúa Cán bộ khuyến nông huyện Tập huấn cây

ăn quả 20 hộ 6/6/2006 Vườn nhàông A Các hộ trồngcây ăn quả Cán bộ khuyếnnông huyện ……

Khi hoàn tất công việc, nhóm công tác báo cáo kết quả trước hội nghị toàn thôn để mọi người trong cộng đồng tham gia đóng góp ý kiến. Nếu có những ý kiến bổ sung cần đưa vào kế hoạch cho phù hợp với nguyện vọng của toàn dân.

Bước 5. Thẩm định

Bản kế hoạch của thôn, bản sau khi đã có ý kiến đóng góp của người dân, nhóm công tác sẽ hoàn thiện và gửi về Trạm khuyến nông huyện. Trạm khuyến nông huyện có trách

nhiệm xem xét và phê duyệt, có vấn đề cần sửa đổi Trạm sẽ thảo luận và giải thích với thôn để đưa kế hoạch vào hoạt động.

Một phần của tài liệu Giáo trình Khuyến nông - Trường CĐ Cộng đồng Lào Cai (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(48 trang)