c) Những ai tham gia lập kế hoạch khuyến nông thôn bản?
4.1.4. Tác động của việc độc canh và canh tác liên tục đến môi trường
Độc canh là chỉ gây trồng một loài cây trên một diện tích đất nhằm thu nhiều lợi nhuận theo kiểu sản xuất công nghiệp. Xét theo quan điểm sinh thái học thì độc canh là trái với quy luật tự nhiên, vì trong thiên nhiên thường nhiều loài cây cùng chung sống với nhau, chỉ trong điều kiện lập địa đặc biệt cực đoan như đất phèn, đất mặn… thì mới có một loài cây mọc thuần loài.
Khi chỉo canh tác một loài cây thường dịch bệnh dễ phá hoại bởi vì đã tạo ra nguồn thức ăn lớn, tập trung cho sâu bệnh và một số côn trùng lại có tính đơn thực chỉ ăn một loại thức ăn nhất định. Việc sản xuất độc canh còn làm giảm sút tài nguyên di truyền, ngoài ra việc chỉ trồng một loại cây dễ gặp phải rủi ro kinh tế, nhất là đối với hộ gia đình nông dân nghèo, nếu gặp thiên tai hay dịch bệnh phá hại hoàn toàn mùa màng lúc đó người nông dân sẽ trắng tay.
Canh tác liên tục có nghĩa là một loài cây hoặc rất ít loài cây được gây trồng trên cùng một diện tích đất liên tục năm này qua năm khác hoặc vụ này qua vụ khác. Việc canh tác liên tục thường gây ra tình trạng thiếu hụt các nguyên tố vi lượng đặc biệt bởi một loài cây trồng đòi hỏi những chất dinh dưỡng như nhau một cách liên tục trong khi bón phân hoá học chỉ cung cấp được một số chất đa lượng nhất định. Ngoài ra, trong quá trình sống hệ rế của cây trồng tiết ra những chất phitônxit của riêng nó làm thay đổi hẳn môi trường đất ở đó ảnh hưưỏng tới hoạt động của hệ vi sinh vật đất, có thể theo chiều hướng có lợi cho loại vi sinh vật có hại vag có hại cho vi sinh vật hữu ích hoặc ngược lại. Cho nên canh tác liên tục có thể làm xuất hiện những bệnh đặc biệt cho cây trồng đó.
Trong thực tiễn chúng ta cần áp dụng chế độ luân canh và bón phân hữu cơ cho đất để tránh được những vấn đề bất lưọi do canh tác liên tục gây ra.