c) Những ai tham gia lập kế hoạch khuyến nông thôn bản?
4.1. Ảnh hưởng của sự phát triển nông nghiệp đến môi trường
Trải qua lịch sử phát triển lâu dài, trên trái đất đã hình thành nên các hệ sinh thái tự nhiên gồm các thành phần đất, nước, không khí, thực vật, động vật… tác động qua lại lẫn nhau và luôn ở trạng thái cân bằng động.
Trong hoạt động sản xuất nông nghiệp của mình, con người đã tác động vào hệ sinh thái tự nhiên tạo ra hệ sinh thái nông nghiệp, làm biến đổi hệ sinh thái tự nhiên theo chiều hướng giảm thành phần tham gia trong hệ sinh thái. Hệ sinh thái nông nghiệp phụ thuộc vào sự điều khiển của con người nên không có khả năng tự phục hồi và mang nhiều đặc điểm trái ngược với những đặc điểm của hệ sinh thái tự nhiên.
Đặc điểm HST tự nhiên HST nông nghiệp
- Số lượng loài Nhiều Ít
- Thành phần tham gia Đa dạng Đơn điệu
- Quan hệ giữa các thành phần Phức tạp Đơn giản
- Chu trình vật chất Khép kín Không khép kín
- Khả năng tiết kiệm năng lượng Lớn Kém
- Tính ổn định Cao Thấp
- Tính thích nghi sinh cảnh Cao Kém
- Năng suất Thấp Cao
Trong phát triển nông thôn việc phấn đấu cho một cuộc sông no đủ, xoá đói, giảm nghèo, tăng cường sức khoẻ người dân và xây dựng cộng đồng làng xóm là những vấn đề không tách rời nhau. Muốn có sức khoẻ trước hết phải có lương thực, thực phẩm có chất lượng về dinh dưỡng và sản phẩm sạch, không bị ô nhiễm. Muốn no đủ thì phải có nhiều sản phẩm nông nghiệp, mà muốn có sản phẩm lâu bền thì phải biết giữ gìn nguồn tài nguyên trên trái đất. Vì vây công tác bảo vệ môi t rường sinh thái nông nghiệp có giá trị thựuc tiễn, mỗi gia đình, mỗi cộng đồng trong phạm vi của mình đều có thể thực hiện được. Nếu như công tác khuyến nông phổ cập được những kiến thức về bảo vệ môi trường sinh thái đến từng người dân thì chúng ta nhất định giải quyết được nạn đói nghèo và bảo vệ được tài nguyên, môi trường của đất nước mình.