Đánh giá việc thực hiện kế hoạch

Một phần của tài liệu Giáo trình Khuyến nông - Trường CĐ Cộng đồng Lào Cai (Trang 39 - 40)

c) Những ai tham gia lập kế hoạch khuyến nông thôn bản?

3.5.2.2. Đánh giá việc thực hiện kế hoạch

Đánh giá là so sánh những gì chúng ta dự định thực hiện bằng các nguồn lực của thôn bản và những hỗ trợ từ bên ngoài với những gì đã thực sự đạt được. Đánh giá giúp chúng ta biết kế hoạch có thực hiện tốt hay không. Những kết quả đạt được có đúng như chúng ta mong đợi không. Qua đánh giá chúng ta sẽ khẳng định được:

- Những hoạt động trong kế hoạch có phù hợp với điều kiện của thôn bản hay không? - Các hoạt động đó được thực hiện tốt hay không?

- Chúng có đem lại những thay đổi mà người dân mong đợi hay không?

Cán bộ khuyến nông và người dân trong cộng đồng cùng tham gia đánh giá. Đánh giá thực hiện kế hoạch có sự tham gia của người dân giúp cho mọi thành viên trong cộng đồng nhìn nhận một cách đầy đủ các thành quả do chính họ thực hiện, tìm ra những vấn đề còn tồn tại cần bổ sung, cần khắc phục để họ tiếp tục thực hiện thành công kế hoạch đã xây dựng.

Đánh giá được thực hiện ở các thời điểm

- Trong lúc lập kế hoạch: đánh giá hiện trạng điều kiện tự nhiên, tình hình sản xuất, kinh tế - xã hội của thôn bản làm cơ sở xây dựng các mục tiêu và các giải pháp hoạt động.

- Đánh giá thường kỳ, giữa kỳ và cuối kỳ: đánh giá tiến độ thực hiện kế hoạch, kết quả thực hiện kế hoạch qua từng thời điểm.

Thông qua các đợt đánh giá này giúp cho việc bổ sung điều chỉnh các hoạt động để thực hiện mục tiêu của kế hoạch.

- Đánh giá sau khi thực hiện kế hoạch: đánh giá kết quả đạt được so với mục tiêu dự kiến khi xây dựng kế hoạch.

Đánh giá sau khi thực hiện kế hoạch giúp cho cộng đồng thấy được thành quả phấn đấu của họ, các bài học kinh nghiệm cần thiết áp dụng cho tương lai.

Phương pháp đánh giá

Cán bộ khuyến nông cùng với trưởng thôn xây dựng đề cương đánh giá kế hoạch khuyến nông thôn, bản sau đó đưa ra hội nghị toàn thôn để mọi người thảo luận, bổ sung. (Đề cương đánh giá cần được xây dựng chi tiết, bao gồm: các nội dung cần đánh giá, địa điểm đánh giá, thời gian đánh giá, phương pháp đánh giá và số người tham gia đánh giá).

Nếu hội nghị đã thống nhất nội dung đánh giá, thành lập nhóm đánh giá giống như nhóm lập kế hoạch. Khi thực hiện đánh giá cần đảm bảo nguyên tắc trung thực, chính xác.

- Đánh giá trên số liệu sổ sách - Đánh giá bằng quan sát thực tế - Đánh giá qua phỏng vấn người dân

Sau khi có kết quả đánh giá, nhóm đánh giá trình bày trước hội nghị thôn bản để mọi người tham gia, đặc biệt là những kiến nghị, những giải pháp bổ sung cho kế hoạch.

Các cuộc họp

Họp phải được coi là một công cụ thu thập thông tin phục vụ cho lập kế hoạch, theo dõi và đánh giá.

Mỗi cuộc họp phải có mục đích và nội dung rõ ràng, trong đó phải giành đủ thời gian cho người dân thảo luận và đóng góp ý kiến, nhất là trong cuộc họp xây dựng và đánh giá kế hoạch.

Các báo cáo

Các báo cáo hàng tháng, hàng quý, năm gửi cho cơ quan quản lý cấp trên là một hình thức đánh giá kết quả tiến độ hoạt động kế hoạch. Báo cáo không chỉ là những con số thống kê mà phải có sự phân tích, so sánh, đánh giá kết quả và rút ra được những bài học cần thiết để bổ sung các hoạt động cho thực hiện kế hoạch tiếp theo.

Tóm tắt các bước trong xây dựng kế hoạch, theo dõi, đánh giá

Kế hoạch khuyến nông hàng năm Kế hoạch khuyến nông hàng tháng Thực hiện kế hoạch Theo dõi, giám sát các hoạt động Đánh giá việc thực hiện kế hoạch Những công cụ mà chúng ta sử dụng để báo cáo các hoạt động được gọi là những công cụ theo dõi. Đó là:

Sổ ghi chép Các báo cáo Các cuộc họp

Một phần của tài liệu Giáo trình Khuyến nông - Trường CĐ Cộng đồng Lào Cai (Trang 39 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(48 trang)