- Hàm chi phí biến đổi bình quân
4.1.2. Những hạn chế của Công ty ABCViệt Nam
Thông qua phân tích và đánh giá kết quả kinh doanh các năm gần đây của Công ty có thể thấy Công ty đã phát huy được một số ưu điểm và còn tồn tại một số hạn chế sau:
Thứ nhất là vấn đề giá bán và sản lượng: Với chiến lược giá như hiện nay Công ty đã bù đắp được các khoản chi phí và có lợi nhuận. Nhưng lợi nhuận còn nhỏ so với quy mô của Công ty.
Thị phần của Công ty ở thị trường quốc tế còn nhỏ bé. Thiếu quyền chủ động trong việc quyết định giá. Cho nên mức giá của Công ty còn nhiều cứng nhắc. Nhìn chung giá bán ZET.A1 của Công ty cho các hãng Hàng không Quốc tế ở mức cao so với thế giới và khu vực chỉ thấp hơn Lào, Campuchia.
Như đã phân tích ở trên, mức sản lượng của Công ty nhìn chung cao hơn mức sản lượng tối ưu. Chính mức sản lượng cao hơn mức sản lượng tối ưu đã làm cho Công ty bị mất đi một khoản lợi nhuận đáng ra sẽ có. Và đây là một vấn đề mà Công ty cần phải giải quyết nhanh.
Thứ hai đó là việc quản lý và sử dụng chi phí chưa hiệu quả: Tiết kiệm chi phí là một trong những biện pháp hàng đầu cho việc tối đa hóa lợi nhuận tại mỗi một doanh nghiệp, việc sử dụng hợp lý và tiết kiệm chi phí được coi như một trong những biện pháp nhằm đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển bền vững cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Và Công ty ABCViệt Nam cũng không phải là một ngoại lệ. Tuy nhiên, hiện tại thì việc sử dụng chi phí kinh doanh của Công ty còn chưa hợp lý và có sự lãng phí.
Khoản chi phí dành cho việc đầu tư trang thiết bị, máy móc, nhà xưởng chưa được chú trọng và quan tâm đúng mức. Hiện nay trang thiết bị kho bể đã được đổi mới, nâng cấp nhưng vẫn còn chưa được đồng bộ ảnh hưởng đến chất lượng và giá thành. Do chưa có kho cảng đầu nguồn, chưa có đường ống dẫn riêng và chưa có bể chứa đúng chủng loại do Công ty trực tiếp quản lý nên Công ty thường bị động trong kinh doanh, chi phí tăng lên ảnh hưởng đến giá thành. Thủ tục xuất nhập khẩu còn rườm rà, gây khó khăn cho việc phát triển kinh doanh của Công ty.
Chi phí giá vốn hàng bán của Công ty tăng mạnh do sự biến động của giá các yếu tố đầu vào và tỷ giá hối đoái làm cho giá hàng hóa của Công ty tăng lên,
dẫn đến doanh thu tăng lên nhưng lợi nhuận tăng chậm hơn. Ta có thể thấy rõ vấn đề này thông qua bảng kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty đã phân tích ở trên. Năm 2009 tổng chi phí của Công ty là 328.133,685 (triệu đồng) với lợi nhuận thu được là 124.233,150 (triệu đồng) đến năm 2010 thì chi phí đã tăng lên 471.280,350 (triệu đồng) nhưng lợi nhuận mà Công ty chỉ có 145.801,140 (triệu đồng), lợi nhuận tăng chậm hơn mức tăng của chi phí. Như vậy, ta có thể thấy rằng hiệu quả sử dụng chi phí của Công ty còn thấp.
Thứ ba đó là việc lựa chọn thị trường đầu vào và đầu ra còn có nhiều vấn đề bất cập. Hiện tại thì Công ty vẫn chưa tìm được một thị trường nào đảm bảo cung ứng nguyên liệu đầu vào một cách ổn định với giá cả hợp lý và có uy tín và chất lượng cao. Bên cạnh đó, số lượng khách hàng tiêu thụ nhiên liệu hàng không Zet.A1 của Công ty vẫn còn hạn chế về số lượng, thị phần của Công ty trên thị trường còn ở mức khiêm tốn.