Giải pháp về lựa chọn mức giá bán sản lượng tối ưu

Một phần của tài liệu “Kiểm định mối quan hệ chi phí và lợi nhuận tại Công ty ABC Việt Nam” (Trang 41 - 42)

- Hàm chi phí biến đổi bình quân

4.2.1. Giải pháp về lựa chọn mức giá bán sản lượng tối ưu

Giá bán có ảnh hưởng trực tiếp đến sản lượng tiêu thụ sản phẩm của mỗi doanh nghiệp. Các doanh nghiệp luôn cố gắng để xây dựng một mức giá tối ưu cho sản phẩm của mình, đảm bào bù đắp chi phí và có lợi nhuận, đồng thời được khách hàng chấp nhận. Tuy nhiên, để kích thích tiêu thụ, các doanh nghiệp thường có chính sách giá cả riêng, có doanh nghiệp thường áp dụng nhiều mức giá khác nhau trong mỗi thời kỳ nhưng cũng có doanh nghiệp thường giữ giá cả ổn định, hay để cạnh tranh thì thường có xu hướng giảm giá bán…Như vậy, kết quả kinh doanh phụ thuộc vào chính sách giá cả của từng doanh nghiệp. Công ty ABCViệt nam kinh doanh trong cơ chế thị trường nên cũng không nằm ngoài quy luật này. Chính vì vậy Công ty tìm mọi cách để đưa ra mức giá bán tối ưu nhằm tối đa hóa lợi nhuận cho Công ty.

Việc quyết định mức sản lượng phù hợp có ảnh hưởng quan trọng đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và nó tác động trực tiếp đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Mức sản lượng cao hơn hay thấp hơn mức sản lượng tối ưu thì đều làm giảm lợi nhuận của Công ty. Nếu sản lượng cao hơn mức sản lượng tối ưu thì Công ty đã bị mất đi một phần lợi nhuận do cung ứng nhiều quá do đó cần phải giảm sản lượng cung ứng xuống. Còn nếu mức sản lượng cung ứng mà thấp hơn sản lượng tối ưu thì Công ty nên tăng thêm sản phẩm để cung ứng cho khách hàng nhằm thu thêm lợi nhuận cho Công ty.

Trong Chương 3 nhóm tác giả đã đưa ra mô hình ước lượng hàm chi phí biến đổi bình quân và hàm cầu, Công ty có thể sử dụng mô hình này để quyết đinh mức sản lượng hợp lý cho những quý của những năm tiếp theo.

Qua quá trình nghiên cứu và tìm hiểu nhóm tác giả nhận thấy rằng giá nhiên liệu hàng không ZET.A1 của Petrolimex quý 2 năm 2011 là 750 (nghìn đồng/tấn) số lượng khách hàng tiêu thụ nhiên liệu hàng không Zet.A1 là n = 57.

Theo chương 3 thì ta có mức sản lượng tối ưu được xác định từ phương trình

0,229245*Q2 – 36,6*Q – 0,6646*PX – 35,647*N + 2.686 = 0 Thay PX = 750 (nghìn đồng/tấn) và n = 57 vào ta được mức sản lượng tối ưu là

Ta tiếp tục thay các số liệu này để xác định mức giá bán tối ưu từ phương trình

P = -441,04 - 5,5*Q + 0,6646*PX + 35,647*N

Thay PX, N, Q vào ta được P = 1.246 (nghìn đồng/tấn).

Như vậy trong quý 2 năm 2011 Công ty nên sản xuất ở mức sản lượng là 155,3 (nghìn tấn) với giá bán là 1.246 (nghìn đồng/tấn) thì sẽ thu được lợi nhuận tối đa. Tương tự các quý còn lại của năm 2011 ta tính được mức sản lượng tối ưu cho Công ty.

Một phần của tài liệu “Kiểm định mối quan hệ chi phí và lợi nhuận tại Công ty ABC Việt Nam” (Trang 41 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(47 trang)
w