HUẤN LUYỆN CẢM GI\C CON ĐƯỜNG DUY NHẤT ĐỂ PHÁT TRIỂN TRÍ LỰC TRẺ EM

Một phần của tài liệu yeu thuong va tu do (Trang 41 - 48)

NHẤT ĐỂ PHÁT TRIỂN TRÍ LỰC TRẺ EM Có những đứa trẻ còn chưa biết đi, khi bước lên cầu thang người lớn bắt đầu đếm “1, 2, 3”. Một đứa trẻ chưa biết đi liệu có hiểu nổi khái niệm trừu tượng n{y không? Nhưng, nếu đúng v{o thời kỳ nhạy cảm toán học của c|c bé, người lớn để cho bé được tiếp xúc với những đồ dùng dạy học liên quan, trải qua nhiều lần lặp đi lặp lại, bé bỗng nhiên phát hiện ra những đồ dùng dạy học này là một dãy thứ tự. Quá trình nhận thức sự vật cũng giống như qu| trình ăn cơm, sau khi tiêu hóa sẽ trở thành một phần trong cuộc sống, có thể thoải mái vận dụng vào cuộc sống hiện thực. Đó chính l{ trí lực.

rên đ}y chúng ta đ~ nói đến vấn đề giáo dục Montessori, bây giờ chúng ta sẽ bàn tiếp, vì rất nhiều bậc phụ huynh quan t}m đến vấn đề này. Trên thực tế, rất nhiều bậc cha mẹ quan t}m đến vấn đề phát triển trí lực hơn cả quá trình phát triển nhân cách của trẻ. Con người say mê trí lực như một thứ tôn gi|o. Montessori định nghĩa trí lực như thế nào? Thế nào mới là phát triển trí lực ở trẻ em? Nhắc đến hai từ “trí lực”, rất nhiều bậc phụ huynh có một cơ sở lý luận nhất định (trình độ lý luận tương đối) đều nghĩ đến “tư duy”, nghĩ đến “tri thức”, học tập tri thức, nắm vững và sáng tạo tri thức. Có những bậc cha mẹ còn nghĩ s}u sắc hơn, nghĩ đến quan hệ giữa tri thức cảm giác và tri thức lý tính có cấu tạo ra sao để phòng bị và sửa chữa những sai sót và nhầm lẫn của hai yếu tố n{y…

Chúng ta đ~ từng nói, trẻ em luôn ở trong tình trạng “suy nghĩ”. C|c em nhìn có vẻ không “nhanh trí”, nhưng chúng vẫn đang “khởi động bộ m|y tư duy của mình”. Tư duy của trẻ em cần thời gian, bởi vì những đứa trẻ bình thường thường trầm lặng và yên lành, có lúc còn hơi “ngơ ngẩn”, đó l{ vì chúng đang ở trong trạng th|i “trầm tư”. Ở trong môi trường của tình yêu thương v{ tự do, hoạt động tư duy của trẻ v{ c|c năng lực kh|c được phát triển.

Qu| trình tư duy l{ qu| trình tổ chức đối với đối tượng tư duy, tổ chức này và kết quả của nó cấu th{nh nên “tri thức”. Vậy thì đối tượng tư duy từ đ}u tới? Từ những ghi nhớ về hiện thực. Đối tượng trong trí nhớ từ đ}u tới? Với trẻ nó đến từ tri thức cảm giác.

Chúng ta rất quen thuộc mệnh đề “Tất cả tri thức bắt nguồn từ kinh nghiệm cảm gi|c”, nhưng vận dụng nó vào hiện thực cuộc sống lại là một việc hoàn toàn khác. Có thể khiến kinh nghiệm cảm gi|c “bay bổng” th{nh kh|i niệm, trở th{nh cơ sở của lý tính, điều này rất

khó. Lại có thể khiến cho kinh nghiệm cảm giác và lý tính phát huy hết vai trò của mình mà không khiến chúng ta ngộ nhận, điều đó c{ng khó. Montessori cùng với những người ở những nơi kh|c nhau đang đưa tư tưởng của bà vào cuộc sống hiện thực rộng r~i, đầu tiên là ứng dụng nó vào công trình giáo dục, chứ không phải chỉ biến nó trở thành một bảo bối trong kho tư tưởng, hoặc chỉ biến nó trở thành kỹ xảo sáng tạo của những nh{ tư tưởng.

Montessori nói: “Dẫn dắt con trẻ từ cảm gi|c đến khái niệm, từ cụ thể đến trừu tượng, đến việc liên hệ giữa các khái niệm”. B{ gọi quá trình này là giáo dục trí lực. Quá trình này - quá trình luyện tập cảm giác, hoàn toàn là một kiểu giáo dục của riêng mình. Nó buộc phải không ngừng tiến hành trong các hoạt động của tính tự phát.

Đ}y chính l{ sự huấn luyện c|c cơ quan cảm gi|c trong phương ph|p gi|o dục

Montessori, phương ph|p gi|o dục tri thức cảm giác một cách có kế hoạch. Hôm nay tôi xin nói đến vấn đề rèn luyện cảm giác của trẻ em.

Trong phương ph|p gi|o dục Montessori, thời kỳ trước 6 tuổi, chúng ta tập trung rèn luyện cảm giác của bé. Tại sao rèn luyện cảm giác lại đóng một vai trò to lớn đến như vậy? Tuy rằng trẻ em có năng lực phát triển tinh thần tiềm tàng, có nhu cầu cuộc sống tự phát, nhưng chúng vẫn hoàn toàn không hiểu gì về thế giới này. Tiềm năng t}m trí to lớn này cần phải dựa vào những sự vật bên ngo{i để phát triển, cũng chính l{ cần tìm kiếm những sự vật từ thế giới bên ngo{i để ghép đôi. C|ch tốt nhất để khai phá tiềm năng của nhân loại là không ngừng tiến hành rèn luyện cảm giác ở thời kỳ ấu thơ, khi số lần lặp đi lặp lại đạt đến một số lượng n{o đó, trẻ sẽ sinh ra khái niệm. Khi trẻ được ghép đôi chính x|c, trẻ sẽ tự động tiến hành lặp đi lặp lại việc luyện tập của mình. Trước 6 tuổi, trẻ em thông qua kiểu lặp đi lặp lại n{y để xây dựng toàn bộ khái niệm sinh tồn.

Trước mắt, chúng ta đã làm quen với điểm này, rèn luyện cảm giác thời kỳ đầu ở trẻ em là con đường duy nhất để phát triển trí lực của trẻ em. Vì thế, trước 6 tuổi tuyệt đối không được dạy học theo kiểu truyền miệng. Huấn luyện cảm giác, cơ bản nhất là thị giác, thính giác, vị giác, khứu giác, xúc giác. Các nhà trẻ Montessori chuẩn bị một số lượng lớn các đồ dùng dạy học về phương diện này.

Thế nào gọi là từ cảm giác rèn luyện phát triển thành khái niệm? Chúng ta biết có những trẻ có nhận thức rất nhạy cảm với màu sắc. Màu sắc là một phương diện của thị giác, ngo{i ra còn hai phương diện khác nữa, một l{ độ sáng, trẻ em mấy tháng tuổi đ~ có thể nhận biết về độ sáng; hai là cảm giác lập thể. Khi dạy về màu sắc cho các em, Montessori có một đồ dùng dạy học gọi là bảng màu. Hộp đầu tiên của bảng m{u l{ ba m{u cơ bản (đỏ, vàng, xanh da trời), mỗi màu có hai phần, tất cả là sáu phần. Hộp thứ hai l{ mười một màu: ba m{u cơ bản (đỏ, vàng, xanh da trời), ba màu trung gian cấp hai (xanh lá cây, cam, tím), và ba màu trung gian cấp ba (hồng, n}u, x|m) v{ hai m{u đen trắng. Mỗi màu có hai phần, tất cả l{ hai mươi hai phần. Hộp thứ ba l{ ba m{u cơ bản, ba màu trung gian cấp hai và ba màu trung gian cấp ba được chia theo sắc thái màu, từ đậm đến nhạt, mỗi màu có bảy phần, tất cả l{ s|u mươi ba phần(1). Thông qua việc so sánh, sắp xếp theo thứ tự để con trẻ tự nhận biết. Tại sao phương ph|p gi|o dục Montessori lại dùng bảng m{u để trẻ nhận biết màu sắc? Điều n{y liên quan đến vấn đề “chỉ ra và gọi tên” trong nhận thức. Dùng bảng m{u để so

sánh và giải thích, trẻ em nhận biết “bảng m{u”, sau đó bạn nói đến m{u đỏ hoặc màu xanh, trẻ em sẽ có thể “trừu tượng hóa màu sắc”. Vậy thì, trẻ sẽ có thể nhận thức được những thứ có liên quan đến màu sắc trong cuộc sống, quá trình này sẽ rất nhanh và chuẩn xác, trẻ sẽ phát hiện ra hoa màu đỏ, cái chụp đèn cũng l{ m{u đỏ, mặt trời cũng l{ m{u đỏ, rồi tiếp tục phát triển theo quy luật này. Sau khi trẻ đ~ nhận biết m{u đỏ, trẻ sẽ nhận biết thêm các màu khác, quá trình nhận thức ấy có thể là cả th|ng, cũng có thể tới nửa năm.

Có thể chọn ra cảm gi|c để xây dựng khái niệm và thể hiện được cảm giác là hai việc khác nhau. Chúng tôi từng đưa ra ví dụ: Một em bé vẽ tranh, em vẽ l| c}y m{u đỏ, thân cây màu xanh, cô giáo muốn sửa sai cho em, Montessori ngăn cô lại. Lúc này, cảnh tượng trong mắt con trẻ vẫn l{ đối tượng chưa được lý tính chỉnh sửa, nhìn theo góc độ của người lớn là, “trẻ vẫn chưa trở th{nh người quan sát cảnh vật xung quanh”. Trẻ đ~ nhận biết màu sắc, nhưng chưa trở th{nh người quan sát màu sắc của cảnh vật xung quanh, chưa tập trung sự chú ý vào màu sắc. Một thời gian sau, cô giáo thấy trẻ đ~ bắt đầu thay đổi, trẻ vẽ thân cây thành màu nâu, vẽ l| c}y th{nh m{u xanh, hoa th{nh m{u đỏ. Montesseri nói: “Lúc n{y, đứa trẻ ấy đ~ trở th{nh người quan sát cuộc sống”.

Trẻ em sinh ra đ~ l{ một nhà nghệ thuật, đ}y l{ điều mà những người lớn bình thường chúng ta không thể hiểu được. Tâm trí của nhà nghệ thuật không giống với tâm trí của những người lớn bình thường, điều này thể hiện ở việc biểu đạt bằng màu sắc. Van Gogh đ~ bày tỏ tâm sự của mình bằng màu sắc, Paul Cézanne(2) say mê diễn tả kết cấu sự vật qua màu sắc, Monet(3) thử dùng những màu sắc kỳ lạ để vẽ tranh, ông cho rằng, chỉ có đôi mắt đơn thuần của trẻ em mới là chân thực và không phiến diện. Liên quan đến việc rèn luyện cảm giác lập thể, Montessori có một đồ dùng dạy học cảm quan gọi là nhóm hình học ba chiều. Nhóm hình học ba chiều này gần như l{ bao gồm toàn bộ những hình dáng lập thể có trong thế giới hiện thực. Đối với dạng hình chóp nón, chúng tôi để cho các bé tiếp xúc, sau đó nói với bé đ}y l{ hình chóp nón. Lúc n{y, có thể các bé sẽ nói với chúng ta đ}y l{ c|i kem ốc quế, vì cây kem ốc quế cũng có hình d|ng n{y. Ph|t triển được đến bước này, Montessori gọi đó l{ “trí lực manh nha”. Nhận thức một sự vật cũng giống như ăn cơm, sau khi tiêu hóa sẽ trở thành một phần của cơ thể chúng ta, có thể thoải mái vận dụng trong cuộc sống hàng ng{y. Đó chính l{ trí lực.

Trên thực tế, trong phương ph|p gi|o dục của Montessori, thao tác với các dụng cụ dạy học yêu cầu cô giáo thực hiện bước đầu tiên, sau đó để trẻ tự mình thực hiện c|c bước tiếp theo. Trong qu| trình tích lũy dần dần đó, mỗi ngày trẻ đều phát hiện ra những điều mới mẻ, vì thế việc rèn luyện cảm giác rất quan trọng trong phương ph|p Montessori.

Ví dụ như những con số, có những đứa trẻ còn chưa biết chữ, khi bước lên cầu thang, người lớn hay đếm “1, 2, 3…”. Điều này không phù hợp với phương ph|p Montessori. Montessori cho rằng phần lớn trẻ trước 4 tuổi đều chưa ph|t triển đến thời kỳ nhạy cảm toán học, vì toán học là một khái niệm trừu tượng, nó không đơn thuần chỉ những bậc cầu thang hay những que diêm, mà thể hiện ở mọi phương diện, mọi mắt xích trong cuộc sống, đó l{ một khái niệm vừa tương đối trừu tượng lại tương đối phổ biến. Vậy làm thế n{o để trẻ em nhận thức được điều này? Các tài liệu cho thấy, tất cả trẻ em được đ{o tạo theo phương ph|p Montessori trên to{n thế giới đều có thành tích học to|n “tuyệt đối ưu tú”.

Chú ý! Họ dùng từ “tuyệt đối” ho{n to{n tự tin. Họ cho rằng rèn luyện toán học phải được bắt đầu từ rèn luyện cảm giác và các vật liệu cảm quan. Trong phương ph|p rèn luyện Montessori có rất nhiều đồ dùng dạy học cảm quan có liên quan đến toán học: ổ cắm hình trụ tròn, tháp hồng, cầu thang n}u, đó l{ qu| trình có thứ tự, cũng l{ một quá trình logic. Ví dụ mỗi loại đồ dùng dạy học đều do mười “nguyên tố” tạo thành, xếp hàng theo thứ tự lớn bé, khiến trẻ cảm thấy sự đồng nhất từ những điều “kh|c biệt”. Trẻ em sẽ lặp đi lặp lại hoạt động với những đồ dùng này. Montessori nói, lặp đi lặp lại là bài tập thể dục của trí lực. Chỉ sau quá trình lặp đi lặp lại, trẻ em mới có thể phát hiện quy luật bên trong. Chỉ tự bản thân trẻ mới có thể phát hiện ra quy luật này chứ không do giáo viên nào chỉ dẫn. Sau nhiều lần thao t|c, c|c em đ~ ph|t hiện ra: “Đồ dùng học tập này có một thứ tự”. Thứ tự ấy là những thứ lần lượt trong một tổng thể thống nhất. Phát triển đến bước thứ hai, để con trẻ nhắm mắt lại, cô giáo lấy đi một thứ trong tổng thể ấy, sau đó lại cho trẻ trả về vị trí cũ. Lúc n{y con trẻ bắt đầu ph|n đo|n bằng thị giác chính xác của mình: Ở giữa đ~ bị thiếu. Sự rèn luyện này phân biệt rõ ràng sự khác nhau về không gian, phải mất vài tháng hoặc v{i năm, khi con trẻ đ~ nhận biết khái niệm toán, trẻ sẽ hiểu rõ, toán học không chỉ dùng đến ở bất cứ đ}u trong cuộc sống, mà bản th}n nó đ~ l{ sự tồn tại của trực giác.

Có rất nhiều người dạy con “1, 2, 3… để đếm bậc cầu thang”, “1” là cái gậy, “2” là con vịt…, tất cả những điều này đều khiến cho đầu óc con trẻ bị lẫn lộn. Số “2” và con vịt ngoài hình dáng có chút ít giống nhau, còn lại không có bất cứ sự liên quan nào khác. “1” không phải là cây gậy, “2” không phải là con vịt. Khi dạy về số, ngay từ khi bắt đầu, phương pháp Montessori kết hợp giới thiệu với trẻ ba khái niệm chữ số, cách đọc và số lượng. Sau khi trẻ thao tác với những đồ dùng dạy học cảm quan, trẻ đã có được một cơ sở tương đối cho việc học số. Cảm giác số đối với trẻ thật đơn giản và hoàn toàn tự nhiên. Từ cơ sở của việc rèn luyện cảm quan, tương lai khi trẻ tiếp xúc với số sẽ là “vừa tiếp xúc đã phát hiện ra”, vô cùng nhanh.

Ở đ}y chúng tôi chỉ lấy riêng ví dụ với việc học to|n. Nhưng ngo{i to|n học ra, chúng ta biết rằng, một b|c sĩ t{i ba, một đầu bếp lừng danh, một nhạc sĩ, hoặc những con người ưu tú trong bất cứ lĩnh vực gì, thì cảm gi|c đều vô cùng quan trọng. Ví dụ một nhà âm nhạc ưu tú, nếu thính giác của họ không tốt, tôi tin rằng họ không thể trở thành một nhạc sĩ t{i danh. Khi chúng tôi tiến hành bồi dưỡng phương ph|p gi|o dục Montessori, có một tiết học về nghe hộp âm thanh. Một lần, một lớp có khoảng ba mươi gi|o viên, chỉ có một cô giáo nghe ra hộp này nhiều hơn hộp kia một c|i đinh. Gi|o viên hướng dẫn hỏi: “Cô l{m về âm nhạc, đúng không?”. Cô ấy trả lời: “V}ng”. Chỉ có những người làm về âm nhạc mới có thính giác nhạy cảm đến vậy. Một ví dụ khác là chúng ta nghe hợp xướng, dàn hợp xướng ấy có thể có bốn bè }m thanh. Nhưng, những người bình thường chỉ có thể nghe thấy hai bè âm thanh, hai bè còn lại gần như l{ không có kh|i niệm gì. Chúng ta không thể cảm nhận được c|i đẹp của những âm thanh này. Bởi vì chúng ta phải rèn luyện cảm gi|c n{y trước lúc 6 tuổi, sau 5,6 tuổi, khả năng ấy sẽ hoàn toàn biến mất (dựa theo cách nói của Montessori).

Cảm giác là khởi nguồn của t}m trí v{ lý tính, nhưng cảm gi|c cũng l{ kết quả của tâm trí và lý tính. Mục đích của sự phát triển t}m trí l{ để cảm giác càng rõ ràng càng phong phú. Rất ít người nghiên cứu về vấn đề này. Chúng ta biết rằng, trong những quyết sách quan trọng nhất, lý tính có thể lừa gạt chúng ta, và cảm gi|c c{ng được tín nhiệm. Tôi có quen với

chủ tịch hội đồng quản trị của một công ty bất động sản, ông nói với tôi rằng, tất cả những quyết sách lớn mà thành công của ông đều dựa vào cảm giác.

Thế mới nói rằng quá trình rèn luyện cảm gi|c trước 6 tuổi phải tới nơi tới chốn. Trên thực tế chúng ta đẩy lùi về phía trước, khoảng trước 4 tuổi, bởi vì sau 4 tuổi, các thời kỳ nhạy cảm khác của con trẻ sẽ phát triển theo một phương hướng, nếu đến lúc này mới rèn luyện cảm gi|c, thì đ~ l{ qu| muộn. Trước 4 tuổi, chúng ta phải chuẩn bị cho trẻ một loạt các vật liệu như ống khứu gi|c để ngửi mùi, ống vị gi|c để nếm vị để giúp trẻ phân biệt những thứ có mùi vị khác nhau. Con trẻ sẽ được thử riêng biệt từng thứ, sau đó ph}n loại những

Một phần của tài liệu yeu thuong va tu do (Trang 41 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(183 trang)