TỪ BỎ KINH NGHIỆM GIÁO DỤC CŨ KỸ LẠC HẬU, HƯỚNG TỚI TÌNH YÊU THẤU HIỂU

Một phần của tài liệu yeu thuong va tu do (Trang 77 - 82)

HẬU, HƯỚNG TỚI TÌNH YÊU THẤU HIỂU Ông ngoại mua cho bé một chiếc ô tô rất đẹp. Bé muốn dỡ bung chiếc ô tô ra để xem tại sao ô tô có thể đi được. Nhưng người lớn cảm thấy, nếu để bé dỡ bung chiếc ô tô thì thật là phí của, nên giấu chiếc ô tô tận trên nóc tủ quần áo. Mấy năm sau bé đ~ lớn hơn, người lớn mới mang xe ra, nhưng bé không thích chơi nữa. Người lớn đ~ tước đoạt của bé không phải là chiếc xe, m{ l{ cơ hội nhận biết thế giới.

ếu nói là bố mẹ không d{nh đủ tình yêu cho con, rất nhiều người sẽ phản đối và tự biện hộ cho mình: “L{m gì có chuyện đó, tôi yêu con tôi lắm, tôi đ~ vì con mình m{ hy sinh bao nhiêu sức lực, hy sinh bao nhiêu thời gian, tôi làm tất cả mọi việc đều là vì con…”. Montessori nói: “Tất cả những người làm cha làm mẹ đều phản đối và tự biện hộ cho mình. Tại sao tất cả chúng ta đều cho rằng mình rất yêu con, trong khi con trẻ lại phải lớn lên trong một môi trường thiếu thốn tình yêu? Tại sao cuộc sống của con trẻ lại không được phát triển bình thường?”. B{ nói, loại đối lập tương hỗ này một bên là ý thức, một bên là tiềm thức. “Chúng ta đều cảm thấy đau khổ khi phạm những sai lầm có ý thức, nhưng không hề biết đến những sai lầm vô thức…”.

Những người làm cha làm mẹ đều nói rằng: “Tôi rất yêu con tôi, tôi đ~ hy sinh rất nhiều”. Đó l{ những việc có ý thức. Ở trường Montessori của chúng tôi phát hiện có những bé đi xuống cầu thang mà không cần nhìn, cứ đi thẳng xuống. Đó l{ những đứa trẻ lớn lên trong sự che chở quá mức của ông bà cha mẹ, bản thân các bé không thể đo lường khả năng của chính mình. Cái gọi là tình yêu ở đ}y đ~ tước đoạt của bé khả năng ph}n biệt, khả năng tự vệ và khả năng tự lập. Trên thực tế, sự chăm sóc ở đ}y lại l{ người lớn tự chăm sóc cho tâm lý và quan niệm của mình.

Trong cuộc sống hàng ngày, phần đông chúng ta đều kiên cường bảo vệ ý chí và cách nhìn của mình. Trong rất nhiều tình huống, cách làm của người lớn đối với con trẻ bị tiềm thức chi phối. Vì con trẻ yếu ớt, không có năng lực tự vệ, nên người lớn tha hồ thể hiện bản tính của mình trước mặt trẻ, một cách không cần che đậy hay xấu hổ. Không biết c|ch đối đ~i với một đứa trẻ, tùy ý, thậm chí có lúc còn “l{m phiền” con trẻ.

Montessori nói, sự tiến bộ và phát triển của nhân loại nằm ở chỗ làm thế n{o để biến tiềm thức thành ý thức, trong đó bao gồm cả việc giáo dục trẻ em. Cảnh giác với chính tiềm thức của mình, nâng cao tiềm thức, đó mới gọi là tình yêu chân chính.

Ở trường Montessori của chúng tôi, nếu con trẻ leo trèo lên h{ng r{o “Montessori”, bất kể trẻ bao nhiêu tuổi, cô gi|o cũng không được đứng phía sau đỡ trẻ, mà phải đứng cách trẻ gần 1m, cho trẻ một không gian tự do. Mỗi đứa trẻ phải tự đo lường phạm vi hoạt động dựa trên khả năng của bản th}n, qua đó m{ sau n{y có thể kiểm so|t c|c h{nh động của mình, để ra quyết định chính x|c cho c|c h{nh động tiếp theo. Bởi vì bản tính của con người luôn có sẵn sự xúc động sáng tạo và tìm tòi.

Rất nhiều đứa trẻ lớn lên trong sự “che chở” của bố mẹ, sẽ trở thành thế này - không biết trời cao đất dày, cứ nhắm mắt m{ vượt qua, đến khi thất bại lại oán trách bố mẹ không thể tạo cho mình một điều kiện lý tưởng, o|n tr|ch sao không có ai đến giúp mình.

Ngay từ khi sinh ra, con trẻ đ~ có được khả năng tự bảo vệ, nhưng năng lực đó phải được sử dụng thường xuyên. Chúng tôi xem trong tư liệu, trẻ bốn th|ng đ~ có khả năng n{y. Trong thí nghiệm “V|ch đ| trực quan”(1) kinh điển: Dưới nền kính thủy tinh đặt một bức tranh lưới ô vuông lập thể, khi bé bò qua bức tranh này, bé sẽ quan sát. Bức tranh n{y đem đến những cảm giác nông sâu khác biệt cho thị giác. Những chỗ nông, bé sẽ dễ dàng bò qua, khi phát hiện ra bên dưới rất giống một rãnh sâu, bé sẽ dừng lại, không tiến về phía trước và quan sát nét mặt của mẹ. Nếu khuôn mặt mẹ lo lắng, bé sẽ không bò nữa, nếu khuôn mặt mẹ vui vẻ, động viên, bé sẽ dũng cảm bò về phía trước.

Rất nhiều cha mẹ ý thức được những sai lầm của mình thì sẽ đau khổ nhăn nhó: “Sao tôi lại phạm sai lầm n{y?”. Chẳng hạn đ|nh cho con một trận, nhưng ph|t hiện ra đ~ đ|nh oan con, thì người làm cha mẹ đó sẽ buồn bã nói với con rằng: “Bố, mẹ không đúng”. Nhưng chúng ta không ý thức được những sai lầm từ trong tiềm thức.

Điều quan trọng nhất của việc yêu con nằm ở chỗ, chúng ta không thể đem những kinh nghiệm hiện có của mình ra để đối đ~i với con trẻ vì những kinh nghiệm ấy đ~ qu| lỗi thời. Tôi xin lấy một ví dụ, ở trường Montessori của chúng tôi, có vườn hoa, có bãi cát, có tự do nên phạm vi hoạt động của c|c bé tương đối rộng, từ phòng học ra vườn hoa, từ trước phòng ra sau phòng, từ xích đu đến nh{ động vật… Vì thế, các bé rất dễ bị bẩn, trên người dính c|t, dính bùn… Ở trạng thái tự do, các bé thích nhất l{ được nằm trên nền đất của vườn hoa. Có những đứa trẻ hôm đầu đến trường, vì còn bỡ ngỡ, không chịu hoạt động nên buổi chiều khi đến đón, mẹ bé nói có vẻ không vui: “Sao quần áo vẫn còn sạch nguyên thế này, chứng tỏ con tôi vẫn chưa được tự do hoạt động”. Một mẹ khác lại nói: “C|c cô l{m thế nào mà con tôi bẩn thỉu thế n{y?”. Đ}y rõ r{ng l{ hai c|ch nhìn với chung một vấn đề.

Còn nữa, ở trường Montessori, trẻ em có thể tự do ra vào bất cứ nơi n{o trẻ thích. Một hôm, có phụ huynh đến trường tham quan, anh ta đang c}n nhắc xem có nên gửi con mình v{o đ}y không. Lúc đó, họ phát hiện ra hai bé đang đẩy cái ghế xoay trong phòng cô hiệu trưởng đi khắp mọi nơi, hết bé n{y đẩy lại đến bé kia… Vị phụ huynh cứ đứng đó nhìn hồi lâu, nhìn xong thì nói: “Tôi sẽ gửi con v{o đ}y, bọn trẻ có thể đẩy cái ghế kia, chứng tỏ trẻ rất được tôn trọng”. Nhưng cũng có phụ huynh nhìn thấy cảnh n{y thì nói: “Thật không có quy củ gì hết, còn d|m đẩy ghế của cô hiệu trưởng đi khắp nơi thế kia!”.

Sau đó, vấn đề n{y được đem ra thảo luận. Tôi nói: “Montessori nói, trường mầm non phải là ngôi nhà của trẻ. Hiện nay chúng ta có ngôi nhà của công nhân, ngôi nhà của viên chức, ngôi nhà của trẻ em, nhưng chúng ta chưa hiểu được ý nghĩa của ngôi nhà? Nhà là gì?”. Tôi hỏi ngược lại, giả dụ cô có được một ngôi nh{ to đẹp như biệt thự của trường Montessori thế này, liệu cô có cho con cô được v{o chơi trong phòng kh|ch nh{ mình không? Phụ huynh v{ c|c cô đều nói: “Được chứ, con tôi thì phải được chơi ở bất cứ nơi n{o trong nhà tôi chứ”. Tôi nói: “Nếu các vị đ~ coi đ}y l{ một ngôi nhà, tại sao bọn trẻ lại không được đến bất cứ nơi n{o chúng muốn”. Mọi người đều nói: “Ồ, hóa ra là vậy”. Tôi nói: “Chúng ta cho phép trẻ đến bất cứ phòng nào chúng muốn trong ngôi nh{, nhưng khi căn phòng này có khách hoặc đang họp, các cô có thể nói với con l{ c|c cô đang l{m việc, hoặc c|c cô đang họp, mời con tr|nh đi, c|c con sẽ hiểu”. Nếu trường mầm non là ngôi nhà của con trẻ, nếu các cô thực sự yêu trẻ, các cô sẽ phát hiện ra, khi trẻ được tự do hoạt động, tự do bày tỏ tình cảm của mình, trẻ sẽ coi ngôi trường n{y như chính ngôi nh{ của trẻ. Trẻ sẽ thoải mái, sẽ vui vẻ, v{ đầu óc của trẻ hoàn toàn mạch lạc, trẻ sẽ phát triển tốt hơn. Một ngôi nhà thì không nên có quá nhiều quy tắc, mà chỉ cần vài quy tắc cơ bản l{ đủ rồi. H~y để con trẻ được làm những việc mình muốn làm, tại sao lại không chứ? Tôi biết rằng, có rất nhiều nơi không cho phép trẻ chạy xuống bếp lấy đồ ăn trong giờ học, hoặc là không cho trẻ được tự do chơi khắp nơi trong trường.

Yêu con, hãy để con được tự lập; yêu con, h~y để con có sự tự tôn; yêu con, hãy cho con đầy ắp tinh thần khám phá thế giới này. Nếu bạn yêu con trẻ, h~y để cho con trẻ được phát triển theo yêu cầu cuộc sống của chính bản thân chúng.

Tôi có một người bạn, hai vợ chồng đều là tiến sĩ, nhưng họ chưa từng nghiên cứu về giáo dục trẻ em, phương ph|p gi|o dục đối với con cái chính là kinh nghiệm trưởng thành của bản thân họ hoặc những phương ph|p có được qua cuộc sống hàng ngày, rất hay quản con, lúc n{o cũng yêu cầu con chỉnh tề, hay nói với con bằng giọng điệu răn dạy. Vì thế, đứa trẻ này khá nhát gan, chỉ một việc nhỏ cũng thăm dò mệnh lệnh của mẹ. Khi nào cảm thấy có thể thoát khỏi sự quản giáo của bố mẹ, bé sẽ vô cùng ồn ã, vô cùng hiếu động.

Tại sao thời kỳ tiền trưởng thành của con người lại d{i như vậy? Bởi vì tuổi ấu thơ của con người bao hàm cả quá trình phát triển tinh thần. Trong trường chúng tôi có một em bé, ăn gì cũng vội, lần n{o cũng lấy rất nhiều, nhưng trên thực tế bé không thể ăn được nhiều như vậy. Tôi cảm thấy em bé này có chút vấn đề. May là mẹ bé rất phối hợp với nh{ trường, nên tôi đ~ hỏi chị ấy: “Chị mua đồ ăn về rồi làm thế n{o?”. Chị ấy nói: “Tôi cất lên tủ, khi nào con muốn ăn thì tôi lấy cho ch|u”. Tôi nói: “Theo chị, dùng chút quà vặt này thỏa mãn tâm lý con trẻ quan trọng, hay là tiết kiệm tiền không cho con lãng phí quan trọng hơn?”. Đúng l{ chị ấy rất thương con, chị ấy nói: “Tôi hiểu rồi, chị hãy chỉ c|ch cho tôi”. Tôi nói: “Nếu điều kiện kinh tế của chị không cho phép, một tuần chị chỉ mua đồ ăn vặt một lần thôi, nhưng dứt khoát chị phải đặt đồ ăn ở nơi con chị có thể tự do thoải mái lấy được. Hãy tạo cho con một môi trường thoải mái, vui vẻ. Chẳng có đứa trẻ nào không lãng phí, chỉ là trẻ chưa hiểu lãng phí là thế n{o. Nhưng ít nhất ch|u cũng có được tâm thế thoải m|i”. Nếu ăn cũng không được thoải mái, thì tâm lý con trẻ thật đau khổ.

Con trẻ dựa vào việc ăn để nhận thức thế giới. Trước 6 tuổi, ăn l{ con đường chính để trẻ nhận biết thế giới. Rất nhiều đứa trẻ ăn không phải thỏa mãn cái miệng của mình, m{ ăn để thỏa mãn tâm lý. Tôi biết một đứa trẻ được ông ngoại mua cho một chiếc ô tô rất đẹp, bé định dỡ bung xe xem tại sao xe lại đi được. Tinh thần tìm tòi học tập này thật đ|ng quý biết bao! Nhưng những người lớn trong nhà cảm thấy một chiếc xe đẹp thế n{y m{ để trẻ con tháo tung ra thì thật phí, nên đ~ cất lên tận nóc tủ quần áo. Sau mấy năm, họ cảm thấy đứa trẻ đ~ lớn, sẽ không tháo xe ra nữa, nên mang ra cho bé chơi, nhưng bé không chơi nữa. Khi đứa trẻ muốn chơi chiếc xe nhất thì đ~ bị tước đoạt mất cơ hội nhận biết chiếc xe.

Yêu con cũng phải học cách, học cách thay thế tiềm thức tích lũy trong cuộc sống bằng ý thức khoa học chính x|c. Sau đó, biến những ý thức chính x|c đó th{nh tiềm thức. Một người lớn sinh tồn trong thế giới phàm tục này thì quan niệm cũng ph{m tục. Đem quan niệm đó ra m{ dạy dỗ trẻ con thì đứa trẻ ấy sao có thể trở nên vĩ đại, kiệt xuất được? Trừ phi người đó thay đổi quan niệm của mình. Một vị phụ huynh của trường chúng tôi đ~ nói thế n{y: “Tôi ho{n to{n tiếp nhận, tán th{nh tư tưởng giáo dục n{y, nhưng cứ đến những lúc then chốt lại quên mất, tôi không thể điều khiển tính khí của mình. Tôi có thể hiểu, có thể nói ra, nhưng không l{m được, hình như nh}n c|ch của tôi đ~ bị phân liệt mất rồi”. Đ}y là một vấn đề rất phổ biến của chúng ta.

Những vấn đề về ý thức của một con người có thể tạo ra cả cuộc đời bất hạnh. Ví dụ như thường thì con trai quấn mẹ, con gái quấn bố. Nhưng đến một độ tuổi n{o đó, con g|i sẽ có khoảng cách với bố và bố nên thể hiện sự nghiêm khắc của mình. Đ}y l{ một quan niệm. Nhưng những tư liệu m{ chúng tôi có được chứng tỏ rằng, trong qu| trình trưởng thành, nếu con g|i không có được sự khẳng định và khen ngợi của bố thì sau khi trưởng thành, việc hôn nhân của con g|i thường không suôn sẻ, nguyên nhân là vì cô ấy vẫn vấn vương bóng hình của người con trai n{o đó, vấn vương chứ không phải yêu. Khi bóng hình đó rời bỏ cô ấy, cô ấy sẽ rất đau khổ, tìm mọi c|ch để đạt được sự khẳng định của người này. Nếu cô ấy sống với người đ{n ông n{y, thì vấn đề yêu và không yêu sẽ rối rắm không có hồi kết. Điều cô ấy cần không phải l{ tình yêu, điều n{y chưa đến mức thành tình yêu, chỉ là sự khẳng định. Chúng tôi biết bố yêu con, khẳng định con, khen ngợi con sẽ có tác dụng vô cùng quan trọng trong cuộc đời của con. Nhưng, rất nhiều những người làm cha mẹ không hiểu, không biết điều này, họ cho rằng con g|i đ~ lớn, nên phải giữ khoảng cách. Bố l{ người đ{n ông đầu tiên con gái tiếp xúc trong cuộc đời, tất cả hành vi của bố là nền tảng tiêu chuẩn để con gái lựa chọn bạn đời sau này.

Sự trưởng thành của con người dựa trên điều gì? Pháp luật? Đạo đức? Lương t}m? Không, đều không phải, sự trưởng thành của con người dựa trên tình yêu xuất phát tự đ|y lòng. Đó l{ điều đ|ng tin cậy nhất. Tôi tin rằng, cha mẹ đều mong muốn cho con những điều tốt đẹp nhất. Nhưng sau khi con c|i trưởng thành, tại sao lại tồn tại nhiều vấn đề t}m lý đến vậy? Không nâng cao tiềm thức, chúng ta sẽ vô tình làm hại chính con cái của mình.

Cha mẹ phải học cách yêu con. Cha mẹ phải làm được điều này, phải đấu tranh với tiềm thức của mình. Cho con một tình yêu trọn vẹn nhất, chính là phát hiện ra những điều ở bên ngoài ý thức chủ quan, “hiểu được quá trình phát triển cuộc sống của con, và đem cho con những thứ cần cho quá trình phát triển đó”.

Trẻ lên 7 tuổi, đi học tiểu học. Lên lớp làm việc riêng, hiếu động, không tập trung, có gia đình đ~ cho trẻ uống thuốc. Thực ra, “không tập trung” bắt nguồn khi trẻ từ 0 đến 6 tuổi. Có vị cha mẹ lại hỏi, có nên dạy trẻ từ lúc 7, 8 tháng tuổi? Giáo dục con trẻ bắt đầu từ thuở nằm trong bụng mẹ, nên được bắt đầu ngay từ những ng{y đầu tiên mẹ mang thai.

Một hôm, tôi đến chơi nh{ một người bạn, con của cô ấy đ~ 7 tuổi. Bạn tôi nói con mình quá hiếu động, ph| tung sofa v{ đệm ghế bày ra khắp nhà, rồi nhảy nhót trên sofa. Tôi muốn quan sát trạng thái của cháu. Một lúc sau, tôi cười hỏi: “Cậu hay trách mắng con đúng

không?”. Bạn tôi nói vì con mình qu| bướng bỉnh, quả thật đ~ hết cách. Tôi hỏi, có phải cô ấy không cho phép con được chơi với sofa v{ đệm ghế? Cô ấy nói làm thế thì cả nhà sẽ rối tung

Một phần của tài liệu yeu thuong va tu do (Trang 77 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(183 trang)