PHÁT TRIỂN TÂM LÝ VÀ TRÍ TUỆ, NẮM VỮNG TRI THỨC

Một phần của tài liệu yeu thuong va tu do (Trang 82 - 84)

VỮNG TRI THỨC

Trong s|u năm đầu đời của trẻ, thời gian quý như v{ng. Tôi biết rất nhiều bậc cha mẹ trong thời gian n{y đ~ bắt con học thuộc mấy chục, thậm chí mấy trăm b{i thơ cổ. Những người làm cha mẹ cứ tưởng đ}y l{ ph|t triển trí lực. Thơ ca gi~i b{y nỗi lòng, cảnh ngộ…, l{ những thứ thuộc về thế giới của người lớn, con trẻ không thể hiểu. Biết được điểm này, liệu có ai còn ép trẻ con học thuộc thơ đ}y?

ối với con trẻ, việc nắm bắt tri thức không hề quan trọng, quan trọng là cách nắm bắt các tri thức. Thiên nhiên ban tặng cho chúng ta bản năng để trưởng thành, không ai có thể ngăn cản. Trong qu| trình trưởng thành ấy, chúng ta có thể tiếp nhận tri thức ở bất cứ nơi đ}u, bất cứ lúc nào. Giả dụ bạn có kinh nghiệm về sự trưởng thành, hay nói cách khác khi bạn lặp đi lặp lại một kinh nghiệm rồi trở thành năng lực, bạn sẽ phát hiện ra quy luật nội tại của những kiến thức này và nhanh chóng nắm bắt chúng. Nhưng, nếu bạn bị động tiếp nhận những tri thức từ bên ngoài thì e là bạn cũng chỉ đang học thuộc lòng một cách máy móc những từ ngữ chuyên dụng và các kỹ năng đơn giản mà không hề phát hiện ra quy luật nội tại v{ tư tưởng của những tri thức này. Bởi vì bị động có nghĩa l{ chịu ép buộc, chịu ép buộc có nghĩa l{ bạn phải từ bỏ những việc bạn đang muốn l{m để đi l{m những việc không muốn làm. Lại giả dụ như thời gian của con người chỉ có một trăm phút, bạn buộc phải đưa ra lựa chọn. Bạn không thể đồng thời có được hai lần một trăm phút, điều này có thể không quan trọng với người lớn, nhưng s|u năm đầu của trẻ em, thời gian quý như v{ng.

Bắt trẻ em thuộc thơ cổ là một ví dụ điển hình nhất, rất nhiều trẻ em có thể học thuộc mấy chục thậm chí đến mấy trăm b{i thơ cổ, nhưng sau khi trưởng thành thì quên sạch. Liệu điều này có thể mở mang điều gì cho trí lực của trẻ? Con của một giảng viên đại học có thể học thuộc mấy trăm b{i thơ, cô ấy nói với tôi: “Chẳng có ích lợi gì ngoài khả năng ngôn ngữ của con có nhỉnh hơn c|c bạn cùng trang lứa một chút xíu, còn về các mặt khác thì hoàn toàn vô ích. Thực tế là các mặt khác của con tôi đều rất tệ”. Cô ấy còn nói: “Tôi nghiên cứu văn học Hán ngữ, về mặt này thì tôi tự thấy mình là một kẻ thất bại”. Nghe cô ấy nói chuyện, tôi vô cùng cảm thán: Tổn thất n{y còn vượt xa hơn cả những gì m{ người lớn tưởng tượng. Bởi vì bạn đ~ chiếm dụng quãng thời gian vàng cho sự phát triển t}m trí v{ trưởng thành của con trẻ. Tôi chỉ có thể nói một cách nhẹ nh{ng hơn: “Đúng l{ chị đ~ l{m lỡ sự phát triển của con”.

Trong thời gian từ 0 đến 6 tuổi, không quan trọng việc trẻ học cái gì, mà quan trọng ở việc trẻ tự phát triển tâm lý và trí tuệ, sức sống, khả năng nhận thức, kỹ năng nhận thức của bản thân trẻ, đây mới là điều quan trọng nhất.

Thơ ca l{ gì? L{ c|ch dùng những câu từ mang tính nhạc để diễn tả một tình cảnh, một ý cảnh, một loại cảm xúc, trong đó bao h{m những triết lý sâu sắc. Đó l{ thế giới của người lớn, là sự kiêu hãnh của người lớn. Biết được điểm này, liệu có còn ai muốn ép con mình học thuộc thơ? Chúng tôi đ~ ph|t hiện ra, trường mầm non ở những nước phát triển trên thế giới luôn có một số lượng lớn c|c đồ chơi v{ đồ dùng dạy học để con trẻ được chìm đắm trong thế giới của riêng mình, phát triển tự nhiên theo quy luật trưởng thành của bản thân.

Người lớn thích dùng quan điểm của mình để phỏng đo|n con trẻ. Trường chúng tôi có một cậu bé trai, tết hai bím tóc. Quê cậu bé ở An Huy, ở đó có phong tục tết tóc cho bé trai để trừ tà. Bố cậu lo rằng con mình đến trường sẽ bị các bạn chê cười, tôi nói không có

chuyện này vì các bé ở trường chúng tôi không có thói quen này. Trên thực tế, trong lòng tôi cũng không chắc chắn lắm khi nói điều này, bởi vì trường hợp của bé cũng hơi đặc biệt. Nhưng cậu bé đ~ v{o trường một năm, không có một cháu nào cảm thấy kh|c thường khi thấy bạn mình có hai bím tóc, mà vấn đề lại xuất hiện ở chính những người lớn đến tham quan trường. Hiện tượng này khiến chúng tôi vô cùng kinh ngạc, tất cả mọi vấn đề đều bắt đầu từ người lớn, bắt đầu từ tưởng tượng của người lớn.

Ví dụ như một em bé hơn 2 tuổi đ|nh người, bố mẹ sẽ nói: “Không được đ|nh người, không được đ|nh người! Sao con lại làm thế?”. Con trẻ có đ|nh người giống người lớn đ|nh người không? Thực ra, rất nhiều người làm cha mẹ đều phát hiện ra rằng, trẻ em hơn 2 tuổi thường lấy tay để giải quyết vấn đề. Trong phần đông c|c trường hợp, trẻ em dùng động tác n{y để loại bỏ những việc trẻ không muốn hoặc những việc trẻ không thể giải quyết. Mấy tháng sau trẻ sẽ thay đổi. Nhưng khi trẻ giơ tay ra, người lớn ở bên cạnh lại cảm thấy quá kinh ngạc m{ nói: “Không được đ|nh người!”. Trẻ sẽ biết đấy l{ đ|nh người. Hay rồi! Trẻ cảm thấy hưng phấn, bắt đầu đ|nh người thật. Trẻ em không hề có ý thức về cái ác, trừ phi l{ người lớn vô thức nhấn mạnh với chúng.

Lại ví dụ về việc yêu cầu c|c bé trước 6 tuổi xây dựng khái niệm tập thể. Hiểu và sử dụng được một khái niệm lớn như thế này là một việc vô cùng khó khăn với trẻ. Ít nhất thì Montessori cho rằng, trước 6 tuổi trẻ không thể thiết lập khái niệm tập thể, trừ khi trẻ không có việc gì để làm, từ s|ng đến tối không có cơ hội hoạt động, chỉ chăm chăm nghĩ cách làm thế n{o để vừa lòng cô gi|o, để lấy lòng những người bên cạnh. Như thế, trẻ sẽ xây dựng cái gọi l{ “ý thức tập thể” trong một trạng th|i ho{n to{n không bình thường. Những đứa trẻ có trạng th|i bình thường sẽ không bao giờ suy nghĩ như vậy. Montessori có một c}u: “Không có đứa trẻ sai lầm, chỉ có người lớn sai lầm”.

Chương 16

Một phần của tài liệu yeu thuong va tu do (Trang 82 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(183 trang)