6. Kết cấu khoá luận tốt nghiệp
2.2 Các nhân tố nhân ảnh hưởng đến nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty
Tuy nhiên thị trường Hà Nội là thị trường mà có sức cạnh tranh giữa các doanh nghiệp kinh doanh sâm và linh chi rất lớn. Thị trường không chỉ tồn tại những đối thủ cạnh tranh sẵn có mà còn ngày càng xuất hiện nhiều các đối thủ mới có sức cạnh tranh cao hoặc ngang tầm với công ty cổ phần Thương mại và Dịch vụ Quốc tế VISION. Bên cạnh đó với những thế mạnh về nguồn vốn, năng lực quản lý, trình độ công nghệ và chất lượng sản phẩm, các công ty đối thủ ngày càng có lợi thế nhất định trên thị trường. Trong tương lai gần chắc chắn VISION sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ các đối thủ cạnh tranh có trong thị trường Hà Nội. Điều này có thể làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của công ty nếu như công ty không có những biện pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của mình.
2.2 Các nhân tố nhân ảnh hưởng đến nâng cao năng lực cạnh tranh củacông ty trên thị trường Hà Nội. công ty trên thị trường Hà Nội.
2.2.1.Nhân tố bên trong công ty.
- Nguồn lực tài chính (nguồn vốn ):
Công ty áp dụng mức vốn điều lệ theo đúng quy định của trong bản đăng ký kinh doanh.Tỷ lệ vốn góp tăng nhanh theo các năm cụ thể 2016 tăng 12% năm 2017 tăng
16,3% năm 2018 tăng 21,9%. Cụ thể đến năm 2018 tổng tài sản đã đạt 49.000.000.000(vnđ) có triển vọng tăng mạnh hơn trong tương lai
Cơ cấu nguốn vốn của công ty: Nguồn vốn của công ty được tạo thành từ nhiều nguồn khác nhau gồm vốn góp của các cổ đông,vốn được để lại từ lợi nhuận sau thuế, vốn vay,vốn thu được từ hoạt động đầu tư khác, nguồn vốn khác. Cụ thể cơ cấu nguồn vốn của công ty thể hiện qua bảng sau :
Bảng 2.2 Cơ cấu nguồn vốn của công ty
Nguồn vốn 2015 (%) 2016 (%) 2017 (%) 2018 (%) Vốn góp của các cổ đông 26 16 12 8
Vốn để lại từ lợi nhuận sau thuế 0 19 21,26 21,92
Vốn vay 36 34,6 26,12 28,89
Vốn từ hoạt động đầu tư 11 17,26 19,62 21,63
Nguồn vốn khác 27 13,14 21 19,56
Nguồn:Phòng Kế Toán của công ty
Công ty đã sử dụng nguồn vốn một cách đa dạng vào nhập sản phẩm, trả lương nhân viên, thuế phí, lệ phí, chi phí kỹ thuật, chi phí phát sinh khác, và đầu tư... Các chính sách quản lý sử dụng vốn của công ty nhằm đảm bảo tối đa hoá lợi nhuận và lợi ích của các cổ đông.
Nguồn lực tài chính (nguồn vốn) của công ty công ty ngay càng có xu hướng tăng nguồn vốn có được từ hoạt động kinh doanh và giảm nguồn vốn từ hoạt động đi vay tuy nhiên thì tỷ trọng nguồn vốn đi vay vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất điều này rất dễ ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của công ty khi lãi suất cho vay trên thị trường có sự thay đổi tác động tới năng lực cạnh tranh của công ty.
- Nguồn nhân lực:
Trải qua 4 năm thành lập và phát triển, đội ngũ nhân sự của doanh nghiệp cũng tăng lên qua các năm. Nếu nói thời điểm thành lập công ty chỉ có 30 người thì hiện nay công ty đang có 70 nhân viên. Số lượng tuy không nhiều nhưng được đánh giá là chất lượng nhân viên có trình độ cao. Trình độ đại học chiếm tỉ trọng cao. Cụ thể như sau:
Bảng 2.3 Cơ cấu nhân sự Công ty Cổ phân Thương mại và Dịch vụ Quốc tế VISION Tiêu chí Số lao động (người) Tỷ trọng (%)
Đại học ,và trên Đại học 38 54.3%
Cao đẳng ,Trung cấp 29 41.4%
Dưới trung cấp 3 4.3%
Tổng 70 100%
Nguồn: Phòng hành chính nhân sự
Từ bảng 2.3 ta có thể thấy được rằng lao động của công ty chiểm tỷ trọng lớn nhất là lao động có trình độ đại học và cao đẳng trung cấp như vậy ta có thể kết luận rằng lao động của công ty chủ yếu là lao động có trình độ cao điều này tạo ra lợi thế rất lớn đối với công ty trong quá trình xây dựng và phát triển.
Cơ cấu lao động khá trẻ và nhiều tiềm năng thể hiện qua bảng sau:
Bảng 2.4 Cơ cấu giới tính và độ tuổi của lao động trong công ty
Chỉ tiêu Giới tính
Nam(người) Nữ(người)
20-39(tuổi) 21 16
40-50(tuổi) 16 10
Trên 50(tuổi) 5 2
Nguồn: Phòng hành chính nhân sự của công ty
Từ bảng 2.4 ta có thể thấy rằng cơ cấu lao động của công ty có xu hướng trẻ, tuy nhiên có sự chênh lệch tương đối giữa lao động nam và nữ. Nguồn nhân lực dồi dào như hiện nay nếu doanh nghiệp có những chính sách khai thác và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phù hợp sẽ tạo ra lợi thế cạnh tranh hơn so với các doanh nghiệp khác trong nghành.
- Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp:
Để có thể đạt được mục tiêu cũng như đưa sản phẩm đến với thị trường một cách xâu rộng hơn trong tương lại và có thể cạnh tranh với các doanh nghiệp khác thì công ty cần đưa ra các chiến lược có tính chất dài hạn nhằm đạt được mục tiêu trên. Một số chiến lực cụ thể như:
+ Chiến lược Marketing: Cần xây dựng một chiến lược giới thiệu sản phẩm lâu dài từ 5-10 năm. Đồng thời mở rộng thị trường tiêu thụ rộng hơn không chỉ trong mà cả ngoài nước, đa dạng hoá khách hàng không chỉ tầng lớp có thu nhập cao mà cả những tầng lớp có thu nhập trung bình. Cùng với đó là quá trình xây dựng thương hiệu của doanh nghiệp đến với người tiêu dùng.
+ Chiến lược phát triển nguồn nhân lực: Nâng cao chất lượng nguồn lao động, đối với từng phòng lĩnh vực, nâng cao năng lực quản lý của nhà quản lý để đưa ra những chính sách phát triển doanh nghiệp hợp lý trong dài hạn từ 5-7 năm
Chiến lược kinh doanh phù hợp, thiết thực giúp doanh nghiệp có những hướng đi đúng đắn tạo ra hiệu quả kinh doanh tốt nhất cho doanh nghiệp. Chính vì vậy việc xác định chiến lược kinh doanh trong từng thời kỳ mang ý nghĩa to lớn đối với doanh nghiệp góp phần làm tăng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.