6. Kết cấu khoá luận tốt nghiệp
3.2 Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty
Để khắc phục hạn chế còn tồn tại và thực hiện những định hướng đề ra ở giai đoạn 2020-2025 của công ty Cổ phần Thương mại và Dịch vụ Quốc tế VISION trên thị trường Hà Nội cần phải có kế hoạch về cơ chế quản lý, kế hoạch sử dụng vốn, các nguồn lực đạt hiệu nhất. Sau đây em xin đề ra một số giải pháp cho công ty để công ty có thể hoàn thiện và nâng cao hơn khả năng cạnh tranh trên thị trường Hà Nội.
- Nâng cao năng lực quản lý và điều hành công ty: tăng cường năng lực quản trị của bộ máy lãnh đạo công ty. Công ty có thể thực hiện được những mục tiêu đã đề ra cần phải có các chiến lược, tầm nhìn, chương trình phát triển ngắn, trung và dài hạn, các chiến lược phát triển bền vững. Vì vậy, bộ máy lãnh đạo của công ty cần có tầm nhìn chiến lược. Nhà quản lý cần lắng nghe nhân viên trong công ty trước khi đưa ra một quyết định nào đó, là một người gương mẫu không thiên vị bất kỳ ai, đồng thời biết phân tích xử lý tình huống. Các nhà quản lý các cấp cần có chương trình bổ sung kỹ năng về quản lý, đặc biệt là quản lý nhân sự. Nếu có một nhà lãnh đạo có năng lực tốt sẽ dẫn dắt công ty đi lên rất nhanh chóng đồng thời biết cách để tối đa hóa lợi nhuận và tối thiểu hóa chi phí trong hoạt động kinh doanh của công ty
- Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực: Nguồn nhân lực có vai trò quan trọng đối với một doanh nghiệp. Đối với công ty VISION nói riêng mặc dù có nguồn lao động dồi dào tuy nhiên lại không sử dụng hiệu quả đứng trước tình hình đó công ty cần phải có một số chính sách điều chỉnh cụ thể như:
+ Cần hoàn thiện công tác tuyển dụng nhân sự nên tuyển dụng nguồn nhân lực từ các trường đào tạo, để tuyển dụng được nguồn nhân lực chất lượng cao.
+ Cần hoàn thiện chế độ lương bổng, đãi ngộ và chính sách bảo hiểm cho người lao động, nhằm củng cố mối quan hệ hữu cơ giữa họ với công ty. Đây là nhân tố quyết định, không chỉ đảm bảo cho cuộc sống hiện tại, mà còn cho cả tương lai của người lao động.
+ Công ty cần tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động học tập, hỗ trợ kinh phí, thời gian, bố trí người làm thay để người lao động toàn tâm, toàn ý cho quá trình học tập. Khi lựa chọn hình thức đào tạo và phát triển, công ty cần cân nhắc về mục tiêu, đối tượng, kinh phí và giảng viên. Về hình thức đào tạo, nên coi trọng hình thức đào tạo “cầm tay chỉ việc” trong công việc và đào tạo theo chương trình định hướng cho nhân viên mới. Đây là hai hình thức đào tạo mà công ty sẽ ít tốn kém lại dễ thực hiện. Ngoài ra, công ty cũng nên lựa chọn một số chương trình đào tạo phù hợp trên thị trường, cho cán bộ quản lý chủ chốt theo học. Công ty cũng cần khuyến khích nhân viên tự học và học qua internet, sẽ ít bị ảnh hưởng tới thời gian làm việc.
- Giải pháp phát triển thương hiệu, uy tín công ty: Phát triển thương hiệu không phải là câu chuyện của ngày một ngày hai mà nó cần có quá trình và phát triển theo từng bước cụ thể. Từng hành động của công ty đang làm với thương hiệu của mình không chỉ là tác động một chiều mà nó là sự ảnh hưởng sâu rộng và lâu dài. Phát triển thương hiệu bạn không thể làm một mình mà nó là nỗ lực chung từ: khách hàng, nhân viên, độc giả tiếp xúc qua mạng xã hội và bất cứ ai có tương tác với công ty cũng đóng vai trò trong việc đình hình thương hiệu. Để phát triển thương hiệu bền vững công ty cần:
+ Xác định chiến lược kinh doanh tổng thể
+ Xác định được khách hàng mục tiêu và nhóm khách hàng tiềm năng + Định vị thị trường
+ Phát triển logo, trang web, khẩu hiệu của công ty
- Giải pháp năng cao năng lực tài chính của công ty: Để tăng nguồn vốn công ty cần kêu gọi đầu tư từ các cổ đông, phát hàng trái phiếu, huy động từ các đội ngũ nhân viên trong công ty, gia tăng tỷ lệ vốn từ lợi nhuận sau thuế. Bên cạnh đó nguồn vốn vay cũng là lựa chọn đối với công ty khi cần thiết tuy nhiên tỷ lệ vốn vay cần hạn chế. Công ty cần có mối quan hệ tốt với các ngân hàng sẽ giúp công ty thuận tiện hơn trong vấn đề vay vốn và hướng ưu đãi từ ngân hàng.
- Giải pháp giảm giá bán sản phẩm: Để giảm giá bán sản phẩm công ty cần tối thiểu hóa chi phí hoạt động kinh doanh, chi phí quản lý, tận dụng tốt những ưu đãi về thuế nhờ các hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Hàn Quốc.