Hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần thương mại và dịch vụ quốc tế VISION trên thị trường hà nội (Trang 40 - 42)

6. Kết cấu khoá luận tốt nghiệp

2.4.2. Hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân

- Bên cạnh những thành công đạt được, trong quá trình vận hành công ty vẫn còn tồn tại một số hạn chế:

+ Chất lượng lao động chưa cao cụ thể năng suất lao động còn thấp và giảm dần theo từng năm như vậy ta có thể thấy được rằng công ty sử dụng lao dộng còn chưa hiệu quả, chưa khai thác hết toàn bộ lợi thế sẵn có từ nguồn lao động dồi dào và có trình độ .

+ Nguồn lực tài chính ( nguồn vốn) phụ thuộc quá nhiều vào vốn vay điều này dẫn đến sự bị động trong huy động vốn khẩn cấp của công ty và phụ thuộc nhiều vào lãi suất thị trường gây ra trở ngại đối với việc nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty

+ Chưa xây dựng được thương hiệu riêng cho công ty, uy tín của công ty trên thị trường còn thấp

+ Giá sản phẩm còn tương đối cao so với thu nhập của người tiêu dùng trên thị trường Hà Nội, điều này làm thu hẹp khách hàng mục tiêu của công ty.

+ Năng lực quản lý và điều hành công ty của ban lãnh đạo công ty còn chưa thành thạo có nhiều quyết định gây ra khó khăn trong quá trình hoạt động của công ty

- Nguyên nhân: Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hạn chế còn tồn tại trong công ty điển hình như:

+ Chưa có sự phân bổ cán bộ hợp lý trong công ty, một số cán bộ chưa đủ kinh nghiệm, năng lực đã được bổ nhiệm vị trí lãnh đạo cao trong công ty đồng thời chưa có chính sách hỗ trợ, khuyến khích giữ nhân viên có năng lực, chưa tạo ra môi trường hoà đồng để nhân viên tự do sáng tạo phát huy tối đa năng lực của mình trong công việc. Chính sách thưởng thi đua chưa được áp dụng khiến các nhân viên chưa có tinh thần cạnh tranh và tinh thần đoàn kết làm việc tập thể.

+ Do mới thành lập nên tiềm lực tài chính còn yếu, chính vì vậy để có thêm nguồn vốn doanh nghiệp thường đi vay vốn trong tình thế không có khả năng huy động nữa

+ Do trên thị trường cạnh tranh gay gắt các đối thủ cạnh tranh ra nhập thị trường trước có lợi thế nhiều hơn họ xây dựng thương hiệu và tạo uy tín cao hơn đối với người tiêu dùng chính vì vậy các doanh nghiệp nhỏ và mới như công ty Cổ phần

Thương mại và dịch vụ Quốc tế VISION nên việc tạo dựng thương hiệu và uy tín gặp rất nhiều khó khăn. Hơn nữa do nhận thức của ban lãnh đạo công ty và các cá nhân chưa có nhận về giá trị thương hiệu còn nhiều bất cập và hạn chế. Công ty chưa có giải pháp phổ biến xây dựng giá trị thương hiệu tới từng cá nhân trong công ty, đồng thời chưa có chính sách khuyến khích hỗ trợ nhân viên xây dựng và giữ hình ảnh công ty.

+ Do chưa có chiến lược kinh doanh, chính sách quản lý tốt nhất để tối thiểu hoá chi phí nhằm giảm tối đa giá thành sản phẩm mà vẫn tạo ra lợi nhuận cho công ty. Chi phí vận chuyển còn tương đối cao chưa có chính sách cắt giảm chi phí vận chuyển.

CHƯƠNG 3. ĐỊNH HƯỚNG, GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ QUỐC TẾ

VISION TRÊN THỊ TRƯỜNG HÀ NỘI 3.1.Định hướng, mục tiêu phát triển của công ty

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần thương mại và dịch vụ quốc tế VISION trên thị trường hà nội (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(47 trang)
w