Các chỉ tiêu đánh giá phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm may mặc trang phục của công ty cổ phần Trường Tiến theo chiều sâu

Một phần của tài liệu Phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm may mặc trang phục của công ty cổ phần Trường Tiến (Trang 25 - 29)

trang phục của công ty cổ phần Trường Tiến theo chiều sâu

Việc đánh giá phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm may mặc trang phục theo chiều sâu của công ty thông qua các chỉ tiêu sau:

2.1.2.1 Chuyển dịch cơ cấu sản phẩm

Công ty hiểu rõ chuyển dịch cơ cấu sản phẩm là việc quan trọng và rất cần thiết. Sự chuyển dịch cơ cấu sản phẩm của công ty trong những năm qua được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 2.3. Tốc độ tăng trưởng doanh thu từng loại sản phẩm may mặc trang phục của công ty giai đoạn 2015-2018

Đơn vị: % Chỉ tiêu Năm 2015 (Tỷ đồng) Năm 2016 (Tỷ đồng) Năm 2017 (Tỷ đồng) Năm 2018 (Tỷ đồng) Chênh lệch 2016/201 5 Chênh lệch 2017/201 6 Chênh lệch 2018/201 7 Áo khoác 8,90 10,21 14,27 16,34 14,72 39,76 14,51 Áo thun 12,01 13,93 18,34 20,17 15,99 31,66 9,98 Quần jean 8,62 9,99 14,66 16,01 15,89 46,75 9,21 Đầm nữ 12,36 12,75 16,03 18,34 3,16 25,73 14,41 Vest nam 9,16 10,14 11,91 14,97 10,70 17,46 25,69 Khác 8,95 12,98 16,79 19,17 45,03 29,35 14,18

(Nguồn: Phòng kinh doanh)

Nhìn vào bảng 2.3 ta có thể thấy, trong suốt giai đoạn 2015-2018, cơ cấu doanh thu từ việc tiêu thụ sản phẩm của công ty không ngừng thay đổi, doanh thu các sản phẩm may mặc trang phục từ năm 2015-2018 có tốc độ tăng trưởng cao tuy nhiên không được đều giữa các giai đoạn. Trong đó giai đoạn 2016-2017 là giai đoạn có tốc độ tăng trưởng cao nhất và tăng nhanh nhất là sản phẩm áo thun đạt 46,75%, tăng cao thứ hai là sản phẩm áo khoác là 39,76%. Những giai đoạn khác cũng có sự tăng trưởng nhưng tốc độ tăng thấp hơn. Ngoài doanh thu cao đem lại từ các mặt hàng chủ đạo thì doanh thu từ việc tiêu thụ các sản phẩm khác cũng tăng khá nhanh đem lại nguồn thu khá lớn.

2.1.2.2 Chuyển dịch cơ cấu thị trường

Cơ cấu thị trường của công ty cũng có sự thay đổi theo từng năm theo chiều hướng phát triển tốt cụ thể được thể hiện trong hình dưới đây:

Đơn vị: Tỷ đồng

Biểu đồ 2.1 Cơ cấu thị trường tiêu thụ sản phẩm may mặc trang phục của công ty cổ phần Trường Tiến giai đoạn 2015-2018

(Nguồn: Phòng kinh doanh)

Qua biểu đồ trên, có thể thấy số lượng thị trường tiêu thụ sản phẩm may mặc trang phục của công ty cổ phần Trường Tiến từ năm 2015 và 2018 đã tăng từ 3 lên 4 thị trường. Trong đó thị trường tiêu thụ sản phẩm lớn nhất là thị trường miền Bắc. Cơ cấu thị trường có sự chênh lệch nhau khá lớn giữa các khu vực.

Năm 2015, công ty chỉ hoạt động trên ba thị trường là ba miền Bắc, Trung, Nam. Tỷ trọng thị trường miền Bắc chiếm 75,72% và thị trường miền Trung chiếm 13,87% và thị trường miền Nam chiếm 10,41%.

Năm 2016, tỷ trọng giữa các thị trường của công ty có sự thay đổi nhẹ. Tỷ trọng thị trường miền Bắc chiếm 76,01%, thị trường miền Trung chiếm 13,34%, thị trường miền Nam chiếm 10,65%.

Năm 2017, công ty phát triển sang thị trường xuất khẩu, cơ cấu thị trường tiêu thụ sản phẩm may mặc trang phục lại tiếp tục chuyển dịch. Tỷ trọng của cả ba thị trường đều giảm, miền Bắc giảm chỉ còn chiếm 65,95%, thị trường miền Trung và miền Nam chiếm lần lượt là 10,12%; 9,3%, thị trường xuất khẩu chiếm 14,63% trong tổng cơ cấu.

Năm 2018, công ty tiếp tục đẩy mạnh hoạt động phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm may mặc trang phục. Tỷ trọng của thị trường miền Bắc, tiếp tục giảm so với năm 2017, chiếm 61,49%, thị trường miền Trung cũng tiếp tục giảm chiếm 9,6%, thị trường miền Nam 7,58% và các thị trường xuất khẩu tăng mạnh chiếm 21,33%.

Như vậy, có thể thấy công ty đang có xu hướng đi sâu khai thác các thị trường tiêu thụ mới có tiềm năng cao để tăng nguồn thu, tăng lợi nhuận cho công ty. Thị trường tiêu thụ của công ty ngày càng được phát triển, sản phẩm được khách hàng biết đến nhiều hơn. Tuy nhiên sản phẩm của công ty cung cấp tại thị trường miền Bắc là chủ yếu. Công ty cần có chiến lược phát triển, khai thác trên hai thị trường tiềm năng là miền Trung và miền Nam. Đồng thời công ty nên tiếp tục phát triển các thị trường mới tiềm năng là thị trường xuất khẩu.

Nguyên nhân có sự thay đổi ở các thị trường năm 2015 đến năm 2018 là do: Thị trường miền Bắc đã là địa bàn kinh doanh chính của công ty từ năm 2009. Mức độ tiêu thụ các sản phẩm may mặc ở đây luôn luôn cao vì miền Bắc có khí hậu thời tiết khắc nghiệt nhu cầu về trang phục đa dạng và nhiều hơn. Do vậy doanh thu tại thị trường này chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu thị trường tiêu thụ sản phẩm may mặc trang phục của công ty. Tuy nhiên song song với cơ hội kinh doanh cao là những khó khăn lớn về việc cạnh tranh với các đối thủ cùng ngành nên tốc độ tăng của lợi nhuận tại thị trường này thấp.

Thị trường miền Trung và miền Nam tập trung củng cố các mối quan hệ bạn hàng sẵn có, xây dựng thị trường ổn định để tập trung khai thác và phát triển các thị trường mới có tiềm năng hơn nên doanh thu của thị trường này không tăng qua từng năm thậm chí còn giảm nhẹ.

Thị trường xuất khẩu là thị trường tiềm năng mà công ty mới tập trung khai thác sâu đầu năm 2017. Đây cũng là tiền đề để công ty tiếp tục mở rộng phạm vi thị trường tiêu thụ ra nước ngoài.

2.1.2.3 Hiệu quả sử dụng nguồn lực

Ngoài việc nỗ lực tăng doanh thu, tăng thị phần thì vấn đề quan trọng nữa là việc sử dụng làm sao cho hiệu quả các nguồn lực để đạt được mức lợi nhuận cao.

Dưới đây là bảng tổng hợp hiệu quả sử dụng nguồn lực của công ty từ năm 2015 đến năm 2018:

Bảng 2.4 Hiệu quả sử dụng nguồn lực của công ty giai đoạn 2015-2018

Đơn vị: Tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

Doanh thu 60 70 92 105

Chi phí 35,6 39,3 51,8 55,8

Lợi nhuận 24,4 30,7 40,2 49,2

Chỉ tiêu DT/CP 1,68 1,78 1,78 1,88

Chỉ tiêu LN/CP 0,69 0,78 0,78 0,88

(Nguồn: Phòng kinh doanh)

Nhìn vào bảng ta thấy, hiệu quả tiêu thụ sản phẩm của công ty ngày càng được nâng cao, điều này chứng tỏ các công tác tổ chức bán hàng, hoạt động marketing của công ty tỏ ra hiệu quả. Cụ thể:

Năm 2015 với 1 đồng chi phí bán hàng bỏ ra doanh nghiệp thu lại được 1,68 đồng doanh thu, năm 2016 thu được 1,78 đồng, năm 2017 thu được 1,78 đồng và năm 2018 thu được 1.88 đồng.

Cùng với 1 đồng chi phí, lợi nhuận mang lại cho công ty năm 2015 là 0,69 đồng, năm 2016 là 0,78 đồng, năm 2017 là 0,78 đồng và năm 2018 là 0,88 đồng.

Một phần của tài liệu Phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm may mặc trang phục của công ty cổ phần Trường Tiến (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(46 trang)
w