Cơ cấu lại mạng lưới tiêu thụ

Một phần của tài liệu Phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm may mặc trang phục của công ty cổ phần Trường Tiến (Trang 39 - 40)

Thiết lập và sắp xếp lại hệ thống kênh phân phối. Về mặt lý luận để đẩy mạnh tốc độ tiêu thụ cần có hai chiến lược sản phẩm tiêu thụ sau:

- Chiến lược đẩy: Bao gồm tất cả các hoạt động với mục đích đưa các sản phẩm vào chu trình tiêu thụ của giới thương nhân, làm tăng nhanh việc bán hàng bằng cách sử dụng các nhân viên bán hàng và kích thích khu vực buôn bán để thúc đẩy hàng hoá theo kênh lưu thông hàng hoá. Nói cách khác, chiến lược đẩy nhằm thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm nhờ các trung gian phân phối hoặc nhân viên bán hàng.

- Chiến lược kéo: Là chiến lược thu hút người tiêu dùng đến với hàng hoá. Thực hiện chiến lược này chủ yếu dựa vào việc giao tiếp khuếch trương nhằm kích thích và hình thành nhu cầu về phía người tiêu dùng.

Về nguyên tắc, chiến lược kéo có ưu điểm hơn nhiều so với chiến lược đẩy vì tạo cho doanh nghiệp sự độc lập tương đối với các đại lý bán lẻ, nhưng chính sách này thường đòi hỏi phải có sự đầu tư lớn.

Công ty cổ phần Trường Tiến với nguồn vốn đầu tư cho sản xuất sản phẩm may mặc trang phục còn tương đối hạn chế, nên chiến lược đẩy là phù hợp với tình hình thực tế của công ty. Chiến lược đẩy tức là sử dụng các nhà trung gian phân phối với mô hình kênh phân phối như sau:

Sơ đồ 3.1 Mô hình mạng lưới phân phối bán hàng

Đây là kênh phân phối đã thực hiện thành công ở một số công ty. Tuỳ vào điều kiện của công ty mình mà áp dụng sao cho đạt được hiệu quả kinh tế cao nhất.

Một phần của tài liệu Phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm may mặc trang phục của công ty cổ phần Trường Tiến (Trang 39 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(46 trang)
w