Thực trạng tổ chức thực hiện

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm trên địa bàn huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa (Trang 30 - 33)

Trước hết là về việc thành lập cơ quan có chức năng quản lý nhà nước về vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm tại huyện, đó là Văn phòng điều đối vệ sinh an toàn thực

phẩm huyện Quảng Xương. Văn phòng được thành lập ngày 19 tháng 10 năm 2016 theo Quyết định số 2380/QĐ-UBND của UBND huyện Quảng Xương. Văn bản quyết định thành lập Văn phòng điều phối vệ sinh ATTP huyện Quảng Xương gồm các cán bộ cũng như chức vụ của họ được thể hiện ở bảng dưới đây:

Bảng 2.2.2a.Danh sách thành viên thuộc Văn phòng điều đối vệ sinh an toàn thực phẩm huyện Quảng Xương

STT Họ và tên Chức vụ chính Chức vụ được giao

1 Nguyễn Đình Dự Phó chủ tịch UBND huyện Chánh Văn phòng

2 Lê Văn Trưởng Trưởng Phòng Y tế PCVP Thường trực

3 Lê Đại Hiệp Trưởng Phòng NN&PTNT Phó chánh VP 4 Lê Đình Khoa Phó trưởng phòng KT&HT Thành viên 5 Vũ Thị Ánh Nguyệt Phó trưởng phòng NN&PTNT Thành viên 6 Bùi Xuân Tiến Phó trưởng phòng VH&TT Thành viên 7 Nguyễn Đức Tiến Phó trưởng phòng TC-KH Thành viên 8 Lê Văn Khang Phó trưởng công an huyện Thành viên 9 Nguyễn Thị Quế Phó trưởng phòng GD&ĐT Thành viên 10 Nguyễn Hữu Tín Phó trưởng phòng TN&MT Thành viên

11 Nguyễn Văn Việt TK ATTP TTYT huyện Thành viên

( Nguồn: Báo cáo số 2380/QĐ-UBND huyện Quảng Xương )

Quyết định này cũng quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Văn phòng Điều phối vệ sinh an toàn thực phẩm huyện. Văn phòng Điều phối vệ sinh an toàn thực phẩm huyện do Phòng Y tế huyện làm cơ quan thường trực. Có chức năng giúp Ban chỉ đạo huyện quản lý và thực hiện các vấn đề liên quan đến vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn huyện. Nhiệm vụ, quyền hạn của Văn phòng Điều phối vệ sinh an toàn thực phẩm huyện là: Giúp UBND huyện, Chủ tịch UBND huyện chỉ đạo, điều hành, hướng dẫn triển khai và kiểm tra việc thực huện công tác quản lý an toàn thực phẩm trên địa bàn huyện; điều phối hoạt động giữa các phòng, ban liên quan và các địa phương, các cơ quan tổ chức có liên quan trong việc tổ chức thực hiện kế hoạch về vệ sinh ATTP hàng năm và xử lý những vấn đề phát sinh trong hoạt động liên ngành. Kịp thời kiến nghị, đề xuất với UBND huyện biện pháp xử lý khi có vấn đề xảy ra. Giúp Ban chủ đạo, Thường trực Ban chỉ đạo huyện xây dựng kế hoạch, hướng dẫn, liểm tra, giám sát thực hiện các vấn đề liên quan đến vệ sinh ATTP trên địa bàn huyện.

Đồng thời, theo dõi, tổng hợp, báo cáo tình hình về thực hiện các vấn đề liên quan đến vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn huyện. Chuẩn bị nội dung, chương trình cho các cuộc họp, hội nghị, hội thảo, báo cáo của Ban chỉ đạo huyện. Phối hợp với các phòng ban liên quan tham mưa cơ chế, chính sách để huy động nguồn lực đầu tư thực hiện các vấn đề liên quan đến vệ sinh ATTP. Phối hợp với phòng Tài chính-Kế hoạch dự trù kinh phí hỗ trợ hàng năm triển khai công tác giám sát chất lượng vệ sinh

ATTP. Cây dựng, tham mưu trình Chủ tịch UBND huyện ban hành quy định tiêu chí cã, thị trấn ATTP; quy trình xét công nhận xã, thị trấn đạt tiêu chí ATTP,…Xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ xây dựng xã, thị trấn triển khai thực hiện các tiêu chí xã, thị trấn đảm bảo ATTP.

Thực hiện Quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa về giao chỉ tiêu thực hiện công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm năm 2018, huyện Quảng Xương đã xây dựng được nhiều chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn trên các lĩnh vực nông nghiệp. Các chuỗi sản xuất đã góp phần nâng cao ý thức của người dân về sản xuất nông nghiệp an toàn. Năm 2018, huyện Quảng Xương đặt mục tiêu xây dựng được 14 chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn. Đến nay huyện đã xây dựng được 12 chuỗi, giúp người dân nâng cao trình độ thâm canh, tạo ra sản phẩm nông sản chất lượng cao, đảm bảo an toàn cho sức khỏe . Tuy nhiên, các chuỗi sản xuất an toàn ở Quảng Xương có quy mô nhỏ, chưa tạo ra nhiều sản phẩm hàng hóa. Do vậy, việc quy hoạch vùng sản xuất tập trung, chú trọng xây dựng thương hiệu, quảng bá tiêu thụ sản phẩm sẽ là điều kiện để huyện Quảng Xương mở rộng quy mô các chuỗi sản xuất đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp.

Huyện đã phối hợp với Trung tâm quản lý chất lượng nông, lâm, thủy sản Thanh Hóa tiến hành lấy mẫu nước, đất của 2 xã: Quảng Yên, Quảng Chính để xây dựng phát vùng sản xuất rau an toàn tập trung theo tiêu chuẩn VietGAP. Phối hợp với Chi cục quản lý chất lượng nông, lâm thủy sản Thanh Hóa đẩy nhanh tiến độ hoàn thành hồ sơ để chứng nhận VietGAP và chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất an toàn cho 14 mô hình chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn năm 2019.

Về vấn đề xây dựng và phát triển các mô hình sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm an toàn. Mô hình chuỗi cung ứng sản phẩm an toàn, cụ thể được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 2.2.2b. Các mô hình sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm an toàn

STT Tên chuỗi cung ứng Số chuỗi Diện tích (ha)

1 Chuỗi cung ứng lúa, gạo an toàn 3 200

2 Chuỗi cung ứng rau, củ, quả an toàn 3 28

3 Chuỗi cung ứng thịt gia súc, gia cầm an toàn 5 -

4 Chuỗi cung ứng thủy sản an toàn 3 -

( Nguồn: tổng hợp )

Huyện xây dựng mô hình giết mổ an toàn thực phẩm: xây dựng 2 mô hình cơ sở giết mổ an toàn thực phẩm, tại Quảng Ngọc và thị trấn: đã hoàn hành 1 mô hình tại Quảng Ngọc (công suất giết mổ trên 5 con lợn/ngày, đã được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm, cam kết thực phẩm an toàn). Mô hình chợ an toàn thực

phẩm: xây dựng 22 chợ an toàn thực phẩm và mô hình cửa hàng kinh doanh thực phẩm an toàn.

Huyện Quảng Xương đã đẩy mạnh xây dựng chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn (TPAT) giúp kiểm soát quá trình sản xuất, quản lý được chất lượng đầu ra và bảo đảm sản phẩm an toàn khi đến tay người tiêu dùng, các sản phẩm tham gia chuỗi được truy xuất nguồn gốc, giúp người tiêu dùng biết rõ được nguồn gốc. Đến nay toàn huyện đã xây dựng được 8 chuỗi cung ứng TPAT (trong đó có 3 chuỗi rau an toàn, 4 chuỗi chăn nuôi và 1 chuỗi nuôi trồng thủy sản). Các chuỗi cung ứng TPAT được kiểm soát tất cả các khâu, từ sản xuất ban đầu đến tiêu thụ sản phẩm, như: Trồng trọt, chăn nuôi, đánh bắt đến thu gom, sơ chế, giết mổ, chế biến, đóng gói, vận chuyển và phân phối tiêu thụ sản phẩm. Các công đoạn đều áp dụng quy trình quản lý chất lượng, bảo đảm truy xuất nguồn gốc, có cam kết về ATTP. Ông Lê Đại Hiệp, Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Quảng Xương cho biết: Việc phát triển các chuỗi cung ứng TPAT đã mở ra hướng phát triển kinh tế bền vững cho người dân.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm trên địa bàn huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(48 trang)
w