Hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về an toàn thực phẩm

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm trên địa bàn huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa (Trang 42)

bảo đảm hiệu quả của công tác này.

Thứ ba, xã hội hóa sâu rộng và tạo điều kiện cho các hội, hiệp hội, tổ chức, cá nhân trong nước, nước ngoài tham gia vào các hoạt động khoa học, công nghệ, hướng dẫn, đào tạo trên các lĩnh vực tiêu chuẩn, quy chuẩn, kiểm nghiệm an toàn thực phẩm và các hệ thống quản lý an toàn thực phẩm tiên tiến.

Thứ tư, đẩy mạnh hợp tác và hội nhập quốc tế, sử dụng có hiệu quả các nguồn đầu tư trong việc thực hiện Chiến lược quốc gia bảo đảm ATTP.

3.2. Đề xuất giải pháp

Từ thực tế của huyện cho thấy, thời gian qua vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm được ban lãnh đạo hết sức quan tâm và đạt được nhiều kết qủa tốt, bên cạnh đó cũng có những điểm cần khắc phục và cải thiện. Vì vậy trong thời gian tiếp theo cần có những giải pháp để tiếp tục phát huy những điểm tốt và cải thiện những mặt hạn chế. Dựa trên thực tiễn của huyện Quảng Xương, những giải pháp phù hợp với tình hình của huyện hiện nay nên áp dụng là:

3.2.1. Tăng cường sự lãnh đạo của chính quyền địa phương đối với công tácbảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm

Tăng cường chức năng kiểm tra, giám sát của Hội đồng nhân dân huyện và cấp xã đối với công tác bảo đảm ATTP. Tăng cường hoạt động kiểm tra, giám sát của các đoàn đại biểu huyện đối với công tác bảo đảm ATTP. Hội đồng nhân dân cấp xã có các Nghị quyết về công tác bảo đảm ATTP. Công tác bảo đảm ATTP được báo cáo tại các kỳ họp định kỳ hàng năm của Hội đồng nhân dân cấp huyện. Ủy ban nhân dân các xã phải thường xuyên chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác bảo đảm ATTP chịu trách nhiệm toàn diện đối với công tác này. Lồng ghép các chương trình công tác bảo đảm ATTP vào chương trình dinh dưỡng và các chương trình khác; ưu tiên cho các vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn.

3.2.2. Hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về an toàn thựcphẩm phẩm

Trong thời gian tới, UBND huyện Quảng Xương cần từng bước hoàn thiện cơ chế, chính sách trong công tác bảo đảm ATTP. Ban hành chế độ, chính sách phù hợp cho đội ngũ cán bộ công tác trong lĩnh vực bảo đảm ATTP. Xây dựng cơ chế phối hợp liên ngành trong quản lý và thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện và xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật về ATTP.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm trên địa bàn huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa (Trang 42)