Thực trạng xây dựng và ban hành chính sách, pháp luật về an toàn vệ sinh thực phẩm

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm trên địa bàn huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa (Trang 27 - 30)

04/04 tiêu chí về xã an toàn thực phẩm (Thị trấn, Quảng Nham, Quảng Lưu, Quảng Phong, Quảng Tân, Quảng Khê). Hiện nay huyện đã làm văn bản báo cáo Văn Phòng vệ sinh ATTP tỉnh về thẩm định các tiêu chí về xã, phường, thị trấn an toàn thực phẩm; có 24 xã đã hoàn thành 03/04 tiêu chí về xã an toàn thực phẩm.

2.2. Phân tích thực trạng quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh thực phẩmtrên địa bàn huyện Quảng Xương trên địa bàn huyện Quảng Xương

Trong thời gian qua, huyện Quảng Xương đã tích cực quan tâm đến vấn đề quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh thực phẩm. Thể hiện qua việc UBND huyện đã tích cực tham mưu cho UBND tỉnh và ban hành những văn bản pháp luật quản lý những vấn đề liên quan đến an toàn vệ sinh thực phẩm, tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật, các chính sách, thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm cũng như tuyên truyền, giáo dục về an toàn vệ sinh thực phẩm. Trong bài viết này sẽ tập trung phân tích về việc hoạch định, ban hành các văn bản, chính sách pháp luật về an toàn vệ sinh thực phẩm là chủ yếu.

2.2.1. Thực trạng xây dựng và ban hành chính sách, pháp luật về an toàn vệsinh thực phẩm sinh thực phẩm

Để công tác quản lý về an toàn vệ sinh thực phẩm mang lại hiệu quả tốt nhất, huyện Quảng Xương đã sử dụng phối hợp các công cụ quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh thực phẩm bao gồm: công cụ pháp luật, công cụ chính sách, công cụ kế hoạch. Hiện nay, huyện Quảng Xương đã xây dựng được một hệ thống chính sách, pháp luật về an toàn vệ sinh thực phẩm. Trong đó, huyện tích cực thực hiện theo các chính sách, pháp luật mà Nhà nước đã đề ra như: Luật An toàn thực phẩm năm 2010, Nghị định số 38/2012/NĐ-CP ngày 25/4/2012 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật ATTP; Nghị định số 07/2012/NĐ-CP ban hành ngày 09/02/2012 về việc Quy định về cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành và hoạt động thanh tra chuyên ngành; Nghị định số 115/2018/NĐ-CP ngày 04/9/2018 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính về ATTP.

Về các công cụ pháp luật được UBND huyện Quảng Xương xây dựng trên cơ sở các văn bản pháp luật mà Nhà nước ban hành, trong đó tập trung chủ yếu dựa trên cơ sở pháp lý vủa Luật an toàn thực phẩm năm 2010. Luật này quy định về quyền và

nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân trong bảo đảm an toàn thực phẩm; điều kiện bảo đảm an toàn đối với thực phẩm, sản xuất, kinh doanh thực phẩm và nhập khẩu, xuất khẩu thực phẩm; quảng cáo, ghi nhãn thực phẩm; kiểm nghiệm thực phẩm; phân tích nguy cơ đối với an toàn thực phẩm; phòng ngừa, ngăn chặn và khắc phục sự cố về an toàn thực phẩm; thông tin, giáo dục, truyền thông về an toàn thực phẩm; trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm.

Cùng với các văn bản theo hệ thống pháp luật về ATTP, huyện Quảng Xương đã xây dựng được một hệ thống tiêu chuẩn về thực phẩm, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, cơ quan quản lý nhà nước áp dụng trong quá trình sản xuất kinh doanh thực phẩm cũng như kiểm soát ATTP. Nổi bật như Luật Tiêu chuẩn quy chuẩn kỹ thuật, Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa, Luật Thương mại, Luật Quảng cáo, Luật Hình sự, Pháp lệnh Thú y, Pháp lệnh Bảo vệ thực vật,…. Các văn bản nói trên đã tạo hành lang pháp lý cho công tác đảm bảo ATTP.

Bên cạnh đó còn có các Nghị định quy định chi tiết về việc thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm năm 2010, quy định về cơ quan thực hiện chức năng thanh tra và quy định về xử phạt vi phạm hành chính.

Về các chính sách, thời gian qua UBND huyện Quảng Xương đã ban hành các Quyết định về an toàn vệ sinh thực phẩm: Quyết định 2380/QĐ-UBND ngày 19/10/2016 về việc thành lập Văn phòng điều phối vệ sinh an toàn thực phẩm huyện Quảng Xương, quyết định 247/QĐ-UBND ngày 24/02/2017 về việc ban hành kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết 04-NQ/TU ngày 18/08/2016 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về tăng cường sự lãnh đạo của đảng đối với công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn huyện Quảng Xương đến năm 2020, quyết định 1222/QĐ-UBND ngày 14/06/2018 Thành lập đoàn kiểm tra, đánh giá cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn huyện năm 2018, quyết định 1697/UBND-NN ngày 28/11/2018 về việc báo cáo hoàn thành các tiêu chí xã, thị trấn an toàn thực phẩm; đăng số điện thoại của lãnh đạo, cán bộ theo dõi công tác vệ sinh an toàn thực phẩm.

Cụ thể, Quyết định 2380/QĐ-UBND huyện Quảng Xương ngày 19/10/2016 được ban hành với mục đích thành lập Văn phòng điều phối vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn huyện Quảng Xương. Quyết định nêu rõ các cán bộ và chức vụ của họ trong văn phòng điều phối. Trong đó, ông Nguyễn Đình Dự (Phó Chủ tịch UBND huyện) làm Chánh văn phòng, ông Lê Văn Trưởng (Trưởng Phòng Y tế) làm phó chánh văn phòng thường trực, ông Lê Đại Hiệp (Trưởng Phòng nông nghiệp và PTNT) làm phó chánh văn phòng và các thành viên khác. Quyết định chỉ rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Văn phòng điều phối vệ sinh an toàn thực phẩm huyện.

Quyết định 1222/QĐ-UBND Quảng Xương ngày 14/06/2018 Thành lập đoàn kiểm tra, đánh giá cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn huyện năm 2018. Quyết định được ban hành nhằm mục đích thành lập đoàn kiểm tra, đánh giá cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn huyện năm 2018, bao gồm: Lê Đại Hiệp, Lữ Trọng Đức, Nguyễn Duy Bách, Trần Văn Chung, Cù Bá Khánh, Lê Thị Nhung, Nguyễn Thị Hồng Hạnh. Quyết định cũng chỉ rõ nhiệm vụ của đoàn kiểm tra, đánh giác các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm.

Quyết định 1697/UBND-NN huyện Quảng Xương ngày 28/11/2018 về việc báo cáo hoàn thành các tiêu chí xã, thị trấn an toàn thực phẩm; đăng số điện thoại của lãnh đạo, cán bộ theo dõi công tác vệ sinh an toàn thực phẩm. Chủ tịch UBND huyện Quảng Xương ban hành quyết định này yêu cầu Chủ tịch UBND các xã, thị trấn báo cáo kết quả thực hiện các tiêu chí về an toàn vệ sinh thực phẩm của các xã, thị trấn trên địa bàn huyện, đồng thời nộp hồ sơ hoàn thành các tiêu chí này.

Về công cụ kế hoạch, UBND huyện Quảng Xương đã xây dựng các kế hoạch thực hiện để triển khai công tác đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm được diễn ra đúng thời hạn, đạt kết qủa tốt như: Kế hoạch 13/KH-BCĐ ngày 09/01/2017 triển khai công tác đảm bảo an toàn thực phẩm trong dịp Tết Nguyên Đán Đinh Dậu và lễ hội xuân năm 2017, kế hoạch 171/KH-BCĐ ngày 12/04/2017 triển khai tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2017,...

Kế hoạch 13/KH-BCĐ ngày 09/01/2017 triển khai công tác đảm bảo an toàn thực phẩm trong dịp Tết Nguyên Đán Đinh Dậu và lễ hội xuân năm 2017. Mục tiêu của kế hoạch là kiểm soát đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm trong tất cả các khâu sản xuất, lưu thông và tiêu thụ nhằm bảo vệ sức khỏe nhân dân trên địa bàn huyện; kiểm soát tốt vệ sinh an toàn thực phẩm tại cộng đồng, không để xảy ra các vụ ngộ độc tập thể. Bảo đảm thực phẩm an toàn, bảo đảm chất lượng khi lưu thông và tiêu thụ trong dịp Tết Nguyên Đán Đinh Dậu và Lễ Hội Xuân năm. Kế hoạch được triển khai trên phạm vi toàn huyện, bao gồm các nội dung hoạt động thông tin truyền thông, công tác thanh tra kiểm tra, tổ chức thực hiện.

Kế hoạch 171/KH-BCĐ ngày 12/04/2017 triển khai tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2017 với chủ đề hành động vì an toàn thực phẩm năm 2017 là: "Sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng thực phẩm tươi sống an toàn, kiểm soát rượu, phòng chống ngộ độc rượu”. Mục tiêu của kế hoạch là kiểm soát mức tồn dư thuốc bảo vệ thực vật trong rau, quả; tồn dư hóa chất, kháng sinh trong thịt lợn, thịt gà, thủy sản nuôi. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra về an toàn vệ sinh thực phẩm rau, thịt và các sản phẩm từ rau, thịt từ các cơ sở sản xuất, chế biến, nhập khẩu, lưu thông,

buôn bán thực phẩm đặc biệt tại các chợ đầu mối. Ngăn chặn sử dụng chất cấm trong chăn nuôi, sử dụng cồn trong công nghiệp và các loại cồn không đảm bảo theo tiêu chuẩn quy định về an toàn thực phẩm.

Bên cạnh đó còn có những kế hoạch khác nhằm tổ chức thực hiện hoạt động quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm trên địa bàn huyện. Các kế hoạch này giúp cho Ủy ban nhân dân huyện kiểm soát được tình hình thực hiện công tác bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm tại các xã, thị trấn.

Ngoài ra, còn nhiều các công văn, chỉ thị khác đã được UBND huyện Quảng Xương ban hành. Các văn bản này vừa có chức năng định hướng, hướng dẫn cho hoạt động quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh thực phẩm vừa đánh giá được kết qủa hoạt động quản lý về vấn đề này.

Đồng thời, để quản lý có hiệu quả an toàn vệ sinh thực phẩm, huyện Quảng Xương đã áp dụng các Nghị định và các văn bản hướng dẫn chung về Luật an toàn thực phẩm vào trong thực tế trên địa bàn huyện: Văn bản hợp nhất 09/VBHN-BYT năm 2019 hợp nhất Nghị định hướng dẫn Luật an toàn thực phẩm. Nghị định 15/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật an toàn thực phẩm. Nghị định 155/2018/NĐ-CP sửa đổi quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế. Thông tư liên tịch 13/2014/TTLT-Bộ Y Tế-Bộ Nông Nghiệp phát triển nông thôn-Bộ Công Thương hướng dẫn việc phân công, phối hợp trong quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm. Thông tư 279/2016/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí trong công tác an toàn vệ sinh thực phẩm. Thông tư 117/2018/TT-BTC sửa đổi Thông tư 279/2016/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí trong công tác an toàn vệ sinh thực phẩm. Công văn 2129/BCT-KHCN năm 2018 thực hiện Nghị định 15/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật an toàn thực phẩm. Công văn 3109/BCT-KHCN năm 2018 về hướng dẫn thực hiện công tác quản lý an toàn thực phẩm.

Như vậy, huyện Quảng Xương đã thành lập ban chỉ đạo và văn phòng điều phối về an toàn vệ sinh thực phẩm cấp huyện. Tại các xã, thị trấn đều thành lập Ban chỉ đạo vệ sinh ATTP, Ban nông nghiệp cấp xã, thị trấn, và tại các thôn xóm đều thành lập các tổ giám sát cộng đồng thôn, xóm, khu phố để giám sát các hoạt động sản xuất, chế biến, kinh doanh. UBND huyện đã ban hành các văn bản chủ đạo đối với công tác an toàn vệ sinh thực phẩm trên địa bàn, đồng thời chỉ đạo các đơn vị chức năng liên quan tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện công tác vệ sinh ATTP.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm trên địa bàn huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa (Trang 27 - 30)