Nội dung của sự điều chỉnh pháp luật đối với quan hệ thuê đất giữa Nhà nước và người sử dụng đất

Một phần của tài liệu Pháp luật điều chỉnh quan hệ thuê đất giữa nhà nước và người sử dụng đất từ thực tiễn tại hà nội luận văn ths luật 6 (Trang 28 - 30)

Nhà nước và người sử dụng đất

1.3.1. Nội dung của sự điều chỉnh pháp luật đối với quan hệ thuê đất giữa Nhà nước và người sử dụng đất giữa Nhà nước và người sử dụng đất

Trong thực tiễn khoa học pháp lý, khi phân chia các nội dung pháp luật điều chỉnh một quan hệ xã hội ta có thể dựa vào nhiều tiêu chí khác nhau để phân chia cho phù hợp với nội dung nghiên cứu. Với mục đích là đi sâu, tìm hiểu, phân tích và luận giải các chế định pháp luật hiện hành về quan hệ thuê đất giữa Nhà nước và người sử dụng đất để thấy rõ những điểm đã đạt được cũng như những điểm còn hạn chế, bất cập của pháp luật về lĩnh vực

này để đưa ra những giải pháp góp phần hoàn thiện pháp luật. Về cơ bản, hệ thống pháp luật điều chỉnh quan hệ thuê đất giữa Nhà nước và người sử dụng đất chủ yếu bao gồm các nội dung sau:

Thứ nhất, nhóm quy phạm pháp luật điều chỉnh về chủ thể là cơ quan

đại diện chủ sở hữu tham gia quan hệ thuê đất với tư cách là bên cho thuê và chủ thể sử dụng đất bao gồm nhiều loại: chủ thể là tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cơ sở tôn giáo, cộng đồng dân cư. Pháp luật xác định rõ ràng các điều kiện để chủ thể tham gia vào quan hệ này cũng như điều kiện khi thực hiện hoạt động thuê đất như căn cứ cho thuê, hình thức, thời hạn cho thuê. Quy định cụ thể các điều kiện này nhằm tạo ra sự ổn định về mặt pháp lý cho việc quản lý nhà nước đối với đất đai, làm cơ sở cho việc cho thuê đất, đầu tư phát triển kinh tế, xã hội, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, góp phần đảm bảo an ninh lương thực quốc gia và thực hiện nhiệm vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Ví dụ, quy hoạch sử dụng đất đai nông thôn tạo điều kiện xác lập cơ chế điều tiết một cách chủ động việc phân bổ quỹ đất đai cho các mục đích sử dụng như phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, phát triển công nghiệp, đô thị, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội.

Thứ hai, nhóm quy phạm về quyền và nghĩa vụ của các bên trong

quan hệ thuê đất. Đất đai là tài sản có giá trị kinh tế lớn, phức tạp, do đó những quy định pháp luật rõ ràng, chặt chẽ về quyền và nghĩa vụ sẽ là cơ sở để các bên tham gia và ký kết và thực hiện hợp đồng, đảm bảo quyền lợi và hài hòa lợi ích giữa các bên.

Ngoài ra, nhằm có cái nhìn chỉnh thể về quan hệ này, pháp luật điều chỉnh quan hệ thuê đất giữa Nhà nước và người sử dụng đất còn nhóm quy phạm điều chỉnh về thẩm quyền của bên cho thuê tức cơ quan đại diện chủ sở hữu cũng như trình tự, thủ tục thuê đất, về giá đất khi thuê đất.

Một phần của tài liệu Pháp luật điều chỉnh quan hệ thuê đất giữa nhà nước và người sử dụng đất từ thực tiễn tại hà nội luận văn ths luật 6 (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)