Thực trạng ngân sách xúc tiến thương mạ

Một phần của tài liệu “Phát triển hoạt động xúc tiến thương mại xe đạp thể thao trên thị trường Hà Nội của Công ty cổ phần sản xuất và kinh doanh Đức Nam Vinh” (Trang 32 - 33)

2012 Năm 2013 Tuyệt đối Tương đối (%) Năm 2013 Năm 2014 Tuyệt đối Tương đối (%)

3.3.3. Thực trạng ngân sách xúc tiến thương mạ

Xác định được ngân sách cần và đủ để thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại chưa bao giờ là dễ dàng với các công ty kinh doanh. Ngay cả với các công ty có nhiều kinh nghiệm kinh doanh, công ty nổi tiếng, công ty dẫn đầu thị trường,…cũng gặp phải thách thức trong quá trình xác định ngân sách. Nếu ngân sách cho hoạt động xúc tiến quá thấp sẽ dẫn tới các hoạt động XTTM không đạt được hiệu quả, kìm hãm sự phát triển của công ty, nhưng ngân sách quá lớn có thể ảnh hưởng đến tình hình kinh doanh của công ty có thể gây lãng phí, thất thoát. Với công ty Cổ phần sản xuất và kinh doanh Đức Nam Vinh cũng không phải ngoại lệ. Theo chia sẻ của các nhân viên trong phòng kinh doanh của công ty thì công ty sử dụng phương pháp xác định ngân sách xúc tiến theo phương pháp tỷ lệ phần trăm trên doanh thu. Đây có lẽ là phương pháp xác định ngân sách phù hợp với công ty Cổ phần sản xuất và kinh doanh Đức Nam Vinh. Ngân sách cho hoạt động xúc tiến thương mại của công ty hàng năm là khoảng 8% doanh thu.

Đơn vị: triệu VND

Năm 2012 2013 2014

Ngân sách XTTM 243 404 480

Bảng 3.4: Ngân sách XTTM trong 3 năm 2012, 2013, 2014

Nguồn: Phòng kinh doanh

STT Các công cụ xúc tiến Ngân sách Tỷ trọng

2 Bán hàng cá nhân 70 triệu VND 15%

3 Xúc tiến bán 230 triệu VND 48%

4 Quan hệ công chúng 40 triệu VND 4%

5 Marketing trực tiếp 40 triệu VND 4%

Bảng 3.5: Tỷ trọng ngân sách dùng cho các công cụ xúc tiến ở công ty năm 2014

Nguồn: Phòng kinh doanh

Năm 2014 ngân sách của công ty dùng cho các hoạt động xúc tiến bán chiếm tỷ trọng cao nhất 48%, sau đó là đến hoạt động quảng cáo 21%, bán hàng cá nhân là 15% và ngân sách cho các hoạt động quan hệ công chúng và marketing trực tiếp đều là 4%.

Mức độ cạnh tranh của công ty với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường ngày càng lớn nên công ty quyết định tăng ngân sách cho hoạt động XTTM dần qua các năm. Dự kiến trong tương lai có thể công ty phải chuyển sang phương pháp xác định ngân sách ngang bằng cạnh tranh nếu chịu quá nhiều sức ép cạnh tranh của các đối thủ.

Một phần của tài liệu “Phát triển hoạt động xúc tiến thương mại xe đạp thể thao trên thị trường Hà Nội của Công ty cổ phần sản xuất và kinh doanh Đức Nam Vinh” (Trang 32 - 33)