2012 Năm 2013 Tuyệt đối Tương đối (%) Năm 2013 Năm 2014 Tuyệt đối Tương đối (%)
3.3.4 Thực trạng lựa chọn thông điệp và kênh truyền thông
3.3.4.1 Thực trạng lựa chọn thông điệp
- Nội dung thông điệp: Công ty sử dụng thông điệp truyền thông điệp truyền thông cho công ty nói chung và cho sản phẩm xe đạp thể thao nói riêng là “Mang
yêu thương đến…”. Công ty hướng hình ảnh của mình và định vị trong tâm trí
khách hàng là một doanh nghiệp cung cấp sản phẩm xe đạp Thái Lan theo tiêu chuẩn Châu Âu hàng đầu Việt Nam. Trong bối cảnh hiện tại trên thị trường có nhiều sản phẩm hàng giả, hàng nhái của Trung Quốc không đảm bảo chất lượng công ty đưa ra thông điệp này để hướng vào yếu tố tình cảm, cảm xúc của khách hàng. Tuy nhiên, thông điệp truyền thông này không làm nổi bật được sự khác biệt về chất lượng sản phẩm của công ty so với đối thủ.
- Hình thức trình bày thông điệp: Hình thức thông điệp của công ty đưa ra khá đơn giản, đơn giản như tên của công ty là chữ cái viết tắt trong tên của 3 người sáng lập ra công ty. Điều này có ưu điểm là khiên khách hàng dễ nhớ, dễ nhận ra tuy nhiên nó chưa có tính độc đáo sáng tạo, không mang tính nghệ thuật. Theo kết
quả điều tra có 58,3 % đối tượng được hỏi có biết đến các thông điệp truyền thông của công ty, 41,7% chưa từng biết tới các thông điệp truyền thông của công ty.
3.3.4.2. Thực trạng lựa chọn kênh truyền thông
- Kênh truyền thông trực tiếp: Đối với kênh truyền thông trực tiếp, công ty có sử dụng hình thức bán hàng cá nhân, email, trao đổi qua điện thoại,…Qua hình thức này công ty có thể giao tiếp trực tiếp với khách hàng, kịp thời tiếp nhận kiếu nại, giải đáp thắc mắc nhanh chóng.
- Kênh truyền thông gián tiếp Công ty sử dụng kênh truyền thông như qua báo chí, TV, radio, internet. Ngoài ra còn có các pha nô, áp phích, biển hiệu mang thông tin truyền tải tới khách hàng.
Mỗi loại kênh truyền thông có ưu điểm và nhược điểm riêng. Kênh trực tiếp có thể thuận lợi cho công ty để trao đổi trực tiếp, nhanh chóng với khách hàng nhưng bị hạn chế về số lượng, còn với kênh gián tiếp có thể tiếp cận đến đại đa số khách hàng, truyền tải thông tin nhanh chóng tuy nhiên thông tin truyền tải có thể bị sai lệch và công ty không thể kịp thời đính chính, chỉnh sửa.
Theo kết quả điều tra, kênh truyền thông mà khách hàng nhận được thông điệp truyền thông nhiều nhất đó là qua nhân viên bán hàng của công ty chiếm tới 41,7% còn các kênh truyền thông đại chúng như TV, radio, báo chí dù được công ty đầu tư khá nhiều ngân sách nhưng lại tỏ ra kém hiệu quả khi truyền tải thông điệp tới khách hàng – chỉ chiếm 8,3%. Điều này cũng chứng tỏ công ty đang đầu tư ngân sách kém hiệu quả. Trong tương lai, do phát triển của internet và ưu điểm gần như miễn phí thì công ty cũng nên cân nhắc đầu tư vào kênh truyền thông là internet