- Mở rộng thương hiệu hộp bảo quản thức ăn Lock&Lock thành nhà cung cấp vật dụng nhà bếp, và hàng gia dụng.
T- Thách thức
3.2.2.1 Gi i pháp tìm kiếm và khai thác thị trƣờng tiề năn tiV it Nam
(S1,,S3,S5 + O1,O4,O6)
Hiện nay, do hậu quả của khủng hoảng kinh tế nên hầu hết các ngành công nghiệp đều bị giảm sút nghiêm trọng về doanh số, trong đó ngành hàng gia dụng cũng không nằm ngoài vòng xoáy của sự suy giảm kinh tế.
Tuy nhiên, theo những nghiên cứu gần đây của Công ty Nghiên cứu thị trường Fredonia Group (Mỹ), nhu cầu về hộp bảo quản thực phẩm (nói chung) trên thế giới giai đoạn 2011-2013 dự đoán tăng 3,8%/năm và đạt 124 tỷ USD vào năm 2013.
Mặt khác, sức tiêu thụ mặt hàng gia dụng tại thị trường Việt Nam khá cao đặc biệt là ngành nhựa gia dụng. Hiện nay với những nỗ lực giành lại thị trường, đến nay nhựa gia dụng Việt Nam đã chiếm khoảng 90% thị trường nội địa. Nhìn lại khoảng
thời gian hơn 5 năm trước, các sản phẩm nhựa gia dụng trên thị trường Việt Nam chủ yếu nhập khẩu từ Trung Quốc. Tuy nhiên, khi làn sóng tẩy chay hàng Trung Quốc lan rộng do những lo ngại về chất lượng không đảm bảo sức khỏe, người tiêu dùng đã bắt đầu chuyển qua dùng sản phẩm Việt Nam.
Đối với công ty Lock&Lock , ý định ban đầu khi đầu tư nhà máy tại Việt Nam là nhằm xuất khẩu sang các thị trường khác. Nhưng nhận thấy sức tiêu thụ ở Việt Nam lớn nhất, nên công ty đã chọn đầu tư cả nhà máy lẫn hệ thống phân phối tại Việt Nam.
Thế nhưng, qua thực hiện một số khảo sát về số lượng sử dụng của người dân Việt Nam đối với các sản phẩm của công ty thì kết quả chưa cao.
Bảng 3.1 Bảng tổng hợp khảo sát về tình hình số lượng người sử dụng sản phẩm của công ty trên thị trường Việt Nam
Đơn vị tính : người TT Thƣơn hi u S n ƣời sử dụn 01 Đại Đồng Tiến 34 02 Duy Tân 22 03 Lock&Lock 8 04 Tân Lập Thành 14 05 Ngọc Nghĩa 13 06 Sản phẩm khác 9 TỔNG 100
Nguồn: Tác giả tự tổng hợp dựa trên phiếu khảo sát
Qua kết quả bảng trên ta thấy, thị phần sử dụng các sản phẩm từ các thương hiệu nhựa Việt nam vẫn chiếm đa số, trong đó các sản phẩm của công ty chỉ chiếm 8%
trên tổng số hàng gia dụng đang được bán trên thị trường. Chính vì thế, việc khai thác, tìm kiếm và mở rộng thị trường Việt Nam được xem là giải pháp hàng đầu để nâng cao hiệu quả của công tác marketing tại thị trường này.
Để việc tìm kiếm và khai thác các thị trường tiềm năng hiệu quả, công ty cần thực hiện những biện pháp sau:
Nghiên cứu về mức thu nhập trung bình của người dân tại các vùng miền khác nhau và nhu cầu sử dụng hàng gia dụng của người dân nơi này, từ đó khoanh vùng những thị trường tiềm năng từ đó đề ra những chiến lược hợp lý cho từng thị trường.
Lập ra một kế hoạch khảo sát cụ thể mức độ sử dụng và thái độ của khách hàng đối với các sản phẩm của công ty nhằm giúp công ty nắm được ý kiến khách hàng về sản phẩm (chất lượng, giá cả, mẫu mã,...) từ đó điều chỉnh hướng sản xuất phù hợp với nhu cầu của thị trường.
Tìm hiểu và nắm bắt được nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng tại thời điểm hiện tại để nắm được những yêu cầu cơ bản của thị trường đối với sản phẩm mà công ty đang sản xuất.
Nghiên cứu về lợi thế của các đối thủ cạnh tranh trên thị trường. Lập bảng so sánh thế mạnh giữa các đối thủ cạnh tranh để rút ra những kinh nghiệm riêng cho công ty.
Xây dựng các kênh phân phối tại các khu vực tiềm năng, đồng thời đẩy mạnh công tác giới thiệu, quảng cáo, tư vấn... về các dòng sản phẩm mới của công ty để người tiêu dùng có thể nắm bắt được những thông tin về sản phẩm mà công ty hiện có.
Thành lập một đội ngũ marketing chuyên nghiệp. Đội ngũ thực hiện công tác này sẽ giúp cho công ty có thể khảo sát sâu hơn vào các thị trường, từ đó mới có thể giúp công ty đưa sản phẩm của mình vào các thị trường mới đạt hiệu quả cao và dễ dàng hơn. Hoạt động marketing thành công hay là thất bại cũng đều có ảnh hưởng rất lớn đến công cuộc xâm nhập thị trường mới.
Hơn nữa, việc đầu tư thêm nguồn vốn, máy móc trang thiết bị hiện đại và nguồn nhân lực tay nghề cao là một điều hết sức quan trọng trong công cuộc mở rộng thị trường cho công ty.