Thực trạng QL việc giảng dạy môn tiếng Anh theo đánh giá của CBQL và GV

Một phần của tài liệu thực trạng quản lý việc giảng dạy môn tiếng anh tại một số trường tiểu học công lập thị xã thuận an tỉnh bình dương (Trang 48 - 95)

Công việc N % GV 26 30.6 HT/Phó HT 59 69.4 Trình độ CM N % Không trả lời 10 11.8 Cử nhân 58 68.2 Cao đẳng 17 20.0 Giới tính N % Không trả lời 5 5.9 Nam 22 25.9 Nữ 58 68.2

Thâm niên công tác N % Không trả lời 3 3.5 Dưới 5 năm 6 7.1 từ 6 đến 10 năm 9 10.6 từ 11 đến 15 năm 20 23.5 từ 16 đến 20 năm 21 24.7 trên 21 năm 26 30.6 Trường N % Lái Thiêu 5 5.9 Bình Nhâm 5 5.9 Tuy An 4 4.7

Bình Quới 4 4.7 Bình Chuẩn 6 7.1 Phan Chu Trinh 5 5.9 Lương Thế Vinh 5 5.9 Vĩnh Phú 3 3.5 An Thạnh 4 4.7 Hưng Lộc 3 3.5 Lý Tự Trọng 5 5.9 Bình hòa 6 7.1 Thuận Giao 5 5.9 Bình Thuận 4 4.7 Trần Quốc Tỏan 5 5.9 An Phú 4 4.7 An Sơn 3 3.5 Hưng Định 4 4.7 Phú Long 5 5.9 Ghi chú: Một số từ viết tắt trong các bảng: - ĐLTC: độ lệch tiêu chuẩn - TB: trung bình cộng

- N: số khách thể tham gia nghiên cứu

(1) Tùy theo thang đo, điểm trung bình cộng sẽ thay đổi. Theo kết quả này, có thể quy định về các mức như sau:

Thang 5 mức

* Trung bình cộng từ 4,5 đến 5,0: mức cao/tốt

* Trung bình cộng từ 3,50 đến 4,49: mức khá cao/tốt * Trung bình cộng từ 2,50 đến 3,49: mức trung bình * Trung bình cộng dưới 2,49: mức kém

Do đó, khi nhìn vào trung bình cộng của các câu, ta sẽ biết việc đánh giá ở mức độ nào so với trung bình cộng.

Phần 1. Cán bộ quản lý

Đánh giá của CBQL về kết quả việc giảng dạy của GV dạy tiếng Anh cho HS lớp năm.

Việc giảng dạy của GV có nhiều khâu. Do đó việc QL giảng dạy cũng được thực hiện theo từng khâu qua việc đánh giá.

Bảng 2.4. Đánh giá của CBQL về việc chuẩn bị bài giảng của GV

Nội dung chuẩn bị bài giảng TB ĐLTC Thứ bậc Giáo án của tiết dạy được chuẩn bị 4,03 0,18 2 Bài giảng được sắp xếp một cách sáng tạo 3,80 0,48 8 GV đáp ứng tốt theo tình huống của lớp có thay đổi so

với giáo án

3,87 0,51 5

GV liên hệ nội dung bài giảng với thực tế 3,90 0,72 4 GV sử dụng các ĐDDH 3,83 10,0 6 GV yêu cầu HS nghiên cứu thêm tài liệu ngoài lớp học 3,34 0,98 11 Cách trình bày của GV rõ ràng 4,05 0,55 1 GV là người có sáng tạo trong giảng dạy 3,81 0,58 7 GV cho ví dụ và minh họa tốt 3,78 0,49 10 GV có khả năng thay đổi cách trình bày để HS hiểu nội

dung bài giảng

3,80 0,80 9

GV sử dụng ĐDDH một cách hiệu quả 3,96 0,50 3 Kết quả của bảng 2.4 cho thấy đánh giá của CBQL về việc chuẩn bị bài giảng của GV theo thứ bậc từ cao xuống thấp như sau:

Mức khá cao: cách trình bày của GV rõ ràng (thứ bậc 1); giáo án của tiết dạy được chuẩn bị (thứ bậc 2); GV sử dụng ĐDDH một cách hiệu quả (thứ bậc 3); GV liên hệ nội dung bài giảng với thực tế (thứ bậc 4); GV đáp ứng tốt theo tình huống của lớp có thay đổi so với giáo án (thứ bậc 5); GV sử dụng các ĐDDH (thứ bậc 6); GV là người có sáng tạo trong giảng dạy (thứ bậc 7); bài giảng được sắp xếp một

cách sáng tạo (thứ bậc 8); GV có khả năng thay đổi cách trình bày để HS hiểu nội dung bài giảng (thứ bậc 9); GV cho ví dụ và minh họa tốt (thứ bậc 10)

 Mức trung bình: GV yêu cầu HS nghiên cứu thêm tài liệu ngoài lớp học (thứ bậc 11)

Như vậy, GV chuẩn bị khá tốt ở việc chuẩn bị tiết dạy, sử dụng ĐDDH, liên hệ bài giảng với thực tiễn, đáp ứng theo tình huống của lớp học được xếp ở các thức cao (1 đến 5); những nội dung cần có tính sáng tạo, thay đổi cách giảng để phù hợp với trình độ HS thì được xếp ở các thứ bậc thấp hơn (6 đến 10). Đặc biệt, việc yêu cầu HS nghiên cứu thêm tài liệu ngoài lớp học được xếp ở mức trung bình.

Kết quả trên cho thấy việc đánh giá của CBQL về việc chuẩn bị bài giảng của GV là khách quan, mang tính giá trị cao. Qua đó chúng ta thấy được nội dung chuẩn bị bài giảng của GV được thực hiện tốt nhất ở các khâu: chuẩn bị giáo án tiết dạy, sử dụng ĐDDH, liên hệ nội dung bài giảng với thực tế và đáp ứng tốt nội dung bài giảng theo tình huống của lớp có thay đổi so với giáo án. Riêng đối với việc yêu cầu HS nghiên cứu thêm tài liệu ngoài lớp học, ví dụ minh họa, thay đổi cách trình bày để HS hiểu bài giảng được đánh giá là thực hiện chưa thật tốt. Vì vậy, trong quá trình chuẩn bị bài giảng, GV nên quan tâm hơn đến các ví dụ minh họa và thay đổi cách trình bày bài giảng cho phù hợp nhằm giúp HS dễ hiểu bài hơn.

Bảng 2.5. Đánh giá của CBQL về việc trình bày bài giảng của GV

Nội dung trình bày bài giảng TB ĐLTC Thứ bậc Mục tiêu bài giảng được xác định rõ ràng 4,10 0,45 1 Bài giảng được trình bày theo đúng trọng tâm 4,05 0,35 2 Bài giảng được trình bày hợp lý theo thời gian 3,83 0,42 7 GV nêu ra trọng tâm của bài giảng trong lớp 3,92 0,37 5 Tri thức về môn học của GV ở mức độ tốt 4,00 0,63 3 GV sử dụng ngôn ngữ trong lúc giảng bài một cách

thành thạo

3,92 0,53 6

Kết quả của bảng 2.5 cho thấy đánh giá của CBQL về việc trình bày bài giảng của GV theo thứ bậc từ cao xuống thấp như sau:

Mức khá cao: mục tiêu bài giảng được xác định rõ ràng (thứ bậc 1); bài giảng được trình bày theo đúng trọng tâm (thứ bậc 2); tri thức về môn học của GV ở mức độ tốt (thứ bậc 3); GV có tri thức vững chắc về môn học (thứ bậc 4); GV nêu ra trọng tâm của bài giảng trong lớp (thứ bậc 5); GV sử dụng ngôn ngữ trong lúc giảng bài một cách thành thạo (thứ bậc 6) và bài giảng được trình bày hợp lý theo thời gian (thứ bậc 7)

Như vậy việc GV phải xác định mục tiêu bài giảng, trình bày bài giảng và tri thức về môn học được CBQL đánh giá khá cao (thứ bậc 1 đến 3). Theo đánh giá của người CBQL, người GV phải có tri thức vững chắc về môn học, GV phải nêu được trọng tâm bài giảng trong lớp cũng như sử dụng ngôn ngữ trong lúc giảng bài một cách thành thạo và trình bày bài giảng một cách hợp lý cũng không kém phần quan trọng trong việc quyết định thành công cho một tiết dạy (thứ bậc 4 đến 6).

Đối với nội dung trình bày bài giảng, CBQL nhận định rằng mục tiêu bài giảng được xác định rõ ràng là yếu tố quan trọng hàng đầu. Việc trình bày bài giảng đúng trọng tâm và tri thức về môn học của GV cũng được đánh giá khá cao. Nội dung bài giảng được trình bày hợp lý theo thời gian và việc GV sử dụng ngôn ngữ một cách thành thạo trong lúc giảng bài chưa được đánh giá cao. Việc trình bày bài giảng của GV là một trong những nội dung quan trọng nhất quyết định sự thành công của tiết dạy. Bài giảng nếu được trình bày hợp lý, khoa học, việc sử dụng ngôn ngữ của GV có thành thạo mới thu hút được HS cùng tham gia tích cực để giúp các em tiếp thu bài học hiệu quả và khắc sâu hơn nội dung bài giảng.

Bảng 2.6. Đánh giá của CBQL về thái độ đối với việc giảng dạy của GV

Thái độ đối với việc giảng dạy TB ĐLTC Thứ bậc GV là người năng động 3,85 0,62 4 GV nhiệt tình trong giảng dạy 4,09 0,55 1 GV có khả năng giảng bài tốt 4,00 0,43 2 GV thích thú với việc giảng dạy 3,90 0,51 3 GV trình bày bài giảng một cách hứng thú 3,67 0,66 8 GV trình bày bài giảng cho HS dễ hiểu 3,83 0,73 5 GV sử dụng các cử chỉ trong lúc giảng bài một cách

thành thạo

3,63 0,75 9

GV có khả năng điều khiển lớp trong lúc giảng 3,83 0,53 6 GV trình bày các khái niệm, ý tưởng, và lý thuyết trừu

tượng một cách rõ ràng

3,69 0,53 7

GV thành công khi giảng giải cho HS hiểu tài liệu khó 3,60 0,62 10 Kết quả của bảng 2.6 cho thấy đánh giá của CBQL về thái độ đối với việc giảng dạy của GV là khá cao theo thứ bậc cụ thể như sau: GV cần phải nhiệt tình trong giảng dạy (thứ bậc 1), GV có khả năng giảng bài tốt (thứ bậc 2), GV thích thú với việc giảng dạy (thứ bậc 3), GV là người năng động (thứ bậc 4), GV trình bày bài giảng cho HS dễ hiểu (thứ bậc 5), GV có khả năng điều khiển lớp trong lúc giảng (thứ bậc 6), GV trình bày các khái niệm, ý tưởng, và lý thuyết trừu tượng một cách rõ ràng (thứ bậc 7), GV trình bày bài giảng một cách hứng thú (8), GV sử dụng các cử chỉ trong lúc giảng bài một cách thành thạo (9), GV thành công khi giảng giải cho HS hiểu tài liệu khó (10).

Thái độ nhiệt tình của GV được đánh giá cao nhất, cho thấy theo CBQL sự nhiệt tình là yếu tố quan trọng nhất, tiếp nữa là khả năng của người GV và sự thích thú của GV đối với bài giảng cũng được đánh giá khá cao. Sự nhiệt tình là động lực thôi thúc GV làm việc nhưng muốn có kết quả cao yêu cầu người GV cần có một số phẩm chất khác như khả năng giảng bài, trình bày bài giảng, khả năng điều khiển

lớp đồng thời biết kết hợp một số cử chỉ trong lúc giảng thì mới có thể thành công trong việc chuyển tải tri thức tới HS.

Bảng 2.7. Đánh giá của CBQL về phong thái giảng dạy của GV

Phong thái giảng dạy

GV sử dụng tính hài hước một cách hiệu quả 3,38 0,91 4 GV dễ cáu giận trong lúc giảng bài 2,30 1,06 7 GV thể hiện cá tính của mình trong lúc giảng bài 3,20 1,16 6 GV có đề ra yêu cầu với HS trong học tập 3,67 1,03 1 GV là người có tri thức uyên bác 3,25 1,04 5 Cách giảng bài của GV kích thích HS học tập 3,63 0,84 2 Cách giảng bài của GV kích thích tính tò mò khoa học

của HS

3,47 1,01 3

Kết quả của bảng 2.7 cho thấy đánh giá của CBQL về thái độ đối với việc giảng dạy của GV là khá cao theo thứ bậc từ cao xuống thấp như sau:

Mức khá cao: GV có đề ra yêu cầu với HS trong học tập (thứ bậc 1).

Mức trung bình: Cách giảng bài của GV kích thích HS học tập (thứ bậc 2), cách giảng bài của GV kích thích tính tò mò khoa học của HS (thứ bậc 3), GV sử dụng tính hài hước một cách hiệu quả (thứ bậc 4), GV là người có tri thức uyên bác (thứ bậc 5), GV thể hiện cá tính của mình trong lúc giảng bài (thứ bậc 6)

Mức kém: GV dễ cáu giận trong lúc giảng bài (thứ bậc 7.

Như vậy, CBQL đánh giá cao nhất việc GV đề ra yêu cầu đối với HS trong học tập. Tiếp nữa CBQL cũng đánh giá khá cao cách giảng bài của GV kích thích HS học tập, cách giảng bài của GV kích thích tính tò mò khoa học của HS, GV sử dụng tính hài hước một cách hiệu quả. Để làm tốt những việc nêu trên đòi hỏi người GV phải là người có tri thức uyên bác. Việc GV thể hiện cá tính của mình trong lúc giảng bài chỉ được đánh giá ở mức trung bình. Đặc biệt, việc GV dễ cáu giận trong lúc giảng bài, GV lạc đề lúc giảng bài được đánh giá ở mức kém cho thấy việc cáu giận và lạc đề của GV trong lúc giảng bài là rất thấp (ít khi diễn ra).

Bảng 2.8. Đánh giá của CBQL về kỹ năng giảng dạy của GV

Kỹ năng giảng dạy TB ĐLTC Thứ

bậc Bài giảng được phân bổ hợp lý theo các mục nội dung 3,89 0,83 19 GV đánh giá HS đúng (qua trả bài, ý kiến phát biểu,…) 3,94 0,89 16 GV có tham khảo tài liệu khi soạn giáo án 4,03 0,76 8 GV có lương tâm với trách nhiệm nghề nghiệp 4,23 0,81 2 HS có thể ghi chép dễ dàng lúc nghe giảng 3,56 0,78 24 GV sử dụng bảng đen một cách thành thạo 4,07 0,76 6 GV nhận biết được những khó khăn lúc HS nghe giảng 3,90 0,67 17 GV liên hệ tri thức mới với tri thức cũ trong lúc giảng

để HS hiểu bài

3,98 0,75 12

GV trình bày những vấn đề phức tạp theo trình tự khoa học để HS hiểu được

3,67 0,81 23

GV tóm tắt, tổng hợp, những trọng tâm của bài giảng 3,90 0,75 18 GV nhìn xuống HS khi giảng bài 4,12 0,77 5 GV tự tin khi giảng bài 4,18 0,51 4 GV đặt câu hỏi cho HS suy nghĩ trong giờ học 3,96 0,71 15 GV dành thời gian cho HS tham gia bài giảng 3,98 0,49 13 GV tôn trọng ý kiến phát biểu của HS trong giờ học 4,27 0,48 1 GV phát huy tính tích cực của HS trong lúc giảng bài. 4,21 0,53 3 GV phát huy tính sáng tạo của HS trong lúc giảng bài. 3,87 0,81 20 GV quan tâm đến việc HS có hiểu bài giảng hay không 3,98 0,73 14 GV coi trọng việc học tập tri thức của HS hơn là việc

kiểm tra thi cử

4,01 0,75 10

GV rất nhạy cảm với nhu cầu học tập của HS 3,72 0,70 22 GV có kỹ năng quan sát những đáp ứng của HS trong

lớp

3,87 0,77 21

Thái độ của GV đối với HS là không thiên vị 4,00 0,76 11 GV là người kiên nhẫn trong giảng dạy 4,05 0,73 7 GV là người rộng lượng 4,03 0,71 9

Kết quả của bảng 2.8 cho thấy đánh giá của CBQL về kỹ năng giảng dạy của GV:

Mức khá tốt: GV tôn trọng ý kiến phát biểu của HS trong giờ học (thứ bậc 1); GV có lương tâm với trách nhiệm nghề nghiệp (thứ bậc 2); GV phát huy tính tích cực của HS trong lúc giảng bài (thứ bậc 3); GV tự tin khi giảng bài (thứ bậc 4); GV nhìn xuống HS khi giảng bài (thứ bậc 5); GV sử dụng bảng đen một cách thành thạo (thứ bậc 6); GV là người kiên nhẫn trong giảng dạy (thứ bậc 7); GV có tham khảo tài liệu khi soạn giáo án (thứ bậc 8); GV là người rộng lượng (thứ bậc 9); GV coi trọng việc học tập tri thức của HS hơn là việc kiểm tra thi cử (thứ bậc 10); thái độ của GV đối với HS là không thiên vị (thứ bậc 11); GV liên hệ tri thức mới với tri thức cũ trong lúc giảng để HS hiểu bài (thứ bậc 12); GV dành thời gian cho HS tham gia bài giảng (thứ bậc 13); GV quan tâm đến việc HS có hiểu bài giảng hay không (thứ bậc 14); GV đặt câu hỏi cho HS suy nghĩ trong giờ học (thứ bậc 15); GV đánh giá HS đúng (qua trả bài, ý kiến phát biểu,…) (thứ bậc 16); GV nhận biết được những khó khăn lúc HS nghe giảng (thứ bậc 17); GV tóm tắt, tổng hợp, những trọng tâm của bài giảng (thứ bậc 18); bài giảng được phân bổ hợp lý theo các mục nội dung (thứ bậc 19); GV phát huy tính sáng tạo của HS trong lúc giảng dạy (thứ bậc 20); GV có kỹ năng quan sát những đáp ứng của HS trong lớp (thứ bậc 21); GV rất nhạy cảm với nhu cầu học tập của HS (thứ bậc 22); GV trình bày những vấn đề phức tạp theo trình tự khoa học để HS hiểu được (thứ bậc 23).

Qua kết quả đánh giá của CBQL về kỹ năng giảng dạy của GV cho chúng ta thấy, tất cả các kỹ năng của GV trong lúc giảng bài đều được CBQL đánh giá khá cao. Trong đó, việc tôn trọng ý kiến phát biểu của HS, lương tâm với trách nhiệm nghề nghiệp, phát huy tính tích cực của HS trong lúc giảng bài được xếp ở các thức cao (thứ bậc 1 đến 3); những nội dung khác cũng được đánh giá ở mức khá cao nhưng ở thứ bậc thấp hơn (thứ bậc 4 đến 23) như :sự tự tin, nhìn xuống HS khi giảng bài, sử dụng bảng đen một cách thành thạo, kiên nhẫn, có tham khảo tài liệu khi soạn giáo án, rộng lượng, coi trọng việc học tập tri thức của HS hơn là việc kiểm tra thi cử, không thiên vị, liên hệ tri thức mới với tri thức cũ trong lúc giảng để HS hiểu bài, dành thời gian cho HS tham gia bài giảng, quan tâm đến việc HS có

hiểu bài giảng hay không, đặt câu hỏi cho HS suy nghĩ trong giờ học, đánh giá HS đúng, nhận biết được những khó khăn lúc HS nghe giảng, tóm tắt, tổng hợp, những trọng tâm của bài giảng, phân bổ hợp lý theo các mục nội dung bài giảng, phát huy tính sáng tạo của HS, kỹ năng quan sát những đáp ứng của HS trong lớp, nhạy cảm với nhu cầu học tập của HS, trình tự khoa học để HS hiểu được. Đặc biệt, không có nội dung nào được đánh giá ở mức trung bình, kém. Điều này cho thấy cả CBQL và GV đều đánh giá cao kỹ năng của GV trong giờ lên lớp.

Qua đó ta thấy được, việc GV tôn trọng ý kiến phát biểu của HS trong giờ

Một phần của tài liệu thực trạng quản lý việc giảng dạy môn tiếng anh tại một số trường tiểu học công lập thị xã thuận an tỉnh bình dương (Trang 48 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)