2.5.1. Cơ sở xác lập giải pháp
Dựa trên cơ sở lí luận đã nêu ở chương 1;
Dựa trên mục tiêu và chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020;
Dựa vào đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống GD Quốc dân giai đoạn 2008-2020;
Dựa trên Đề án xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và CBQL của Sở GDĐT tỉnh Bình Dương;
Dựa trên Đề án tiếng Anh của tỉnh Bình Dương giai đoạn 2012-2017;
Từ kết quả nghiên cứu thực trạng việc giảng dạy môn tiếng Anh tại một số trường TH CL thị xã Thuận An tỉnh Bình Dương (chương 2) cho thấy rằng mặc dù tiếng Anh là một môn học được đưa vào giảng dạy từ nhiều năm qua ở các trường phổ thông nhưng việc giảng dạy môn ngoại ngữ chưa thực sự mang lại hiệu quả. Cụ thể là các em dù đã được học tiếng Anh từ bậc TH, THCS, THPT… Thế nhưng trong thực tế khi ra trường làm việc phần lớn các em không thể sử dụng được tiếng
Anh trong giao tiếp. Hệ quả này là do nhiều yếu tố, trong đó, việc giảng dạy môn tiếng Anh trong các trường học còn nhiều vấn đề bất cập từ việc lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, chỉ đạo thực hiện, kiểm tra đánh giá đến các nội dung QL giảng dạy như chuẩn bị bài giảng, trình bày bài giảng, thái độ đối với việc giảng dạy, phong thái lên lớp và kỹ năng giảng dạy… của HS vẫn còn nhiều hạn chế.
Từ những cơ sở nêu trên, chúng tôi đề xuất một số giải pháp cụ thể nhằm khắc phục những hạn chế của việc giảng dạy tiếng Anh ở một số trường TH học CL.