1.3.4.1. HT QL hoạt động giảng dạy của GV
- HT QL việc thực hiện nội dung, chương trình giảng dạy.
Nội dung chương trình giảng dạy do Bộ GDĐT quy định được thể hiện chủ yếu trên 2 loại văn bản: PPCT và SGK. Về nguyên tắc, đó là Pháp lệnh Nhà nước, bắt buộc mọi cơ sở GD, mọi thành viên giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân phải tuân theo.
Chương trình giảng dạy qui định phương pháp, hình thức giảng dạy và thời gian qui định cho từng môn.
Do đó, với tư cách là người lãnh đạo và chịu trách nhiệm cao nhất về CM trong nhà trường, HT phải nắm vững chương trình dạy học của trường TH thì mới có quyết định đúng đắn với nguyên tắc sư phạm, cụ thể là nắm vững những vấn đề sau:
+ Nguyên tắc cấu tạo chương trình dạy của cấp học.
+ Những nguyên tắc cấu tạo chương trình dạy học của từng môn học, nội dung và phạm vi kiến thức của từng môn học ở mỗi cấp học.
+ PPDH theo đặc trưng của bộ môn và các hình thức dạy học của mỗi môn học.
+ Kế hoạch dạy của từng môn học, cấp học.
+ Cập nhật những nội dung sửa đổi và cải cách theo chỉ thị, hướng dẫn của Bộ GDĐT.
+ Cụ thể hóa thời lượng PPCT trên TKB của đơn vị mình.
+ Phân công, phân nhiệm và lên kế hoạch triển khai thực hiện chương trình. +Trực tiếp hoặc ủy nhiệm cho PHT hoặc tổ trưởng CM đôn đốc, giám sát, kiểm tra, đánh giá việc lên kế hoạch và thực hiện chương trình ở từng GV, cụ thể là:
* Yêu cầu GV lên kế hoạch giảng dạy cho bộ môn mà họ phụ trách. Kế hoạch này phải có sự trao đổi và thống nhất ở tổ bộ môn để đảm bảo sự đồng bộ trong nội dung và thời lượng giảng dạy, không cắt xén nội dung chương trình.
* HT, PHT, tổ trưởng CM phải thường xuyên theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện chương trình giảng dạy hàng tuần, hàng tháng qua các phương tiện hỗ trợ như: giáo án, sổ ghi đầu bài, sổ gọi tên ghi điểm, tập vở HS… Việc dạy đúng và đủ chương trình là một điều kiện trong việc thực hiện mục tiêu GD toàn diện.
+ HT QL việc thực hiện đổi mới PPDH:
PPDH là cách thức hoạt động của GV trong việc chỉ đạo, tổ chức các hoạt động học tập của HS nhằm giúp cho HS tích cực, chủ động đạt được mục tiêu DH. [33].
Định hướng đổi mới PPDH:
+ Định hướng đổi mới PPDH được thể hiện trong tư tưởng Hồ Chí Minh, trong Nghị quyết Trung ương II khóa VIII của Đảng Cộng sản Việt Nam: “Đổi mới phương pháp Giáo dục-Đào tạo khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng các phương tiện tiên tiến và các phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học, bảo đảm điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu cho HS”.
+ Định hướng đổi mới PPDH được pháp chế hóa trong Luật Giáo dục. Điều 28 khoản 2: “PPGD phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của HS phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho HS”. [31, tr.8].
Định hướng đổi mới PPDH thể hiện ở:
+ Đổi mới PPDH theo hướng phát huy cao độ tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS trong quá trình lĩnh hội tri thức.
+ Đổi mới PPDH theo hướng kết hợp một cách nhuần nhuyễn và sáng tạo PPDH khác nhau (truyền thống và hiện đại) sao cho vừa đạt được mục tiêu dạy học, vừa phù hợp với đối tượng thực tiễn ở cơ sở.
+ Đổi mới PPDH theo hướng phát triển khả năng tự học của HS.
+ Đổi mới PPDH theo hướng kết hợp hoạt động cá nhân với hoạt động nhóm và phát huy khả năng của cá nhân.
+ Đổi mới PPDH theo hướng tăng cường khả năng thực hàng.
+ Đổi mới PPDH theo hướng sử dụng phương tiện kĩ thuật hiện đại vào DH.
+ Đổi mới PPDH theo hướng đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS.
+ Đổi mới PPDH theo hướng đổi mới cách soạn giáo án, lập kế hoạch bài học và xây dựng mục tiêu bài học.
Muốn thực hiện đổi mới PPDH theo định hướng đó, GV cần nghiên cứu, nắm vững những dấu hiệu đặc trưng và mối quan hệ giữa các yếu tố tâm lí: hứng thú, tự giác, tích cực, độc lập, sáng tạo và cũng cần chú ý đến đặc điểm tâm lý của lứa tuổi HS TH.
Là người chịu trách nhiệm đổi mới PPDH ở trường của mình, HT cần chủ động nghiên cứu nắm vững bản chất của PPDH tích cực để vận dụng linh hoạt vào từng môn học. HT cần có thái độ trân trọng, ủng hộ, khuyến khích mỗi sáng kiến cải tiến của GV, hướng dẫn và giúp đỡ GV trong quá trình thực hiện, nhằm đẩy mạnh phong trào đổi mới PPDH ngày càng rộng rãi, thường xuyên và có hiệu quả hơn. Việc đổi mới PPDH cũng cần sự hỗ trợ của các phương tiện kỹ thuật, đây cũng là điều mà người HT cần quan tâm để trang bị đầy đủ phương tiện phục vụ giảng dạy.
- HT QL việc phân công giảng dạy:
Phân công giảng dạy cho GV thực chất là công tác cán bộ và công tác tổ chức nhân sự. Chất lượng dạy học phụ thuộc vào quyết định phân công, phân nhiệm của HT, phân công đúng người, đúng việc sẽ phát huy sức mạnh của từng GV hướng vào việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của nhà trường. Ngoài ra còn giúp họ tự tin, tăng thêm lòng yêu nghề. [14].
QL công việc phân công giảng dạy là khâu quan trọng trong hoạt động giảng dạy của nhà trường. Vì vậy, người HT cần phải nắm thật chắc chất lượng đội ngũ, hiểu rõ đặc điểm, sang lọc thông tin, đánh giá chính xác từng GV.
Việc phân công của GV phải căn cứ vào những điều kiện chính: + Phẩm chất đạo đức của GV. + Trình độ đào tạo. + Năng lực CM của GV. + Đặc điểm HS mỗi lớp. + Nguyện vọng của GV. + Nguyện vọng của HS.
Những điều kiện trên có thể được đáp ứng nếu trường có đội ngũ GV đủ mạnh. Nếu việc phân công trong điều kiện đội ngũ GV vừa thừa, vừa thiếu, năng lực không đồng đều thì phương án tối ưu là xuất phát từ yêu cầu của Nhà trường, từ quyền lợi của HS. Song cũng lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của GV để lựa chọn, cân nhắc kỹ trước khi quyết định sao cho đem lại hiệu quả cao nhất. Cần hạn chế tối đa những trường hợp phân công theo cảm tính, cá nhân. Đó là nguyên nhân để đưa đến những vấn đề phức tạp, không thuận lợi cho hoạt động giảng dạy của nhà trường.
Quy trình thực hiện phận công GV có thể thực hiện theo các bước sau: + Các tổ CM đóng góp thêm vào dự kiến phân công.
+ Thảo luận tại phiên họp liên tịch mở rộng.
+ Giải thích thuyết phục và điều chỉnh trong trường hợp cần thiết. + Ra quyết định về việc phân công.
- HT QL việc soạn bài và chuẩn bị bài lên lớp:
Lập kế hoạch bài giảng là việc làm quan trọng nhất của GV cho giờ lên lớp, tuy bài soạn chưa thể dự đoán hết các tình huống trên lớp. Soạn bài là lao động sáng tạo của GV. Bài soạn thể hiện sự lựa chọn của GV về nội dung giảng dạy: kiến thức cơ bản, kiến thức trọng tâm, logic khoa học; về phương pháp giảng dạy: thể hiện hoạt động của thầy và những hoạt động tích cực, tự giác của trò trong giờ lên lớp; hình thức tổ chức dạy học: ở lớp, ở phòng thí nghiệm, ngoài trời… dự định những thiết bị dạy học cần chuẩn bị. Những sự lựa chọn này phải phù hợp với nội dung từng bài, đúng yêu cầu của chương trình quy định, sát với đối tượng HS và phù hợp với điều kiện thực tế nhà trường. [33].
Có nhiều loại bài: bài học kiến thức mới, bài tổng kết ôn tập, chữa bài tập…bất kỳ loại bài nào cũng giải quyết đúng sự lựa chọn các vấn đề trên.
Soạn bài và chuẩn bị bài lên lớp là một khâu quan trọng của dạy học. Soạn bài và chuẩn bị bài tốt sẽ góp phần cho sự thành công của tiết dạy. Do đó HT cần chỉ đạo cho GV, tổ CM tổ chức tốt khâu soạn bài, giúp đỡ GV soạn các bài khó và chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho giờ lên lớp.
- HT QL giờ lên lớp:
Tạo điều kiện cho GV thực hiện giờ lên lớp:
Giờ lên lớp là hình thức dạy học chủ yếu ở các trường học từ trước tới nay. Nó đóng một vai trò quan trọng quyết định chất lượng dạy học, giúp HS thu nhận kiến thức một cách hệ thống, đầy đủ. Cả GV và người QL nhà trường đều phải rất chú ý quan tâm đến giờ lên lớp. Vì vậy, HT phải có biện pháp tạo điều kiện cho GV thực hiện giờ lên lớp hiệu quả bằng cách chỉ đạo phối hợp các lực lượng trong nhà trường để giúp GV thực hiện giờ lên lớp đạt kết quả tốt, đạt mục tiêu của bài học. [33].
* Xây dựng chuẩn giờ lên lớp:
Để QL giờ lên lớp, HT tiến hành xây dựng chuẩn giờ lên lớp. Đó là những chuẩn mực cần thiết để QL giờ lên lớp, dựa trên những quy định chung của ngành và hoàn cảnh riêng của nhà trường.
HT sử dụng chuẩn giờ lên lớp để kiểm tra, đánh giá từng loại giờ lên lớp. Vì vậy, chuẩn giờ lên lớp không chỉ có ý nghĩa về mặt lý luận mà quan trọng hơn là ý nghĩa thực tiễn. Nó phản ảnh yêu cầu giờ lên lớp trong một giai đoạn nhất định.
* Xây dựng nề nếp lên lớp:
Xây dựng nề nếp giờ lên lớp cho thầy, trò bằng việc sử dụng TKB. TKB là lịch dạy của các lớp. Ngoài lịch dạy các môn học, TKB cũng sắp lịch sinh hoạt tập thể của HS như sinh hoạt lớp, sinh hoạt Sao Nhi đồng, sinh hoạt Đội…và cũng bố trí một số hoạt động GD khác như: lao động vệ sinh trường lớp. TKB được sắp xếp theo những nguyên tắc nhất định và trật tự chặt chẽ theo một kế hoạch dạy học có dạng “Chương trình hóa”. Do đó, TKB có vai trò xây dựng, duy trì nề nếp giảng dạy trong nhà trường, duy trì nề nếp giờ lên lớp cho thầy, trò. [33].
Việc xây dựng TKB cần chú ý một số vấn đề cơ bản sau:
+ Đánh giá mức độ dễ, khó của môn học để bố trí thời gian hợp lý, thời điểm thích hợp trong một ngày, một tuần.
+ Quan tâm đến khoảng cách thời gian giữa các bài học trong tuần của cùng một môn, xen kẻ giữa môn tự nhiên và môn xã hội, giữa các hoạt động học tập
với hoạt động khác.
+ TKB cần ổn định, tránh điều chỉnh thường xuyên.
+ TKB cần quan tâm đến quỹ thời gian của GV, cần tạo ra một nhịp độ lao động hợp lý để duy trì lao động trong suốt học kỳ.
HT sẽ sử dụng TKB để điều khiển và kiểm soát tiến độ thực hiện chương trình các môn học và việc điều tiết giờ lên lớp.
- HT QL việc kiểm tra, đánh giá kết quả giảng dạy:
Kiểm tra trong quản lý trường học là phương pháp thu nhận thông tin về tình hình chất lượng, về nội dung, về tổ chức, về phương pháp GD. Đó là hệ thống thao tác quan sát và so sánh, đánh giá xem lao động sư phạm thực tế có phù hợp với kế hoạch, tiêu chuẩn quy tắc… đã dự kiến trước hay không. Đó là sự vạch rõ kết quả tác động của chủ thể đến khách thể, vạch rõ những lệch lạc đã phạm phải so với các yêu cầu sư phạm và nguyên tắc tổ chức.
Những nghiên cứu về lý luận dạy học đã chỉ ra rằng: muốn nâng cao chất lượng dạy học thì cần thiết phải quan tâm đến hoạt động học tập của người học, phải thông qua việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập của người học. Do đó, một trong những cơ sở để đánh giá kết quả thực hiện chương trình dạy học chính là việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập người học.
Chương trình mới thực hiện việc đánh giá kết quả học tập của người học theo định hướng: Kế thừa các ưu điểm của cách đánh giá truyền thống và đặt việc đánh giá bằng trắc nghiệm khách quan đúng với vị trí của nó; phối hợp đánh giá thường xuyên và định kỳ giữa các hình thức đánh giá khác nhau bằng viết và vấn đáp ..); đặc biệt, việc kiểm tra, thi đều thực hiện theo trình độ chuẩn của chương trình mới.
Trong phạm vi QL dạy học, HT QL hoạt động học của người học thông qua phản ánh của đội ngũ người dạy về kết quả học tập rèn luyện của người học.
HT cần phải QL việc kiểm tra của người dạy đối với người học để đánh giá kết quả học tập của người học và kết quả giảng dạy của người dạy tránh chỉ dừng lại ở mức độ đo lường bằng điểm số. Cụ thể là: QL kế hoạch kiểm tra của GV; có kế hoạch kiểm tra giữa học kỳ, cuối học kỳ và hết năm học; yêu cầu chấm, trả bài đúng
thời hạn, có sửa chữa hướng dẫn cho người học; phân công bộ máy QL tổng hợp tình hình kiểm tra đánh giá kết quả học tập theo định kỳ.
Thông qua việc tổ chức các kỳ thi để đánh giá đúng thực chất kết quả học tập của người học, từ đó có kế hoạch phụ đạo cho người học yếu kém về học lực, phát hiện và bồi dưỡng kịp thời những người học có năng khiếu. Mặt khác, thông qua việc kiểm tra nghiêm túc, đánh giá công bằng và khách quan giúp người dạy điều chỉnh hoạt động dạy của mình, kích thích tính tự giác học tập của người học. [26, tr. 59].
Trong Quy chế hoạt động của nhà trường, việc kiểm tra để biết mức độ thu nhận kiến thức, vận dụng kỹ năng của HS là việc làm đã quy định. HT phải nắm được tình hình GV thực hiện để kiểm tra và đánh giá kết quả học tập của HS, cụ thể:
+ Lịch kiểm tra từng tháng (học kỳ) nhằm điều hòa các bài kiểm tra trong từng thời điểm không để tình trạng quá căng thẳng vì kiểm tra với HS.
+ Thực hiện đúng chế độ kiểm tra, cho điểm với từng môn học, chấm trả bài đúng hạn, có nhận xét cụ thể.
+ Vận dụng đúng đắn tiêu chuẩn cho điểm, hạn chế dần và chấm dứt những tiêu cực trong việc cho điểm.
+ Thực hiện đúng các quy định về ghi và sửa điểm trong sổ lưu điểm. Đây là công việc phải thực hiện nghiêm chỉnh, chính xác do đó phải quy định cụ thể trách nhiệm của từng thành viên liên quan.
Quản lý công tác kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS một cách khoa học phản ánh phần nào kết quả giảng dạy của GV, tuy nhiên, kết quả giảng dạy của GV còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác như dựa vào kết quả kiểm tra HS ở cuối học kỳ, kết quả kiểm tra HS ở cuối năm học, dựa vào tiết dự giờ đột xuất, việc kiểm tra hồ sơ theo quy định, việc thi GV giỏi các cấp, ý kiến bình xét của đồng nghiệp và BGH.
Đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá trong đào tạo ngoại ngữ; xây dựng các dữ liệu ngân hàng câu hỏi, phục vụ cho việc kiểm tra, đánh giá trình độ ngoại
ngữ của người học; tăng cường ứng dụng CNTT trong đào tạo môn ngoại ngữ; nâng cao hiệu quả công tác khảo thí và kiểm định chất lượng đào tạo các môn ngoại ngữ (Đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008- 2020).
- HT Quản lý việc bồi dưỡng đội ngũ GV:
Bồi dưỡng đội ngũ GV về năng lực CM, nghiệp vụ là yêu cầu thường