Giải pháp về nâng cao vai trò và năng lực điều hành của Đảng và chính quyền Thành phố

Một phần của tài liệu khoá luận tốt nghiệp đề tài Phát triển kinh tế Hợp tác xã ở Thành phố Hà Nội trong giai đoạn hiện nay (Trang 61 - 64)

b. Nguyên nhân của những hạn chế.

3.2.1. Giải pháp về nâng cao vai trò và năng lực điều hành của Đảng và chính quyền Thành phố

Đảng và chính quyền Thành phố. .

Trong những năm gần đây, kể từ khi Luật HTX ra đời (3/1996) và chính thức có hiệu lực từ 1/1/1997, khu vực kinh tế hợp tác và HTX ở nước ta nói chung và ở Thành phố Hà Nội nói riêng đã thay đổi rất cơ bản cả về lượng và chất. Dưới sự lãnh đạo của Đảng và vai trò quản lý của Nhà nước, số lượng các đơn vị HTX ở Thành phố tuy tăng không nhiều nhưng đã từng bước được củng cố về chất, lấy lại uy tín và vai trò đối với người lao động. Trên cơ sở đó, phát triển và ngày càng thu hút các đối tượng khác nhau tham gia.

Trong toàn bộ tiến trình hình thành và phát triển của kinh tế tập thể mà nòng cốt là hợp tác xã, Đảng và Nhà nước ta luôn xác định vị trí và vai trò của HTX – là thành phần kinh tế quan trọng, cùng với thành phần kinh tế Nhà nước dần trở thành nền tảng vững chắc cho nền kinh tế quốc dân. Tuy nhiên, trên thực tế vai trò, vị trí của khu vực này còn bị lu mờ và khu vực HTX vẫn chưa thật sự khẳng định được vị thế của mình trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay. Hợp tác xã sẽ khẳng định được vai trò, vị trí của mình khi nó thực sự phát huy được sức mạnh tập thể, sự cố kết của từng thành viên tham gia và thực sự mạnh dạn tham gia cạnh tranh và hợp tác với nhau và hợp tác chặt chẽ với các loại hình doanh nghiệp khác, thực sự lấy hiệu quả hoạt động làm cơ sở để tồn tại và phát triển.

Để thực hiện được những điều trên, vai trò của Đảng và chính quyền Thành phố là giải pháp chiến lược trước tiên và hết sức quan trọng. Có thể thấy rằng, trong suốt quá trình từ khi có Luật HTX 1996 đến nay, sự phát triển của kinh tế hợp tác xã và HTX ở Hà Nội luôn gắn liền với sự quan tâm lãnh đạo chỉ đạo thường xuyên của Ban Thường vụ Thành ủy. Tại Đại hội Đảng thành phố lần thứ XIII tháng 12/2000, báo cáo chính trị của Đảng bộ Thành phố đã khái quát việc thực hiện Luật HTX, nêu lên một số tồn tại và tiếp tục xác định gắn nhiệm vụ phát triển kinh tế Thủ đô với việc: “củng cố, phát huy tác dụng của quan hệ sản xuất, phát triển mạnh các thành phần kinh tế, trong đó kinh tế Nhà nước đóng vai trò chủ đạo, cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng… Hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hợp tác xã sau chuyển đổi về phương thức tổ chức sản xuất kinh doanh, ứng dụng tiến bộ công nghệ tiên tiến, đào tạo cán bộ và tìm kiếm thị trường. Tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp ngoài quốc doanh; … kinh tế hộ gia

đình… phát triển”. Ngay sau khi có Nghị quyết Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 5 khóa IX về việc đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể; Thành ủy Hà Nội đã có Đề án Thành ủy số 17 – ĐA/TU ngày 31/7/2002 khóa IX về “ tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể”. Nghị quyết trung ương 5 khóa IX và Đề án 17/ĐA-TU đã được các cấp ủy Đảng triển khai đến các cấp ủy Đảng trong toàn Đảng bộ thành phố. Văn phòng, Ban Tuyên giáo Thành ủy, Văn phòng UBND thành phố và Liên minh HTX Thành phố đã tổ chức hội nghị triển khai nghị quyết và đề án Thành ủy đến toàn thể cán bộ chủ chốt là bí thư chi bộ, chủ nhiệm, trởng ban kiểm soát trên 700 HTX hiện có của Hà Nội vào 4/8/2002.

Đến nay, kinh tế hợp tác xã và HTX ở Hà Nội tiếp tục được sự quan tâm và chỉ đạo của Đảng bộ thành phố. Ngày 12/3/2009 vừa qua, UBND Tp Hà Nội đã tổ chức hội nghị cán bộ chủ chốt UBND các quận, huyện; sở, ban ngành để triển khai Chỉ thị 31/CT TU của Thành ủy và kế hoạch của UBND TP về "Tăng cường lãnh đạo thực hiện Nghị quyết Hội nghị TW 5 (khóa IX) về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể trên địa bàn TP Hà Nội".

Để nâng cao hơn nữa vai trò và năng lực điều hành của Đảng và chính quyền Thành phố, cần tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, phát huy vai trò của liên minh HTX, mặt trận tổ quốc và các đoàn thể quần chúng đối với kinh tế HTX:

- Tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho toàn Đảng, toàn thể quần chúng nhân dân nhận thức đúng về vị trí, vai trò của kinh tế hợp tác và HTX, thường xuyên kiểm tra, tổng kết và nhân rộng các mô hình kinh tế tập thể làm ăn có hiệu quả, xây dựng tổ chức Đảng và các đoàn thể quần chúng trong HTX.

- Củng cố hệ thống Liên minh hợp tác xã từ Trung ương đến các tỉnh, thành phố, Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể quần chúng. Vận động, giáo dục nhân dân tự nguyện tham gia kinh tế tập thể, phát huy vai trò làm chủ của nhân dân trong các tổ chức kinh tế tập thể.

- Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương thường xuyên kiểm tra việc tổ chức thực hiện nghị quyết về phát triển kinh tế tập thể đối với các tỉnh ủy, thành ủy.

Một phần của tài liệu khoá luận tốt nghiệp đề tài Phát triển kinh tế Hợp tác xã ở Thành phố Hà Nội trong giai đoạn hiện nay (Trang 61 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(76 trang)
w