Những hạn chế.

Một phần của tài liệu khoá luận tốt nghiệp đề tài Phát triển kinh tế Hợp tác xã ở Thành phố Hà Nội trong giai đoạn hiện nay (Trang 47 - 49)

b. Tình hình hoạt động các HTX.

2.2.2.2. Những hạn chế.

Bên cạnh những thành tựu đã đạt được ở trên, hoạt động của các HTX cũng còn gặp nhiều khó khăn, thách thức phải đối mặt, đó là: Sự cạnh tranh trong cơ chế thị trường và xu thế giao lưu hội nhập kinh tế quốc tế, khu vực ngày càng tăng; Lạm phát, giá biến động tăng cao, tình hình thời tiết không thuận lợi… đã tác động, ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của khu vực kinh tế hợp tác và HTX; Quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa nhanh đã tác động, ảnh hưởng mạnh đến các HTX – nhất là các HTX nông nghiệp; Năng lực nội tại, điều kiện triển khai các hoạt động của các HTX (đặc biệt là mặt bằng, vốn, công nghệ, trình độ quản lý…) thấp và yếu, những khó khăn vướng mắc trước đây của HTX chưa được giải quyết dứt điểm.

Những tồn tại, hạn chế của các HTX trên địa bàn Hà Nội hiện nay có thể được khái quát như sau:

- Quy mô HTX còn nhỏ bé; năng lực nội tại, vốn kinh doanh và giá trị tài sản của HTX thấp, khả năng tích lũ để đầu tư phát triển không đáp ứng được yêu cầu để mở rộng sản xuất kinh doanh. Số lượng HTX yếu kém về tổ chức và hoạt động kinh tế còn chiếm 13,2% đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp. Trình độ năng lực quản lý của đội ngũ cán bộ HTX qua đào tạo đại học, chuyên môn chiếm số ít ( tập trung ở các huyện Đông Anh, Sóc Sơn, Mê Linh, Ba Vì, Mỹ Đức…). Nhiều HTX nông nghiệp chưa thực hiện góp vốn điều lệ nên hiệu quả hoạt động của các HTX thấp. Trong số 955 HTX Nông nghiệp chỉ có 10-15% đang hoạt động có hiệu quả; một số mô hình HTX khác đều đang hoạt động cầm chừng.

- Các HTX phát triển không đồng đều, chỉ tập trung vào một số HTX. Tỉ trọng tăng giá trị sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp của các HTX nhỏ hơn tỉ trọng tăng chung khu vực kinh tế ngoài nhà nước của thành phố. Trong quá trình chuyển đổi và thành lập, không ít HTX còn mang tính hình thức, khả năng cạnh tranh thấp. Một bộ phận HTX không phát triển được do yếu kém về năng lực, chưa tuân thủ nguyên tắc, giá trị HTX. Trong nông nghiệp, nhiều HTX không có trụ sở làm việc, lúng túng trong xác định mô hình, phương thức hoạt động, số nợ phải thu có chiều hướng tăng thêm.

- Trong quá trình hoạt động của các HTX, sự phối hợp liên doanh liên kết giữa các HTX với nhau và giữa các HTX với các thành phần kinh tế khác chưa được mở rộng, thiếu hiệu quả.

- Chất lượng đội ngũ cán bộ Ban quản trị, Ban Kiểm soát, cán bộ nghiệp vụ trình độ, năng lực chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới. Công tác quản lý tài chính của HTX còn thiếu chặt chẽ.

- Việc giải thể, xóa tên các HTX không còn hoạt động chưa được quan tâm, giải quyết ( chỉ riêng Hà Nội cũ đã có 85 HTX của quận, huyện

thuộc diện xem xét thực hiện giải thể, xóa tên theo quy định trong thời gian tới, gồm 64 HTX sẽ giải thể và 21 HTX sẽ xóa tên).

- Trong giai đoạn 2003 -2008 kinh tế tập thể có sự chuyển biến chậm chạp, cụ thể là hiệu quả kinh tế chưa cao, đóng góp vào GDP của thành phố ngày càng thấp.

Một phần của tài liệu khoá luận tốt nghiệp đề tài Phát triển kinh tế Hợp tác xã ở Thành phố Hà Nội trong giai đoạn hiện nay (Trang 47 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(76 trang)
w