Phương hướng chung.

Một phần của tài liệu khoá luận tốt nghiệp đề tài Phát triển kinh tế Hợp tác xã ở Thành phố Hà Nội trong giai đoạn hiện nay (Trang 56 - 58)

b. Nguyên nhân của những hạn chế.

3.1.1. Phương hướng chung.

Tiếp tục quán triệt và thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (Khóa IX) của Đảng, Chỉ thị 20/CT-TW ngày 02/01/2008 của Ban Bí thư, Đề án 17- ĐA/TU của Thành ủy Hà Nội, Chương trinh 21 CTr/TU của Tỉnh uỷ Hà Tây; kế hoạch số 31/KH-UBND ngày 4/12/2008 của Ủy ban nhân dân thành phố về tăng cường lãnh đạo thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (Khóa IX) về tiếp tục đổi mới nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể. Liên minh HTX Thành phố Hà Nội phối hợp với các cấp, các ngành, đoàn thể; Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, tập trung chỉ đạo, hỗ trợ giúp đỡ các HTX nâng cao hiệu quả sản xuất – kinh doanh – dịch vụ, phấn đấu thực hiện đạt các chỉ tiêu đưa giá trị sản xuất Công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp của các HTX tăng 10- 12%; giá trị dịch vụ các HTX nông nghiệp tăng từ 2-3%; doanh số hoạt động các HTX Thương mại – dịch vụ tăng từ 20-25%. Đối với các Quỹ tín dụng nhân dân, phấn đấu mức tăng trưởng bình quân về nguồn vốn và cho vay từ 10-15%/năm.

Để đạt được những mục tiêu như trên, phương hướng chung để phát triển kinh tế hợp tác và HTX ở Hà Nội hiện nay bao gồm:

- Tiếp tục tuyên truyền, nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, cán bộ, đảng viên, hộ xã viên nắm vững Luật HTX; hiểu rõ bản chất, nguyên tắc hoạt động của các loại hình kinh tế HTX và HTX trong điều kiện của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN hiện nay. Do đó, phải xây dựng môi trường thể chế và tâm lý thuận lợi cho kinh tế hợp tác xã phát triển.

- Tôn trọng các nguyên tắc cơ bản của loại hình kinh tế hợp tác, HTX đó là: tự nguyện, cùng có lợi, dân chủ, tự chịu trách nhiệm. Xây dựng quan điểm, nhận thức khách quan trên cơ sở xem xét quy luật vận động của các loại hình kinh tế hợp tác xã và HTX để có định hướng và chính sách thích hợp tiếp tục phát triển kinh tế hợp tác xã với nhiều mô hình, quy mô, trình độ khác nhau trong các ngành, các lĩnh vực, địa bàn có điều kiện gắn với công nghiệp hóa – hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.

- Xác định tầm quan trọng của kinh tế hợp tác và HTX đặc biệt là hợp tác xã nông nghiệp. Hiện tại tương lai trong nhiều năm tới, đây là khu vực thu hút lực lượng lao động lớn của Thành phố, có ý nghĩa quan trọng về ổn định chính trị - xã hội góp phần không nhỏ về tăng trưởng kinh tế. Do đó cần có những định hướng sát thực, phát huy vai trò tác dụng đích thực của kinh tế hợp tác xã, đảm bảo nghĩa vụ, quyền lợi của người lao động trong khu vực này.

- Trong điều kiện đổi mới kinh tế hợp tác xã, HTX phải được củng cố và phát triển xuất phát từ yêu cầu thực tiễn, theo phương châm tích cực nhưng vững chắc, đa dạng về hình thức, quy mô và phạm vi hoạt động. Quá trình trên được đặt dưới sự chỉ đạo, lãnh đạo chặt chẽ, thường xuyên của các cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp.

- Cần chú trọng xây dựng và phát triển kinh tế hợp tác, HTX trong mối quan hệ mật thiết và được sự hỗ trợ của kinh tế Nhà nước. Có mối quan hệ hợp tác và cạnh tranh lành mạnh với các thành phần kinh tế khác. Phối hợp liên kết, liên doanh giữa các loại hình kinh tế hợp tác, HTX với nhau và với các thành phần kinh tế ở các tỉnh bạn khu vực đồng bằng Bắc Bộ. Trên cơ sở lấy hiệu quả lợi ích kinh tế để phát triển quan hệ lâu dài và bền vững.

- Kiện toàn tổ chức và tăng cường năng lực quản lý cho liên minh HTX Thành phố.

- Các HTX phải năng động, tự chủ trong hoạt động sản xuất – kinh doanh. Không ngững nâng cao khả năng cạnh tranh của các HTX: để đáp ứng đòi hỏi ngày càng khắt khe của thị trường, các HTX phải không ngừng đổi mới, cải tiến kỹ thuật, cách thức tổ chức sản xuất, kinh doanh, nâng cao trình độ quản lý, điều hành của cán bộ HTX. Khả năng cạnh tranh của một tổ chức kinh tế phụ thuộc vào cách thức, quy mô tổ chức sản xuất, tiêu thụ của sản phẩm và dịch vụ. Nâng cao khả năng cạnh tranh sẽ giúp HTX khẳng định được vị thế trên thương trường.

- Phát triển kinh tế tập thể theo phương châm tích cực nhưng vững chắc, xuất phát từ nhu cầu thực tiễn, đi từ thấp đến cao, đạt hiệu quả thiết thực, vì sự phát triển sản xuất, tránh duy ý chí, nóng vội, gò ép, áp đặt; đồng thời không buông lỏng lãnh đạo để mặc cho tình hình phát triển tự phát chậm nắm bắt và đáp ứng nhu cầu về phát triển kinh tế hợp tác của nhân dân.

Một phần của tài liệu khoá luận tốt nghiệp đề tài Phát triển kinh tế Hợp tác xã ở Thành phố Hà Nội trong giai đoạn hiện nay (Trang 56 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(76 trang)
w