PHÂN TÍCH CÁC CHI PHÍ SẢN XUẤT TÔM SÚ CÔNG NGHIỆP CỦA

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH kết QUẢ sản XUẤT của mô HÌNH NUÔI tôm sú CÔNG NGHIỆP ở HUYỆN DUYÊN hải (Trang 42 - 44)

u

4.2 PHÂN TÍCH CÁC CHI PHÍ SẢN XUẤT TÔM SÚ CÔNG NGHIỆP CỦA

CỦA HUYỆN DUYÊN HẢI TỈNH TRÀ VINH

Qua điều tra thực tế thì các hộ nông dân sản xuất tôm sú từ 1 năm trờ lên nên các chi phí xây dựng ban đầu đã được tính từ trước đó. Vì thế đề tài chỉ phân tích các chi phí liên quan đến vụ vừa thu hoạch.

Bảng 4.4 Tổng hợp các khoản chi phí nuôi tôm sú công nghiệp ở huyện Duyên Hải

Đơn vị: nghìn đồng/1000m2

Các loại chi phí Thấp nhất Trung bình Cao nhất Độ lệch

chuẩn

Chi phí cải tạo ao nuôi 800 2.693 6.500 1.098

Chi phí giống 2.238 4.188 8.148 817

Chi phí thức ăn 10.333 24.745 43.400 9.355

Chi phí lao động 5.357 14.460 39.000 6.895

Chi phí thuốc 666 5.634 16.000 2.515

Chi phí nhiên liệu 760 2.849 6.250 974

Tổng 20.154 54.569 119.298 21.654

Nguồn: điều tra thực tế tại huyện Duyên Hải tỉnh Trà Vinh năm 2015 Và tỷ trọng các loại chi phí bình quân sản xuất tôm sú công nghiệp ở huyện Duyên Hải được thể hiện như sau:

Hình 4.1 Tỷ trọng các loại chi phí nuôi tôm sú công nghiệp ở huyện Duyên Hải

Nguồn: Số liệu điều tra tại huyện Duyên Hải năm 2015

- Chi phí cải tạo ao nuôi: trước khi thả nuôi vụ tôm sú hộ nông dân thường phải tốn một khoảng chi phí không thấp cho việc cải tạo lại ao nuôi.

Trong đó, chi phí dành cho cải tạo ai nuôi thấp nhất là 800.000 đồng/1000m2, cao nhất là 6.500.000 đồng/1000m2, trung bình là 2.693.000 đồng/1000m2 chiếm 5% tổng chi phí. Việc cải tạo này phụ thuộc vào nguồn nhân lực của gia đình và diện tích đất. Đất nhiều mà gia đình có nhiều lao động thì sẽ giảm bớt được một phần chi phí.

- Chi phí giống: Con giống đóng vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất tôm sú, quyết định sự thành công hay thất bại của một vụ nuôi. Theo bảng 4.4 cho thấy chi phí con giống bình quân 4.188.000 đồng/1000m2 chiếm 8% tổng chi phí. Chi phí con giống cũng phụ thuộc vào mật độ và chất lượng giống, khi mua nhiều con giống và chất lượng cao thì kéo theo chi phí cao. Hộ nông dân cần lưu ý khi mua con giống, nên chọn những con giống ở các cơ sở có uy tín, có giấy kiểm dịch chất lượng và nên kiểm tra con giống trước khi quyết định mua.

- Chi phí thức ăn: thức ăn là một yếu tố đầu vào không thể thiếu trong quá trình nuôi tôm sú công nghiệp và chiếm một tỷ lệ rất lớn trong các chi phí, bình quân nông dân phải tốn 24.745.000 đồng/1000m2 cho các con giống chiếm 45% tổng chi phí. Nuôi tôm sú theo hình thức công nghiệp thì à thức ăn chủ yếu là thức ăn công nghiệp được hộ nông dân mua tại các đại lý trong địa bàn huyện. Thức ăn tốt giúp con giống trưởng thành nhanh và hạn chế được các dịch bệnh. Các loại thức ăn được nông hộ sử dụng cho tôm sú như: Grobest, Sea Horse và các loại thức ăn tự nhiên có trong vuông khi tôm còn nhỏ.

- Chi phí lao động: chi phí lao động được tính cả chi phí gia đình và chi phí thuê mướn bên ngoài. Theo khảo sát thì phần lớn nông hộ đều tận dụng lao động gia đình để hạn chế chi phí thuê mướn bên ngoài. Những hộ có diện tích đất lớn thì cần phải thuê lao động ngoài từ 1-2 người, lao động được thuê với giá là 3.000.000 đồng/tháng, bao gồm cả ngày đầu là vơ vét, cải tạo ao đến ngày thu hoạch tôm, được bao ăn trưa tại nhà chủ hộ. Còn những lao động thuê ngày có giá là 200.000 đồng/ngày. Do thời gian của nuôi tôm sú dài từ 4,5 - 5 tháng nên lao động gia đình cũng được tính là khoản chi phí phát sinh trong quá trình nuôi tôm sú công nghiệp, chi phí cao nhất cho 1 vụ sản xuất là 39.000.000 đồng/1000m2, thấp nhất là 5.357.000 đồng/1000m2, trung bình 14.460.000 đồng/1000m2 chiếm 26% tông chi phí.

- Chi phí thuốc: trong một vụ nuôi tôm sú công nghiệp, thuốc kháng sinh là yếu tố đầu vào không thể thiếu, chi phí bình quân là 5.634.000

4.3 PHÂN TÍCH DOANH THU VÀ LỢI NHUẬN CỦA NÔNG HỘ TRONG HUYỆN DUYÊN HẢI TỈNH TRÀ VINH.

4.3.1 Năng suất và sản lượng tôm sú của 50 nông hộ được khảo sát trong đại bàn huyện

Năng suất và sản lượng tôm được phụ thuộc vào yếu tố đầu vào như: giống tôm, mật độ và diện tích nuôi lớn hay nhỏ, công chăm sóc và thuốc phòng trị bệnh,... Năng suất trung bình và sản lượng trung bình của một vụ nuôi tôm sú công nghiệp của 50 hộ trong năm 2015 được thể hiện như sau:

Bảng 4.5 Diện tích, năng suất và sản lượng của một vụ nuôi tôm sú công nghiệp ở huyện Duyên Hải

Cao nhất

7 2800 550 Nguồn: Điều tra thực tế tại huyện Duyên Hải tỉnh Trà Vinh.

Qua bảng 4.5 cho thấy tình hình nuôi tôm sú công nghiệp của 50 hộ được khảo sát ở huyện Duyên Hải tỉnh Trà Vinh trong một vụ 2015 như sau: với diện tích trung bình 1.500m2 sẽ cho ra sản lượng trung bình là 479kg và năng suất trung bình là 539,3 kg/1000m2. Với năng suất này có thể nói là cao, với giá cả hiện nay tôm nhất là 200.000 - 220.000 đồng/kg, có thể đáp ứng được nhu cầu cho người dân nơi đây. Trong 50 hộ điều tra thì có khoảng 15 hộ ngoài thả nuôi tôm sú theo hình thức công nghiệp mà còn thả nuôi tôm sú theo mô hình tôm-cua biển chỉ ở hình thức thả lan, khi tôm ở mô hỉnh công nghiệp bị thất thoát thì còn cua mà đấp vô. Cua biển là loài thủy sản có giá trị thương phẩm cao, dinh dưỡng nhiều nên cũng được thị trường ưa chuông, giá cua thịt hiện nay lên khoảng 320.000 đồng/kg.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH kết QUẢ sản XUẤT của mô HÌNH NUÔI tôm sú CÔNG NGHIỆP ở HUYỆN DUYÊN hải (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(64 trang)
w