u
5.2.2 Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất
- Qua phân tích ở trẹn thì phần lớn chủ hộ có trình độ học vấn ở cấp 3. Tuy nhiên để có thể đáp ứng được các yêu cầu về kỹ thuật cũng như cách tính toán các khoản chi phí và đưa ra phán quyết trong suốt vụ nuôi thì nông hộ cần nâng cao thêm kiến thức cho bản thân. Tham gia đầy đủ các lớp tập huấn từ các cán bộ khuyến nông và nhân viên thủy sản. Để có thể làm tăng thêm vốn kinh nghiệm của mình thì chỉ có việc trao dồi học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau.
- Theo khảo sát thì 50 hộ thì có 24 hộ có vay vốn để phục vụ cho sản xuất của mình mỗi lần vay với số tiền thấp nhất là 50.000.000 đồng và cao nhất là 200.000.000. Nông hộ cần áp dụng đúng quy trình nuôi tôm sú công nghiệp. Cần tiếp thu và sử dụng đúng các biện pháp kỹ thuật hiện đại, cơ giới hóa trong các khâu sản xuất tôm sú công nghiệp để có thể hạn chế tối đa các tình huống xấu xảy ra. Chỉ một dịch bệnh lây lan mà chữa trị không kịp thời thì nông hộ có thể mất trắng.
- Nhu cầu sử dụng vốn trong nông nghiệp là rất lớn, cần đầu tư đúng với số tiền mà nông hộ đã vay. Nên có các chính sách hỗ trợ như: vay lãi thấp, thành lập quỹ tín dụng, tổ chức góp vốn ở những người trong địa phương để có thể giúp đở lẫn nhau.
thức ăn, hóa chất đúng liều lượng là điều cần thiết. Tránh tình trạng lãng phí, sử dụng quá liều cho phép gây ảnh hưởng đến chất lượng tôm, môi trường nước.
- Thường xuyên theo dõi diễn biến thị trường, tìm kiếm nhiều cơ sở thu mua thông qua bạn bè, hạn chế một thương lái để tránh tình trạng bị ép giá.
- Theo khảo sát 50 hộ thì có đến 44 hộ là mua con giống ngoài từ các cơ sở tôm giống ngoài địa phương đem đến. Vì vậy cần tăng cường công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực con giống, thuốc hóa chất nhằm hạn chế tối đa các cơ sở sản xuất giống kinh doanh thuốc, hóa chất kém chất lượng. Tăng cường công tác môi trường, quản lý sự lây lan dịch bệnh.
- Cần có nhiều giải pháp nâng cao ý thức cộng đồng của người dân địa phương trong sản xuất, tránh làm ảnh hưởng đến người xung quanh. Đặc biệt là vấn đề môi trường.
Ngoài ra, để việc nuôi tôm sú được phát triển bền vững thì Nhà nước cần có các chính sách hỗ trợ như: quy hoạch vùng nuôi, quản lý giống, chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật, hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng, liên kết giữa 4 nhà và tổ chức thường xuyên các lớp tập huấn.
CHƯƠNG 6
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 KẾT LUẬN
Duyên Hải là một trong những huyện thuộc tỉnh Trà Vinh có vị trí giáp biển và có nhiều thuận lợi cho phát triển nghề NTTS, những vấn đề đầu tư phát triển các ngành nghề kinh tế mũi nhọn đang được tỉnh nhà quan tâm và hỗ trợ. Việc NTTS đã đóng góp một phần quan trọng vào kim ngạch xuất khẩu của cả nước nói chung và tỉnh Trà Vinh nói riêng, làm tăng thêm nguồn ngoại tệ quốc gia.
Qua khảo sát thực tế và phân tích các số liệu từ các chương trên thì hiệu quả sản xuất trong tôm sú công nghiệp ở huyện Duyên Hải tỉnh Trà Vinh là tương đối cao. Số liệu cụ thể như sau: tính trên 50 hộ được khảo sát thì chi phí trung bình là 54.569,000 đồng/1000m2, doanh thu trung bình thu là 68.473,970 đồng/1000m2 và lợi nhuận trung bình thu được là 16.567,71 đồng/1000m2. Bên cạnh những hộ có lời thì cũng có một số hộ mất trắng, có hộ bị thua lỗ, không còn lợi nhuận (-22.933,33 đồng/1000m2). Theo kết quả từ mô hình thì yếu tố thức ăn và mật độ nuôi là có ảnh hưởng đến năng suất của tôm sú. Khi tôm được ăn thức ăn đầy đủ và chất lượng thì sẽ phát triển nhanh và mạnh khỏe. Nhưng cho ăn cũng phải phù hợp với mật độ nuôi, hạn chế cho ăn quá nhiều gây lãng phí làm ảnh hưởng đến môi trường nước sạch cho tôm.
6.2 KIẾN NGHỊ
6.2.1 Đối với chính quyền địa phương
- Chỉ đạo thành lập thêm các điểm giao dịch, thành lập thêm các tổ hợp tác sản xuất tôm sú công nghiệp, mở các lớp tập huấn kỹ thuật sản xuất, bồi dưỡng kỹ thuật cho nông hộ sản xuất tôm, tạo điều kiện để họ học hỏi và trao đổi kinh nghiệm, tránh tình trạng sản xuất theo quan niệm cá nhân, cần áp dụng kỹ thuật sản xuất tiên tiến để nâng cao trình độ sản xuất chung của cả vùng, áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất, triển khai mô hình sản xuất tôm sú có hiệu quả. - Cơ quan chức năng cần hỗ trợ vốn cho việc đầu tư cơ sở hạ tầng nhằm thực hiện các hạn mục, công trình nhằm giúp nông dân thuận lợi trong sản xuất và tiêu thụ tôm.
- Đầu tư cho việc xây dựng các công trình thủy lợi nạo vét kênh rạch, đảm bảo nguổn nước tốt cung cấp cho ao nuôi. Tăng cường cải tạo và phát triển hệ thống giao thông nội địa tạo điều kiện thuận lợi cho người nông dân vận chuyển tôm trong quá trình thu hoạch.
- Đầu tư nâng cấp lưới điện, hỗ trợ mức điện năng để người dân có thể yên tâm sử dụng điện trong quá trình sản xuất mà không phải trả một khoảng chi phí quá cao vào cuối tháng.
- Đầu tư công tác khuyến ngư, đào tạo đội ngũ cán bộ kỹ thuật, tập huấn hướng dẫn sử dụng mô hình, quy trình công nghệ đến tận người nuôi. Hướng dẫn kỹ thuật cũng như cách phòng trị bệnh. Thường xuyên mở các cuộc hội thảo, quan sát ao vuông nuôi trồng có hiệu quả để phổ biến kiến thức và bổ sung kinh nghiệm cho hộ nuôi.
- Khuyến khích các doanh nghiệp chế biến thủy sản trong và ngoài huyện xây dựng các dự án đầu tư với quy mô lớn, bao tiêu sản phẩm, tạo nguồn thu ổn định cho các nông hộ. Ngoài ra, hình thức này còn có lợi thế về vốn, về quản lý sản xuất, gắn sản xuất nguyên liệu với chế biến và xuất khẩu, tạo điều kiện để sản xuất ra sản phẩm đạt vệ sinh an toàn thực phẩm, đáp ứng nhu cầu của khách hàng vể chất lượng.
6.2.2 Đối với nông hộ sản xuất tôm sú
- Nông hộ cần tham gia đầy đủ và thường các lớp dự thảo,tập huấn từ cán bộ khuyến nông và từ các công ty thủy sản. Cập nhật các tin tức về tình hình dịch bệnh của tôm, tìm hiểu cách phòng và trị. Chủ động liên kết, học hỏi lẫn nhau để ứng dụng trong quá trình sản xuât.
- Áp dụng khoa học kỹ thuuật vào trong sản xuất, áp dụng hoàn toàn điện năng để có thể giảm chi phí.
- Thường xuyên theo dõi diển biến giá cả thị trường như: giá tôm giống, thức ăn, các loại thuốc hóa chất và đặc biệt là giá bán để có thể tính toán được các khoản thu chi hợp lý chính xác hơn.
- Lựa chọn thức ăn có chất lượng từ các cơ sở có uy tín để cho tôm có thể lớn nhanh, tránh được dịch bệnh, tôm mau lớn rút ngắn được thời gian nuôi.
- Thả nuôi với tỷ lệ thích hợp nhằm giảm tỷ lệ hao hụt của tôm nuôi. Nguồn nước cung cấp cho ao nuôi phải đảm bảo vệ sinh và được xử lý sạch trước khi đưa vào ao nhằm hạn chế được các loại bệnh gây ra cho tôm.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phòng Nông nghiệp Phát triển Nông thôn huyện Duyên Hải, 2013. Báo cáo Tổng kết Nông nghiệp - Thủy sản năm 2013 Và phương hướng nhiện vụ năm 2014. Huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh.
2. Phòng Nông nghiệp Phát triển Nông thôn huyện Duyên Hải, 2014. Báo cáo
Tổng kết Nông nghiệp - Thủy sản năm 2014 Và phương hướng nhiện vụ năm 2015. Huyện Duyên Hải, tỉnh Trà
Vinh.
3. Đinh Phi Hổ, 2003. Giáo trình kinh tế Nông Nghiệp - lý thuyết và thực tiễn, NXB Thống Kê.
4. Mai Văn Nam, Phạm Lê Thông, Lê Tấn Nghiêm, Nguyễn Văn Ngân, 2006.
Giáo trình kinh tế lượng. NXB thống kê TPHCM
5 Cao Minh Thái, 2012. Phân tích hiệu quả sản xuất của mô hình nuôi tôm sú công nghiệp ở huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh. Luận văn đại học. Trường Đại học Cần Thơ.
6. Cổng Thông tin điện tử huyện Duyên Hải.
<http://trav i nh.go v . vn / wps/portal / d u y en h ai>. Ngày truy cập: 15 tháng 10 năm 2015
7. Thông tin Khoa học và Công nghệ. Quy trình công nghệ nuôi tôm sú công nghiệp. <h t tp:/ / ht t p://thongtinkhcn.vn>. Ngày truy cập: 17 tháng 10 năm 2015
Phụ Lục 1 KẾT QUẢ CHẠY HÀM HỒI QUY
. reg nangsuaty kinhnghiemx1 tdohocvanx2 solantaphuanx3 thuocphongtrix4 matdox5 thucan sol
> aodong, robust
Linear regression Number of obs = 50 F( 7, 42) = 6.07 Prob > F = 0.0001 R-squared = 0.3184 Root MSE = 80.231 R o b u s t
nangsuaty Coef. Std. Err. t P>|t| [95% Conf. Interval] kinhnghiemx1 2.942045 20.73205 0.14 0.888 -38.89692 44.78101 tdohocvanx2 -.5779864 5.019221 -0.12 0.909 -10.70718 9.551211 solantaphu~3 11.70346 17.86879 0.65 0.516 -24.35722 47.76413 thuocphong~4 -.0032212 .0023322 -1.38 0.175 -.0079278 .0014853 matdox5 -.9807488 .4966882 -1.97 0.055 -1.983106 .0216085 thucan .0014716 .0004128 3.56 0.001 .0006384 .0023047 solaodong -29.33693 20.21075 -1.45 0.154 -70.12388 11.45002 _cons 432.2234 84.9848 5.09 0.000 260.7172 603.7297 . vif
Variable VIF 1/VIF
matdox5 thucan kinhnghiemx1 tdohocvanx2 solaodong thuocphong~4 solantaphu~3 4.69 0.213424 4.64 0.215673 2.37 0.422021 2.26 0.442130 1.44 0.696111 1.36 0.737471 1.13 0.882383 Mean VIF 2.55 . imtest, white
White's test for Ho: homoskedasticity
Phụ lục 2
BẢNG CÂU HỎI PHỎNG VẤN
Xin chào Ông (bà), tôi tên Nguyễn Thị Đà, đang là sinh viên ngành Kinh tế nông nghiệp thuộc khoa Kinh Tế - Quản Trị Kinh Doanh, trường Đại học Cần Thơ. Hiện nay tôi đang làm luận văn tốt nghiệp với đề tài “Phân tích hiệu quả sản xuất của mô hình nuôi tôm sú công nghiệp ở huyện Duyên Hải
tỉnh Trà Vinh”. Tôi xin phép ông (bà) khoảng 20
phút để trả lời một số câu hỏi liên quan đến vấn đề nuôi tôm sú tại nhà trong năm vừa qua. Những thông tin của ông (bà) chỉ dùng cho mục đích nghiên cứu và tuyệt đối giữ bí mật, rất mong được sự giúp đỡ nhiệt tình của ông (bà).
I. PHẦN THÔNG TIN ĐÁP VIÊN
Họ và tên người được phỏng
vấn:... Tuổi... Giới tính:... SĐT:...Dân tộc:... Địa chỉ: ấp... Xã... Huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh
Trình độ học vấn:... ... II. PHẦN THÔN G TIN CHUN G
1. Ông (bà) có nuôi tôm sú công nghiệp hay không?
Có Không Nếu chọn có thì tiếp tục,
không thì ngừng phỏng vấn.
1 . D i ệ n t í c h n u ô i n u ô i t ô m s ú c ủ a h ộ l à b a ... (1000m2).
2.Số thành viên trong gia đình?...người. Tróng đó nam...,nữ...
3. Số thành viên tham gia trực tiếp vào quá trình nuôi tôm?...người 4. Ông (bà) có thuê lao động ngoài không ? có không
Nếu có thì giá ngày lao động
là:... ngàn đồng/ngày công
5. Ông (bà) thuê bao nhiêu
người/vụ:... 6. Kinh nghiệm nuôi tôm sú của ông (bà) được bao nhiêu:...năm.
2. Về phần sản xuất
1. Tổng diện tích đất nông nghiệp của ông (bà) là:...1000m2 2. Diện tích nuôi tôm sú là:...1000m2 3. Trong năm vừa qua, diện tích nuôi tôm sú của ông (bà) có thay đổi gì không?
Tăng Không đổi Giảm
4. Trên diện tích nuôi tôm sú của ông (bà) có kết hợp nuôi hoặc trồng khác không?
Có Không 5. Nếu có thì gia đình nuôi, trồng gì?
Nuôi cá Nuôi Trồng lúa Khác(...) 6. Vì sao ông (bà) lại chọn vật nuôi hoặc cây trồng đó?
Tăng thêm thu nhập Cải thiện môi trường Tạo thức ăn tự nhiên cho tôm Khác(...)
3. Về kỹ thuật nuôi tôm
1. Mật độ thả con giống của ông (bà) là bao nhiêu?...con/1000m2 2. Ông (bà) có tham gia lớp tập huấn về kỹ thuật nuôi tôm hay không?
Có Không Nếu có, ai tập huấn
Cán bộ khuyến nông Nhân viên thủy sản
Những nông dân có kinh nghiệm Khác (...) 3. Một năm ông (bà) tập huấn được bao nhiêu lần?...lần
1 lần 2 lần 3 lần Trên 4 lần 4. Kỹ thuật nuôi tôm sú của gia đình có từ đâu?
Từ các công ty thức ăn thủy sản Từ cán bộ trung tâm khuyến nông Qua phương tiện truyền thông Từ kinh nghiệm bản thân
Khác(...)
5. Trong năm 2014 vừa qua có xảy ra dịch bệnh gì không? Có Không
Nếu có thì là bệnh gì? Ông (bà) chữa bằng cách nào?
... ... .
7. Số lượng thả hiện nay của ông (bà) là bao nhiêu?...con. 9. Một năm ông (bà) nuôi bao nhiêu vụ tôm sú?...vụ.
4. Về vốn sản xuất
1. Vốn nuôi tôm sú của gia đình có từ đâu?
Vốn tự có Vốn vay ngân hàng
Hỗ trợ của nhà nước Khác (...) 2. Ông (bà) có vay vốn ngân hàng không?
Có Không
Nếu có vay ngân hàng thì vay từ ngân hàng nào?... Số tiền vay...lãi suất:...%/tháng. Ông (bà) sử dụng tiền vay đó để làm gì?
Mua con giống Mua phân bón
Làm chi phí cải tạo đất Khác (... ) 4. Ông (bà) có khó khăn gì trong việc vay vốn không?
Có Không
Nếu có thì khó khăn đó là gì?...
III. PHẦN CHI PHÍ VÀ THU NHẬP
1. Chi phí nuôi tôm sú
1. Gia đình mua giống tôm ở đâu?
Tự sản xuất Sản xuất tại địa phương Sản xuất ở tỉnh khác Khác
3. Chi phí sản xuất
Khoản mục Số lượng Đơn giá Thành tiền
Cải tạo ao nuôi Giống Thức ăn Lao động - Thuê - Gia đình Thuốc - Hóa chất - Thuốc kháng sinh Nhiên liệu Khác Tổng
3. Ông (bà) thu hoạch tôm bằng cách nào?...
2. Thu nhập của việc nuôi tôm
Loại tôm Kích cỡ (kg/con) Năng suất (kg/1000m2) Giá bán (1000đồng/kg) I II III
2. Thời gian bán hết sau khi thu hoạch là?
Bán sau khi thu hoạch Từ 1 - 2 ngày Khác (...)
4. Ông (bà) thường bán tôm cho ai?
Thương lái Đem ra chợ bán
Cung cấp trực tiếp cho công ty thủy sản Khác (...) 5. Tại sao ông (bà) lại bán cho đối tượng đó?
Do mua giá cao Do uy tín Do quen biết Do trả tiền mặt Khác (...) 6. Ông (bà) liên hệ với người mua bằng cách nào?
Người mua tự tìm đến Chủ động liên lạc bằng điện thoại Qua trung gian Khác (...) 7. Người mua trả tiền như thế nào?
Trả ngay Sau vài ngày
Ứng trước Khác(...) 8. Trong lúc bán thì giá cả do ai quyết định?
Do người mua Do người bán
Thỏa thuận Dựa theo giá thị trường 9. Việc nuôi tôm sú của ông (bà) thường gặp những khó khăn gì? Giá cả không ổn định và dịch bệnh Bị ép giá
Chi phí đầu vào tăng (phân,giống) Đầu ra không ồn định Ông (bà) có đề xuất gì trong việc nâng cao hiệu quả sản xuất tôm sú trong huyện nhà?
... ...