Thông tin chung về nông hộ

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH kết QUẢ sản XUẤT của mô HÌNH NUÔI tôm sú CÔNG NGHIỆP ở HUYỆN DUYÊN hải (Trang 39 - 42)

u

4.1.1 Thông tin chung về nông hộ

Đối tượng nghiên cứu của đề tài tập trung ở 3 xã: Long Khánh, Long Vĩnh, Ngũ Lạc thuộc huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh. Một số đặc tính kinh tế, xã hội của nông hộ được thể hiện ở bảng 4.1

Bảng 4.1 Đặc điểm của nông hộ tham gia sản xuất tôm sú công nghiệp

Đặc điểm nông hộ Đơn vị Nhỏ

nhất Lớn nhất Trung

bình Độ lệchchuẩn

Tuổi của chủ hộ Tuổi 25 64 38,78 8.68

Số nhân khẩu Người 2 7 4,08 0.98

Số lao động tham

gia sản xuất tôm sú Người 1 3 1,84 0.62

Trình độ học vấn Số năm đi học 2 12 7,8 3.59 Kinh nghiệm sản xuất Năm 1 5 2,19 0.97 Diện tích sản xuất 1000m2 1,5 7 2,98 1.15 Mật độ nuôi Ngàn con 60 294 121.55 50.67

4.1.1.2 Diện tích đất

Trong quá trình điều tra và thống kê trong bảng 4.1 thì diện tích đất nông nghiệp của hộ nông dân dành cho việc sản xuất tôm sú công nghiệp không cao, thấp nhất là 1500m2, cao nhất là 7000m2. Trong quá trình điều tra nông hộ không chỉ tập trung sản xuất tôm sú công nghiệp mà còn canh tác thêm các loại thủy sản khác cua, nghêu,...để tận dụng được nguồn thức ăn tự nhiên có trong ao vuông, tránh luôn việc rủi ro xảy ra đối với việc nuôi tôm sú công nghiệp.

4.1.1.3 Nhân khẩu và số lao động

Qua bảng 4.1 số nhân khẩu trong một gia đình hiện nay cao nhất là 7 người, thấp nhất là 2 và trung bình là 4,08 người. Trong đó, số người tham gia trực tiếp vào sản xuất tôm sú thì chiếm số lượng thấp, cao nhất chỉ 3 người, thấp nhất là 1 người. Do hiện nay việc nuôi tôm sú công nghiệp trên địa bàn huyện Duyên Hải khá đơn giản, nông dân chỉ bỏ công cho ăn, chăm sóc, đến tiêu thụ thì thương lái đến bắt tại nhà. Theo chia sẻ thì khi đến khâu sên vét ao vuông, cải tạo đất người dân nơi đây mới thuê lao động ngoài, phụ giúp 1 đến 2 buổi trong ngày, còn lại thì gia đình tự làm để giảm bớt chi phí. Nhưng hiện nay do việc nuôi tôm sú công nghiệp đơn giản nên nông dân đã cho người thân trong gia đình của mình đi làm ăn xa ở các công ty hoặc địa phương khác để kiếm thêm thu nhập, vì thế khi cần thuê lao động ngoài thì sẽ bị thiếu hụt.

4.1.1.4 Trình độ học vấn của chủ hộ.

Trình độ học vấn của chủ hộ tác động trực tiếp đến quá trình tiếp cận và áp dụng khoa học kỹ thuật vào trong quá trình nuôi tôm cũng như cách nông hộ sử dụng các yếu tố đầu vào như thế nào là tối ưu để giảm bớt chi phí, cũng như tăng năng suất, lợi nhuận cho chính mình. Trình độ học vấn được điều tra trực tiếp từ 50 hộ có kết quả như sau:

Bảng 4.2 Trình độ học vần của chủ hộ Chỉ tiêu Tần số Tỷ trọng (%) Cấp 1 13 26 Cấp 2 10 20 Cấp 3 27 54 Tổng 50 100

Nguồn: điều tra trực tiếp từ nông hộ huyện Duyên Hải năm 2015

Qua bảng 4.2 cho thấy trình độ học vấn của các chủ hộ đều từ cấp 1 trở lên, không ai bị mù chữ. Trình độ học vấn cấp 3 chiếm tỷ lệ cao với 27 người chiếm 54%. Với trình độ này cho thấy được những người dân nơi đây có thể tiếp thu được nhanh các kiến thức kỹ thuật từ các cán bộ khuyến nông và từ các nhân viên công ty thủy sản, đây là một trong những cơ hội có thể thay đổi điều kiện kinh tế cho gia đình.

4.1.1.5 Nguồn cung cấp giống

Trong ngành nghề nuôi tôm thì vấn đề nguồn gốc của tôm là một yếu tố đầu vào không thể thiếu và ảnh hưởng tương đối lớn đến năng suất, sản lượng thu hoạch cũng như lợi nhuận của nông hộ. Vì vậy, việc lựa chọn tôm giống chất lượng cao, nơi cung cấp uy tín và giá cả hợp lý là đều rất quan trọng. Trong vấn đề về tôm giống thì có 2 vấn đề lớn là giống tôm được sản xuất tại địa phương và từ nơi khác đem đến. Việc lựa chọn này được thể hiện như sau:

Bảng 4.3 Nguồn cung cấp giống cho nông hộ

Tỷ trọng(%)

12 88

100

Nguồn: Điều tra trực tiếp từ nông hộ huyện Duyên Hải năm 2015

Qua bảng 4.3 thì phần lớn các chủ hộ được phỏng vấn đều chọn nuôi tôm giống ở địa phương khác, với 44 hộ chiếm 88%. Theo thực tế điều tra thì các hộ nông dân sử dụng tôm giống từ các tỉnh như Ninh Thuận, Cần Thơ và Bạc Liêu,...có thể tôm giống ở các nơi này chất lượng cao hơn so với tôm giống trong địa phương. Hoặc các cơ sở tôm giống tại địa phương chưa đáp ứng được yêu cầu về chất lượng của nông hộ. Giá tôm giống của cả 2 nơi đều dao động từ 97- 120 đồng/con sú giống.

4.1.1.6 Tập huấn

Theo thực tế điều tra 50 hộ tại 3 xã của huyện Duyên Hải tỉnh Trà Vinh thì có 99% nông hộ đều tham gia tập huấn các lớp kỹ thuật. Riêng 1% là do nông hộ ở độ tuổi cao, diện tích nuôi ít và từ kinh nghiệm bản thân đủ cho quá trình sản xuất tôm sú công nghiệp. Trong một năm các hộ nông dân nơi đây được trao dồi kỹ thuật và giới thiệu các loại tôm giống từ các cán bộ khuyến nông và các nhân viên thủy sản. Tại các lớp này người dân có thể hỏi bất cứ khó khăn gì trong quá trình nuôi tôm và tìm hiểu thêm cách nuôi tôm có hiệu quả, đặc biệt nắm được tình hình giá cả thị trường đầu ra ngay thời điểm đó để tránh việc bị thương lái ép giá.

Nơi cung cấp Tần số

Sản xuất tại địa phương 6

Từ cơ sở khác đem đến 44

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH kết QUẢ sản XUẤT của mô HÌNH NUÔI tôm sú CÔNG NGHIỆP ở HUYỆN DUYÊN hải (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(64 trang)
w