u
4.3.2 Giá bán tôm sau khi thu hoạch
Chuẩn bị đến ngày thu hoạch, giá tôm là một yếu tố quan trọng và là nỗi lo của nhiều hộ dân. Giá tôm trực tiếp quyết định lãi lỗ trong một vụ sản xuất. Để bán được giá cao thì thì thu hoạch tôm phải có kích cở lớn. Điều này phụ thuộc lớn và giống tôm, công chăm sóc và thuốc phòng trị bệnh, tôm khỏe mạnh và chất lượng thì được nuôi từ 4,5 -5 tháng. Nhưng trong một vụ nuôi tôm sú công nghiệp, dịch bệnh xảy ra là đều không tránh khỏi, có hộ chỉ sản xuất được 2,5 tháng là thu hoạch, điều này kéo theo tôm kích cở nhỏ, bán giá thấp và thâm hụt vào các chi phí. Cũng vì lý do này mà tôm sú công nghiệp được bán với giá cả khác nhau tùy thuộc vào kích cở tôm.
Chỉ tiêu Thấp nhất Trung bình
Diện tích (1000m2) 1.5 2.98
Sản lượng (kg) 479 1071,1
Bảng 4.6 Trọng lượng tôm và giá bán tại đầm Giá bán 230.000 170.000 140.000 Nguồn: sở NN- PTNT tỉnh Trà Vinh.
Giao thông không thuận lợi, thương lái vào các ngỏ cùng, rạch nhỏ để thu mua, dịch bệnh làm tôm kém chất lượng, thương lái tự thu hoạch là một trong những yếu tố làm cho thương lái có thể ép giá và giá tôm chênh lệch. Theo được biết thì giá tôm có thể chênh lệch từ 2.000 - 10.000 đồng tuỳ khoảng cách xa và kích cở tôm không lớn, việc này xảy ra phần lớn do người dân không nắm được thông tin thị trường kịp thời. Ở các ấp La Ghi xã Long Vĩnh, ấp Đình Củ xã Long Khánh là 2 địa điểm bị thương lái ép giá khi phải vào tận sâu để thu mua. Hiện nay, thương lái đến mua tôm thì thường tự thu hoạch và xử lý nhanh chóng trong ngày để tránh tình trạng hao hụt và tiết kiệm chi phí thuê mướn, đi lại, trừ những hộ có diện tích nuôi lớn thì qua ngày hôm sau. Tôm sú công nghiệp thường được thương lái cân ngang, và trả bằng tiền mặt ngay sau đó. Theo Sở NN- PTNN tỉnh Trà Vinh thì giá tôm thương phẩm loại nhất lên đến 230.000 đồng/kg với loại dưới 23 con, tôm loại ba trên 40 con/kg thì giá là 140.000 đồng. Nếu trong một vụ nuôi, tôm thu hoạch với chất lượng tốt, kích cở lớn thì nông dân có thể được bội thu.
4.3.3 Phân tích các chỉ tiêu tài chính của hộ nuôi tôm công nghiệp ở huyện Duyên Hải tỉnh Trà Vinh
Các chỉ tiêu tài chính của các nông hộ sản xuất tôm sú công nghiệp như năng suất, giá bán, doanh thu, tổng chi phí, lợi nhuận, thu nhập, lợi nhuận/chi
STT Trọng lượng
1 Dưới 23 con/kg
2 Từ 25- 35 con/kg
Bảng 4.7 Các chỉ tiêu tài chính đánh giá hiệu quả sản xuất tôm sú công nghiệp trong huyện Duyên Hải
Chỉ tiêu Đơn vị tính Thấp nhất Cao nhất Trung bình Độ lệchchuẩn Năng suất Kg/1000m2 189.9 550 361.3 89.97 Giá bán Đồng/kg 120.000 210.000 185.04 28.690 Doanh thu Đồng/1000m 2 27.400.00 115.500.00 68.473.97 23.953.81 Tổng chi phí Đồng/1000m2 20.154.00 119.298.00 54.569.00 21.654.00 LĐGĐ Đồng/1000m2 5.357,14 39000000 14.460,69 6.895,20 Lợi nhuận Đồng/1000m 2 -22.933,33 59.050,000 16.567,71 17.727,54 Thu nhập Đồng/1000m2 -10.933,33 76.350,00 31.028,41 20.233,99 LN/CP Lần -0,42 1,17 0,32 0,36 DT/CP Lần 0,58 2,17 1,33 0,36 LN/DT Lần -0,72 0,74 0,17 0,28
Nguồn: phân tích số liệu điều tra thực tế tại huyện Duyên Hải năm 2015. Qua bảng 4.7 cho thấy:
- Doanh thu bình quân cho một vụ sản xuất tôm sú là 68.473.970 đồng/1000m2. Theo đặc điểm của mô hỉnh nuôi công nghiệp thì chi phí đầu tư rất cao nên phải có nguồn thu cao mới có thể đảm bảo được hiệu quả sản xuất. Doanh thu của một vụ nuôi tôm phụ thuộc rất lớn vào năng suất và giá bán. Tuy nhiên, con tôm sú có giá trị rất cao và ổn định nên vẫn đảm bảo được nguồn thu lớn sau khi nông hộ thu hoạch.
- Lợi nhuận: Bình quân lợi nhuận cho một vụ nuôi tôm là 16.567.715 đồng/1000m2, đều này cho thấy lợi nhuận cao đảm bảo được cuộc sống cho người dân. Tuy nhiên, theo khảo sát 50 hộ thì cũng có 9 hộ bị thua lỗ cho sản lượng tôm thấp, nguyên nhân chính là do dịch bệnh lây lan diện rộng, chữa trị không kịp thời, có hộ thua lỗ đến -22.933.333 đồng/1000m2.
- Thu nhập giúp cho người dân ổn định được cuốc sống và tích lũy vốn cho quá trình làm ăn lâu dài. Thu nhập bình quân trong một vụ là 31.028,41 đồng/1000m2 . Bên cạnh những hộ có thu nhập cao thì cũng có hộ mất trắng.
- Lợi nhuận/ Chi phí: khi hộ nông dân bỏ ra 1 đồng chi phí thì sẽ thu về được trung bình 0,32 đồng lợi nhuận. Để có được kết quả này thì nông hộ đã đầu tư cho các yếu tố đầu vào để đảm bảo cho tôm phát triển khỏe mạnh, đem lại năng suất cao với điều kiện tôm phát triển khỏe mạnh, dịch bệnh không lây lan.
- Doanh thu/ Chi phí: chỉ tiêu này cho thấy khi bỏ ra 1 đồng chi phí, nông hộ sẽ có được 1,33 đồng doanh thu. Điều này cho thấy, sản xuất tôm sú công nghiệp chiếm một số phí cao nhưng khi thu lại thì lên tới 1,33 lần.
- Lơi nhuận/ doanh thu: chỉ tiêu này cho biết khi hộ dân bỏ ra 1 đồng doanh thu sẽ có 0,17 đồng lợi nhuận. Đây là khoản lợi nhuận không cao,thậm chí còn có hộ bị âm.
4.4 PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NĂNG SUẤT CỦA MÔ HÌNH NUÔI TÔM SÚ CÔNG NGHIỆP TRONG HUYỆN CỦA MÔ HÌNH NUÔI TÔM SÚ CÔNG NGHIỆP TRONG HUYỆN
4.4.1 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất tôm sú công nghiệp.
Kiểm định mô hình
- Kiểm định sự phù hợp của mô hình
Giả thuyết
H0: β0 = β1 = β3 = β4 = β5 = β6 = β7 = 0 (Tất cả các biến không ảnh hưởng đến năng suất)
H1: có ít nhất 1 biến βi = 1 (có ít nhất 1 biến ảnh hưởng đến năng suất)
- Kiếm định hiện tượng đa cộng tuyến của mô hình:
Để kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến ta kiểm tra hệ số VIF (yếu tố phóng đại phương sai) của các biến trong mô hình. Nếu VIF của các biến đều nhỏ hơn 10 thì kết luận không có đa cộng tuyến. Ngược lại thì có đa cộng tuyến. Kết quả được thể hiện qua bảng 4.8 như sau:
Bảng 4.8 Kết quả kiểm định đa cộng tuyến
Tên biế n V I F Kế t luận
Kinh nghiệm nuôi 4,69 Không có hiện tượng đa cộng tuyến
Trình độ văn hóa 4,64 Không có hiện tượng đa cộng tuyến
Tập huấn 2,37 Không có hiện tượng đa cộng tuyến
Thuốc phòng bệnh 2,26 Không có hiện tượng đa cộng tuyến
thay đổi.
Từ việc điều tra 50 hộ trên địa bàn huyện Duyên Hải thì kết quả điều tra các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất nuôi tôm công nghiệp như sau:
Bảng 4.7 Các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất tôm sú công nghiệp ở huyện Duyên Hải
Các biến độc lập Ký hiệu Hệ số P_value
Hằng số 432,223 0,000
Kinh nghiệm nuôi X1 2,942ns 0,88
Trình độ văn hóa X2 -0.57ns 0,90 Tập huấn X3 11,703ns 0,516 Thuốc phòng bệnh X4 -0.003ns 0,175 Mật độ nuôi X5 -0.983* 0,055 Lượng thức ăn X6 0,001*** 0,001 Số lao độ ng X 7 -29 , 33 ns 0.154 Hệ số xác đ ịnh R 2 0,3184 Chỉ số F 6,07 Mức ý nghĩa F 0,000 Nguồn: Xử lý phần mềm stata 11
Chú thích: *, **, *** tương ứng với mức ý nghĩa αlà 10%, 5%, 1%
Qua kết quả điều tra cho thấy, năng suất tôm sú công nghiệp ở huyện Duyên Hải tỉnh Trà Vinh bị ảnh hưởng bởi các yêu tố kinh nghiệm nuôi, trình độ văn hóa của chủ hộ, mật độ thả và lượng thức ăn. Khi kinh nghiệm của nông hộ cao sẽ dẫn tới năng suất tăng 2,942 kg/1000m2. Yếu tố trình độ học vấn cũng ảnh hưởng đến năng suất, khi nông hộ có số năm đến trường cao hơn một năm thì năng suất cũng tăng lên 0,09 kg/1000m2. Bên cạnh đó, hai yếu tố mật độ thả và ngày công lao động cũng đều ảnh hưởng đến năng suất,khi thả nuôi thêm một con/1000m2 và bỏ ra thêm một ngày công chăm sóc thì năng suất đều tăng lần lượt 1.528 kg/1000m2 và 1.657 kg/1000m2.
Tuy nhiên, cũng có các yếu tố không ảnh hưởng đến năng suất như: thuốc phòng trị bệnh, số lần tập huấn và số lao động. Khi sử dụng thuốc không đúng bệnh và kg đúng liều lượng có thể làm tôm chết ảnh hưởng lớn đến năng suất.
Căn cứ vào kết quả của bảng 4.7 cho thấy Pvalue(F) = 0,000 rất nhỏ so với mức ý nghĩa α = 1% , điều này cho thấy phương trình hồi qui đưa ra là có ý nghĩa. Hệ số R2 là 0,31 %, cho thấy sự thay đổi năng suất tôm sú ở huyện Duyên Hải phụ thuộc vào các biến trong mô hình là 31%, còn lại 69% là các biến chưa đưa vào mô hình. Giá trị F = 6,07 (Pvalue = (F) = 0,000) tương ứng mức ý nghĩa quan sát được là 0,000 cho thấy có thể hoàn toàn bác bỏ giả thuyết H0 và đưa ra kết luận mô hình hồi qui tuyến tính này phù hợp với tổng thể nghiên cứu.
- Kinh nghiệm nuôi: từ kết quả phân tích yếu tố này ảnh hường đến năng suất tôm sú. Kinh nghiệm nuôi tương quan thuận chiều với năng suất, có nghĩa là khi các yếu tố khác không đổi kinh nghiệm nuôi tăng lên một năm thì năng suất dẽ tăng lên 2,942 kg/1000m2. Đều này được giải thích nếu nông hộ có kinh nghiệm cao thì kỹ thuật nuôi tốt, hạn chế được dịch bệnh thì năng suất sẽ tăng.
- Trình độ học vấn: Theo kết quả bảng 4.7 thì trình độ văn hóa tương quan thuận chiều với năng suất. Có nghĩa là khi các yếu tố khác không đổi trình độ văn hóa của chủ hộ tăng lên một năm thì năng suất tăng 2.316kg/1000m2. Điều này cho thấy nếu chủ hộ có trình độ cao sẽ dể tiếp thu được các kiến thức về kỹ thuật.
- Mật độ nuôi: yếu tố này được phân tích là tương quan thuận với chiều của năng suất. Có nghĩa là trong khi các yếu tố khác không đổi, mật độ thả tăng lên một con/m2 thì năng suất sẽ tăng lên 1.528 kg/1000m2. Điều này có thể nói lên được mật độ nuôi càng lớn năng suât càng tăng.
- Lượng thức ăn: yếu tố này được phân tích là tương quan thuận chiều với năng suất. Có nghĩa là khi các yếu tố khác không thay đổi, tăng 0,001 kg thức ăn thì năng suất sẽ tăng lên 0,001 kg/1000m2. Điều này có nghĩa là thức ăn rất cần thiết cho tôm sú, cần phải cho ăn với lượng phù hợp, đúng qui cách, tránh tình trạng lãng phí.
CHƯƠNG 5
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT MÔ HÌNH TÔM SÚ CÔNG NGHIỆP Ở HUYỆN DUYÊN HẢI
TỈNH TRÀ VINH
5.1 MỘT SỐ THUẬN LỢI TRONG QUÁ TRÌNH NUÔI TÔM SÚ CÔNGNGHIỆP TẠI HUYỆN DUYÊN HẢI NGHIỆP TẠI HUYỆN DUYÊN HẢI
5.1.1 Thuận lợi
Duyên Hải là một huyện nằm giáp biển nên có điều kiện thuận lợi cho việc phát triển thủy sản. Khí hậu chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của nhiệt đới gió mùa và mang đậm tính chất hải dương của vùng ven biển. Nhờ có nguồn nước lên xuống mà việc nuôi tôm sú được sạch giảm đi dịch bệnh lây lan. Ngành nuôi tôm sú là ngành chủ lực của huyện và có giá trị kinh tế cao nên cần sự quan tâm, hỗ trợ từ các cấp chính quyền về quy hoạch vùng và phát triển bền vững loại thủy sản này.
Do vị trí giáp biển nên từ lâu nghề nuôi thủy sản đã trở thành một truyền thống nên người dân nơi đây có kinh nghiệm nuôi cao, lớp trẻ kế thừa từ nhừng người trước. Theo khảo sát 50 hộ thì lao động trẻ nơi đây chiếm tỷ lệ cao, đây là một yếu tố thuận lợi cho việc tiếp thu các kiến thức kỹ thuật và có thể trao dòi nhiều hơn, nên hiện nay cơ cấu chuyển đổi hình thức nuôi từ bán thâm canh đến công nghiệp đang được phát triển.
Hiện nay, không chỉ có các cơ sở mua bán thức ăn, thuốc kháng sinh mà trên địa bàn huyện cũng xuất hiện rất nhiều. Theo người dân cho biết mỗi khi tới tháng chuẩn bị thả tôm sẽ có các nhiên viên từ các cơ sở, công tuy tôm giống đến chào hàng và tập huấn cho kỹ thuật nuôi tôm. Đến khi thu hoạch nông hộ chỉ cần dọ giá tôm và gọi điện để thương lượng giá cả.
Tôm sú là loài thủy sản có thức ăn cả tự nhiên và công nghiệp. Hộ nông dân có thể tận dụng được những thứ trong ao vuông như: phù du sinh vật, tảo lá cây, xác chết động vật khác trong nước mà giảm bớt được một phần chi phí thức ăn. Tuy nhiên với hình thức công nghiệp thì mật độ thả cao nên thức ăn tự nhiên không đủ để đáp ứng, cần cho thêm thức ăn công nghiệp để ngăn ngừa và phòng tránh dịch bệnh cho tôm.
Đặc điểm thuận lợi của tôm sú là loại ăn tạp, lớn nhanh và giá trị kinh tế cao nên được hộ dân nuôi nhiều. Tôm thương phẩm có dinh dưỡng cao nên cũng được người tiêu dùng ưa chuộng.
5.1.2 Cơ hội
Ngành nông nghiệp tỉnh Trà Vinh đang tiến hành quy hoạch lại vùng NTTS, đầu tư xây dựng lại cơ sở hạ tầng như hệ thống điện, thủy lợi, cơ sở sản xuất tôm giống tại chỗ phát triển nghề NTTS vùng nước mặn. Các nông hộ cũng được tập huấn thường xuyên về kỹ thuật cũng như cách phòng và trị bệnh cho tôm từ trung tâm khuyến ngư của Huyện và nhân viên từ các công ty thủy sản. Từ đó, các nông hộ có thể trao đổi được kinh nghiệm và làm chủ được kỹ thuật nuôi tôm sú theo hình thức công nghiệp, đảm bảo được sự thành
công trong quá trình nuôi.
Bên cạnh đó, việc gia nhập và trở thành nhiều thành viên của các tổ chức thề giới, Việt Nam đã mở ra nhiều con đường mới cho việc xuất khẩu tôm sú thương phẩm. Từ trước đến nay, tôm sú là mặt hàng thủy sản được đánh giá cao trên thị trường thế giới, nhất là thị trường Mỹ và EU và Uustralia. Do nhu cầu về các sản phẩm tôm có giá trị gia tăng nên các thị trường nhập khẩu đã mở rộng các loại sản phẩm từ tôm. Vì thế các nhà cung cấp sẽ có nhiều cơ hội hơn trên các thị trường, nông dân cũng không cần lo đầu ra khó khăn.
5.2 MỘT SỐ KHÓ KHĂN TRONG QUÁ TRÌNH NUÔI TÔM SÚ CÔNGNGHIỆP TẠI HUYỆN DUYÊN HẢI NGHIỆP TẠI HUYỆN DUYÊN HẢI
5.2.1 Khó khăn
Khó khăn thứ nhất là chất lượng tôm giống thật sự chưa tốt chưa đồng đều. Cơ sở tôm giống xuất hiện ngày càng nhiều nên việc cạnh tranh là điều không tránh khỏi, để bán được tôm giống các cơ sở làm đủ mọi cách. Hiện nay, chất lượng tôm giống chưa được kiểm dịch chặt chẻ, người dân có kiểm tra mẫu thử trước khi mua nhưng đó chỉ là hình thức, khó có thể kiểm tra toàn bộ con giống.
Thứ hai, cơ sở hạ tầng kém phát triển. Mặc dù tại các ấp hệ thống giao thông được nâng cấp, nhưng đó cũng chỉ là đường dal hoặc đê bao nên xe tải chở tôm giống, thức ăn và tôm thương phẩm sẽ khôn vận chuyển được tới nhà, nên đây cũng là một trong những lý do người dân bị ép giá tôm.
Thứ ba, cán bộ kỹ thuật còn thiếu về số lượng. Xác định ngành nuôi tôm sú là ngành chủ lực thì Huyện cần đầu tư thêm các cán bộ về các xã để tập huấn, trao đổi thêm cho các hộ dân. Vẫn còn tình trạng hộ dân không tham gia tập huấn, tự sản xuất theo kinh nghiệm bản thân.
Thứ tư, là tình hình dịch bệnh đang được lây lan. Mối nguy hiểm lớn nhất cho người tôm tôm và ảnh hưởng trực tiếp đến sản lượng là tình hình dịch bệnh. Trong mỗi vụ nuôi thì luôn có các hộ phải đối mặt với nó, nếu kịp thời