u
6.2.1 Đối với chính quyền địa phương
- Chỉ đạo thành lập thêm các điểm giao dịch, thành lập thêm các tổ hợp tác sản xuất tôm sú công nghiệp, mở các lớp tập huấn kỹ thuật sản xuất, bồi dưỡng kỹ thuật cho nông hộ sản xuất tôm, tạo điều kiện để họ học hỏi và trao đổi kinh nghiệm, tránh tình trạng sản xuất theo quan niệm cá nhân, cần áp dụng kỹ thuật sản xuất tiên tiến để nâng cao trình độ sản xuất chung của cả vùng, áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất, triển khai mô hình sản xuất tôm sú có hiệu quả. - Cơ quan chức năng cần hỗ trợ vốn cho việc đầu tư cơ sở hạ tầng nhằm thực hiện các hạn mục, công trình nhằm giúp nông dân thuận lợi trong sản xuất và tiêu thụ tôm.
- Đầu tư cho việc xây dựng các công trình thủy lợi nạo vét kênh rạch, đảm bảo nguổn nước tốt cung cấp cho ao nuôi. Tăng cường cải tạo và phát triển hệ thống giao thông nội địa tạo điều kiện thuận lợi cho người nông dân vận chuyển tôm trong quá trình thu hoạch.
- Đầu tư nâng cấp lưới điện, hỗ trợ mức điện năng để người dân có thể yên tâm sử dụng điện trong quá trình sản xuất mà không phải trả một khoảng chi phí quá cao vào cuối tháng.
- Đầu tư công tác khuyến ngư, đào tạo đội ngũ cán bộ kỹ thuật, tập huấn hướng dẫn sử dụng mô hình, quy trình công nghệ đến tận người nuôi. Hướng dẫn kỹ thuật cũng như cách phòng trị bệnh. Thường xuyên mở các cuộc hội thảo, quan sát ao vuông nuôi trồng có hiệu quả để phổ biến kiến thức và bổ sung kinh nghiệm cho hộ nuôi.
- Khuyến khích các doanh nghiệp chế biến thủy sản trong và ngoài huyện xây dựng các dự án đầu tư với quy mô lớn, bao tiêu sản phẩm, tạo nguồn thu ổn định cho các nông hộ. Ngoài ra, hình thức này còn có lợi thế về vốn, về quản lý sản xuất, gắn sản xuất nguyên liệu với chế biến và xuất khẩu, tạo điều kiện để sản xuất ra sản phẩm đạt vệ sinh an toàn thực phẩm, đáp ứng nhu cầu của khách hàng vể chất lượng.