Diễn Biến tình hình xâm nhập mặntheo kịch bản BĐKH

Một phần của tài liệu đánh giá sự thay đổi đặc tính ngập và mặn các tỉnh ven biển đồng bằng sông cửu long theo kịch bản biến đổi khí hậu (Trang 52 - 54)

L ỜI CAM ĐOAN

3.2.2 Diễn Biến tình hình xâm nhập mặntheo kịch bản BĐKH

Phân bố diễn tiến độ mặn theo kịch bản BĐKH

Hình 3.27: Biểu đồ diện tích độ mặn theo kịch bản BĐKH năm 2004, năm 2030 và năm

2050

Qua biểu đồ hình 3.27 cho thấy diện tích độ mặn nhỏ hơn 4‰ giảm không nhiều từ năm 2004 đến năm 2050, trong khi đó độ mặn từ 4-8‰ và độ mặn lớn hơn 8‰ tăng dần từ năm 2004 đếnnăm 2050 và độ mặn từ 4-8‰ có mức độ gia tăng đáng kể qua 3 kịch bản.

Ở độ mặn nhỏ hơn 4‰, diện tích phân bố kịch bản năm 2004 là 1.496,6 nghìn ha đếnkịch bản năm 2030 là 1.484,4 nghìn ha và kịch bản năm 2050 diện tích là 1.436,4 nghìn ha. Đối với độ mặn nhỏ hơn 4‰có diện tích phân bố giảm từ 12,2 nghìn hađến60,2 nghìn ha từ kịch bản năm 2050 so với năm 2004.

Ở độ mặn lớn hơn 8‰, ởkịch bản năm 2004 có diện tích phân bố là 1.086,3 nghìn ha đến kịch bản năm 2030 là 1.087,3 nghìn ha và kịch bản năm 2050 là 1.098,3 nghìn ha, tăng khoảng 12 nghìn ha so với năm 2004.

Ở độ mặn từ 4-8‰,diện tích phân bố ở kịch bản năm 2004 là 139,9 nghìn ha đến kịch bản năm 2030 là 151,1 nghìn ha và kịch bản năm 2050 là 188,1 nghìn ha. Ở cấp độ mặn này diện tích phân bố tăng lên11,2 nghìn ha ở năm 2030 so với năm 2004 và theo kịch bản năm 2050 so với năm 2004 có diện tăng 48,2 nghìn ha.

Như vây, độ mặn phân bố ở các tỉnh ven biển không có sự khác biệt nhiều giữa các năm kịch bản, ở mức độ mặn nhở hơn 4‰ và lớn hơn 8‰, còn ở cấp độ mặn 4-8‰ có sự thay đổi tăng về diện tích giữa 3 năm kịch bản khoảng 48,2 nghìn ha.

38

Đánh giá sự thay đổi thời gian mặn theo kịch bản BĐKH

Hình 3.28: Biểu đồ diện tích thời gian mặntheo kịch bản BĐKH năm 2004, năm 2030 và

năm 2050

Qua hình 3.28 cho thấy diện tích không mặn, mặn 3 tháng, mặn 4 tháng có xu hướng giảm ở các kịch bản năm 2030 vànăm 2050 so với năm 2004. Thời gian mặn 5 tháng không thấy sự thay đổi giữa 3 năm kịch bản. Thời gian mặn 1 tháng, mặn 2 tháng và mặn 6 tháng có xu hướng tăng lên từ năm 2004 đến năm 2030, năm 2050, trong đó mặn 6 tháng chiếm diện tích cao nhất.

Vùng không mặn có diện tích phân bố lớn nhất và giảm nhiều nhất qua 3 năm kịch bản từ 1.504,8 nghìn hanăm 2004đến năm 2030 diện tích giảm còn 1.492,8 nghìn ha và năm 2050 diện tích không mặn còn khoảng 1.444,2 nghìn ha. Sau gần 50 năm, diện tích đất không mặn giảm 60,6 nghìn ha.

Đối với thời gian mặn 3 tháng có diện tích giảm ít nhất,ở năm 2004 diện tích đất mặn 3 tháng là 98,1 nghìn ha, năm 2030 là 71,3 nghìn ha và năm 2050 là 69,4 nghìn ha, giảm khoảng 19,7 nghìn ha ở 3 năm kịch bản.

Ở thời gian mặn 4 tháng có diện tích giảm không nhiều, năm 2004 diện tích đất mặn 4 tháng là 150 nghìn ha, năm 2030diện tích là138,5 nghìn ha và năm 2050diện tích là 127,8 nghìn ha,chỉ giảm khoảng 22,2 nghìn ha.

Diện tích đất mặn 5 tháng hầu như không đổi, năm 2004 diện tích đất mặn 5 tháng là 123,8 nghìn ha đến năm2050diện tích là 118,4 nghìn ha,chigiảm 5,4 nghìn ha sau 50 năm.

39

Thời gian mặn 6 tháng có diện tích tăng lên nhiều nhất và chiếm diện tích nhiềuthứ hai sau thời gian không mặn. Diện tích đất mặn 6 tháng năm 2004 là 780,2 nghìn ha, năm 2030diện tích là 807,6 nghìn ha và năm 2050diện tích là 842,2 nghìn ha, từ năm 2004 tới năm 2050 diện tích đất mặn 6 tháng tăng 62 nghìn ha.

Diện tích thời gian mặn 1 tháng là tăng không nhiều, diện tích mặn 1 thángnăm 2004 là 30,8 nghìn ha, năm 2030là24,2 nghìn ha và năm 2050 là 54,6 nghìn ha,tăng khoảng 23,9 nghìn ha.

Thời gian mặn 2 tháng có diện tích tăng ít nhất, năm 2004 diện tích đất mặn 2 tháng là 44 nghìn ha, năm 2030 là50,9 nghìn ha và năm 2050 là 66,1 nghìn ha,chỉ tăng khoảng 22,1 nghìn ha.

Như vậy,thời gian mặn ở các tỉnh ven biển ĐBSCL không có sự khác biệt nhiều giữa 3 kịch bản ở thời gian mặn 1 tháng, mặn 2 tháng, mặn 3 tháng, mặn 4 tháng và mặn 5 tháng, còn thời gian không mặn có diện tích giảm qua 3 năm kịch bản khoảng 60,6 nghìn ha và thời gian mặn 6 tháng có sự tăng lên khoảng 62 nghìn ha.

Một phần của tài liệu đánh giá sự thay đổi đặc tính ngập và mặn các tỉnh ven biển đồng bằng sông cửu long theo kịch bản biến đổi khí hậu (Trang 52 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)